Chữ Ký điện Tử Của Bác Sĩ Trên Chứng Từ Y Tế (đơn Thuốc, Phiếu Khám ...
Có thể bạn quan tâm
- Chữ ký điện tử được hiểu như thế nào?
- Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử như thế nào?
- Chữ ký điện tử của bác sĩ trên chứng từ y tế (đơn thuốc, phiếu khám, chỉ định xét nghiệm..) có hợp lệ hay không?
Chữ ký điện tử được hiểu như thế nào?
Theo Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về chữ ký điện tử như sau:
"Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử."
Chữ ký điện tử của bác sĩ trên chứng từ y tế
Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử như thế nào?
Tại Điều 25 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử cụ thể:
- Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.
- Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;
b) Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;
c) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.
- Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này.
Chữ ký điện tử của bác sĩ trên chứng từ y tế (đơn thuốc, phiếu khám, chỉ định xét nghiệm..) có hợp lệ hay không?
Quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử cụ thể như sau:
"Điều 24. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức."
Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Theo đó thì nếu như chữ ký điện tử của bác sĩ trên chứng từ y tế đáp ứng quy định trên thì sẽ có giá trị. Cụ thể hơn có thể tham khảo Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Ngoài ra thì hiện nay không có quy định đặc thù riêng đối với chữ ký điện tử của bác sĩ trên chứng từ y tế.
Từ khóa » Chữ Ký Số Của Bác Sĩ
-
Giải Pháp Chứng Thư Số Thay Cho Chữ Ký Của Các Bác Sĩ để Rút Ngắn ...
-
Phần Ký Tên Của Bác Sỹ Trên Giấy Nghỉ Hưởng BHXH Như Thế Nào Là ...
-
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHỮ KÝ SỐ ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ ...
-
Ứng Dụng Chữ Ký Số, Chữ Ký điện Tử Tại Các Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa ...
-
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỮ KÝ SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG BỆNH ...
-
Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Yên Bái: Chuyển đổi Số
-
Sản Phẩm Tuyên Truyền CCHC Quý I/2022: Chữ Ký Số Trên Phần ...
-
Quy định Về Chữ Ký Bác Sĩ Trên Giấy Nghỉ Hưởng BHXH
-
Bệnh Viện Minh Đức áp Dụng “Chữ Ký Số” Vào Quy Trình Khám, Chữa ...
-
[DOC] đẩy Mạnh Triển Khai Bệnh án điện Tử, Từng Bước Thực Hiện Bệnh Viện ...
-
GIẢI PHÁP KÝ SỐ TRONG HỆ THỐNG BỆNH VIỆN
-
Home - BHXH Việt Nam
-
Thực đơn - Sở Y Tế Tỉnh Bắc Ninh