Chu Kỳ 60 Năm Từ đâu Ra ? :: Tử Vi Lý Số - TuViLySo.Org
Có thể bạn quan tâm
Có một điều làm tôi thắc mắc suốt nhiều năm nay, đó là chu kỳ 60 năm trên trái đất, nó từ đâu ra ?
Chu kỳ đó thể hiện qua lịch Trung Quốc (cứ sau 60 năm thì tên năm lại lặp lại như cũ). Ở một số vùng ở Ấn Độ cũng có dùng lịch 60 năm tương tự. Khi đọc các sách, thì được người ta giải thích là, đó là do các nhà thiên văn học thời cổ (vài thế kỷ trước công nguyên) quan sát chu kỳ của Jupiter (sao Mộc) và Saturn (sao Thổ), thấy cứ khoảng 20 năm các sao đó lại gặp nhau một lần trên bâu trời, và cứ khoảng 60 năm thì điểm gặp nhau lại về gần trùng với điểm của 60 trước đó, nên lấy 60 năm làm chu kỳ để tính lịch.
Chu kỳ Jupiter-Saturn thực ra không phải là chính xác 60 năm, mà chỉ là gần đúng thôi: Jupiter quay 1 vòng quanh mặt trời hết gần 12 năm (chính xác là 11.8618 năm), còn Saturn quay một vòng quanh mặt trời mất gần 30 năm (chính xác là 29.4571 năm). Như vậy, sau 60 năm thì Saturn quay được 2 vòng và thừa một chút, còn Jupiter thì quay được 5 vòng và thừa một chút, và nếu chỉ so Jupiter và Saturn với nhau, thì chúng phải mất 59.6 năm, chứ không phải là đúng 60 năm, để gặp nhau 3 lần (tạo ra cái mà các nhà thiên văn gọi là tri-synodic cycle).
Nếu chỉ dùng vị trí thiên văn của Jupiter-Saturn để làm lịch thôi thì là một cách làm lịch thông minh, không có gì đáng thắc mắc. Điều thắc mắc ở đây nẩy ra khi lịch đó gắn liền với tên gọi các năm, và trong tử vi cũng như trong văn hoá dân gian phương Đông, người ta đưa ra các đặc điểm khá cụ thể của những người sinh vào từng năm, và đưa ra các kết luật về sự hợp nhau hay xung khắc nhau của những người sinh vào các năm có tên gọi khác nhau. Ví dụ như vấn đề nhị hợp và nhị xung, chẳng hạn:
tuổi Hợi nhị hợp với tuổi Dần và nhị xung với tuổi Thân
(nếu trong một gia đình, vợ/chồng tuổi Hợi và người kia tuổi Dần thì là rất hợp nhau, còn ngược lại nếu một người tuổi Thân một người tuổi Hợi thì dễ xung khắc, vì tính cách của những người sinh năm Hợi và những người sinh năm Thân rất không hợp nhau)
Chú ý rằng, Thân cách Hợi 3 năm (modulo 12) và Hợi cách Dần cũng 3 năm. Nếu như chu kỳ của sự lặp lại các tính cách chiểu đúng theo vị trí của Jupiter, không phải là 12 năm mà là 11.86 năm thôi, thì tức là sau nhiều vòng Jupiter thì các tính cách của các năm sẽ bị lệch đi, người được gọi là sinh năm Hợi sẽ phải có tính cách giống người được gọi là sinh năm Thân của một nghìn năm trước hơn là người sinh năm Hợi của nghìn năm trước. Tức là bộ Hợi-Dần sau một nghìn năm lại biến thành bộ Thân-Hợi. Đang từ rất hợp lại biến thành xung khắc! Mặt khác, đã qua hơn 2000 năm kể từ khi lịch 60 năm được dùng phổ biến, và tính chất của các “Địa Chi” (các con vật được dùng đặt tên cho các năm) có vẻ như không hề thay đổi sau hơn 2000 năm đó: Chó vẫn là chó (thẳng thắn, trung thành, …), Mèo vẫn là mèo (ngoại giao giỏi …), v.v. Để cho điều đó đúng, thì phải có một cái chu kỳ, không phải là xấp xỉ 60 năm, mà phải là chính xác 60 năm!
Nhiều tài liệu trên thế giới có nói về các chu kỳ 60 năm, nào là mực nước biển, nào là thay đổi nhiệt độ, nào là lãi suất, nào là hoạt động của mặt trời, nào là ngôi sao xa lắc xa lơ nào đó (không nằm trong hệ mặt trời). Tuy nhiên, các chu kỳ đó đều là các chu kỳ gần 60 năm (có khi thành đến 64-65 năm, có khi dưới 60 năm), chứ chẳng có cái nào đúng 60 năm, và cũng chẳng có cái nào có vẻ liên quan trực tiếp đến tính cách của người sinh năm Tý hay năm Dậu cả.
Trong chiêm tinh học Tây phương cũng không hề có chu kỳ nào chính xác 60 năm. Tuy nhiên, nếu ta giả sử là chiêm tinh học Đông phương có giá trị nào đó, thì ắt hẳn phải tồn tại chu kỳ chính xác 60 năm thật, nếu không thì các lá số của tử vi đẩu số có thể đem vứt đi hết vì là nhảm nhí hoàn toàn. Nhưng chẳng nhẽ tử vi đẩu số lại nhảm nhí hoàn toàn thật à? Bản thân tôi kỵ cái món tử vi đẩu số này vì thấy nó hơi giáo điều, nhưng có bao nhiêu nhân chứng cho thấy họ dùng tử vi đẩu số đoán đúng được nhiều thứ (mà họ rõ ràng không lừa tôi để làm gì, chẳng được ích gì, vì cũng chẳng bao giờ tôi cần nhờ ai xem số), nên tuy nó có giáo điều thật nhưng có lẽ không phải là hoàn toàn nhảm nhí.
Vậy thì chu kỳ chính xác 60 năm chui từ đâu ra ?
Cứ thỉnh thoảng tôi lại nghĩ lại câu hỏi đó và đi tìm lời giải đáp cho nó.
Và hôm qua, tự nhiên tôi nảy ra một ý trong đầu, là có thể lời giải đáp nằm trong lý thuyết cộng hưởng của vật lý.
Số là, năm ngoái, tôi có dạy một cua về hệ động lực cho nghiên cứu sinh ngành toán. Trong cua đó có một bài về cộng hưởng, và do đó tôi phải đi tìm các tài liệu vật lý về cộng hưởng để đọc. về mặt toán học, khi tôi làm chuẩn hoá các trường vector, thì tất nhiên luôn phải xử lý chuyện cộng hưởng, nhưng về một số khía cạnh vật lý, thì phải tìm hiểu sách vật lý mới vỡ nhẽ.
Trong các nguyên lý cộng hưởng, có một nguyên lý sau:
Mỗi vật (hay một hệ nhiều vật) đều có các tần số dao động riêng của nó (proper frequency), hay nói cách khác là có các chu kỳ riêng (proper period) của nó. Nếu bị một vật (hay một hệ) tác động một cách tuần hoàn với một chu kỳ gần bằng một chu kỳ riêng của nó, thì nó sẽ bị “hưng phấn” theo cái chu kỳ riêng đó của nó.
Các từ khoá ở đây là chu kỳ riêng, và gần bằng. Ví dụ, nếu cái radio của tôi để ở tần số riêng 101mhz, và có sóng radio phát ở tần số 101.1 mhz thì cái radio vẫn bắt được sóng đó. Khi bắt sóng đó, radio của tôi “rung” với tần số 101mhz chứ không phải 101.1mhz
Theo nguyên lý cộng hưởng này, ta có giả thuyết là:
60 năm là một chu kỳ riêng của trái đất (hay của hệ mặt trời – trái đất – mặt trăng), và tác động tuần hoàn của Jupiter-Saturn với chu kỳ gần 60 năm gây cộng hưởng mạnh đến chu kỳ riêng 60 năm của trái đất, tạo ra một “sóng” mạnh với chu kỳ 60 năm ảnh hưởng đến con người.
Câu hỏi tiếp theo là: tại sao hệ Sun-Earth-Moon lại có chu kỳ riêng 60 năm?
Tất nhiên, đấy không phải là chu kỳ riêng duy nhất của nó, mà nó còn có nhiều chu kỳ riêng khác. (Ví dụ, 1 ngày cũng là một chu kỳ riêng). Nhưng nó có chu kỳ riêng là 1 năm, và từ đó sinh ra là các số chẵn năm cũng đều là các chu kỳ riêng (với độ “nhạy cảm” mạnh yếu khác nhau). Trong đó có các chu kỳ riêng 2 năm, 12 năm, 60 năm là bị kích thích mạnh (2 năm có thể coi là do sao Hoả quay một vòng mất gần 2 năm, vào tạo ra cách đánh số năm âm – năm dương, 12 năm là vòng của Jupiter)
Nếu như giả thuyết trên là đúng, thì có một hệ quả rất hay: đó là ta có thể kết hợp chiêm tinh học Đông phương và Tây phương để xem xét các thứ một các chính xác hơn! (Lúc nào có thời gian sẽ bàn tiếp chuyện này)
Nguồn NTZUNG
Từ khóa » Chu Kỳ 60 Năm
-
Can Chi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tập Tin:Chu Kỳ 60 Năg – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Lục Thập Hoa Giáp" Là Gì?
-
Chu Kỳ 60 Năm Của 12 Con Giáp
-
Ý Nghĩa Mỗi Năm Trong 60 Hoa Giáp
-
Bảng Tra 60 Hoa Giáp Chính Xác, Tiện Dụng Cho Mọi Người
-
Hai Hệ Thống Chi Phối Chu Kỳ 60 Năm Của 12 Con Giáp - VnExpress
-
File:Chu Kỳ 60 Năg - Wikimedia Commons
-
Giáp, ất, Bính, đinh, Mậu, Kỹ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. 10 Can ở Tiếng ...
-
Cách Tính Can Chi Ngày, Tháng, Năm Theo 12 Con Giáp & Ngũ Hành
-
[Tư Vấn] CÁCH TÍNH NĂM, THÁNG, NGÀY, GIỜ THEO CAN CHI
-
108. Lục Thập Hoa Giáp Là Gì? Cách Tính Năm, Tháng, Ngày, Giờ Theo ...
-
Bảng Tra Giáp Tý