Chu Kỳ Kinh Doanh - Business Cycle - Xem Thuật Ngữ - SHS

日本語
  • Sản phẩm dịch vụ
  • Phân tích
  • Trung tâm dữ liệu
  • Tin tức
  • Hỗ trợ
Kiến thức đầu tư
Bạn có thể xem các khái niệm, thuật ngữ tài chính đầy đủ toàn diện, được tổ chức một cách khoa học, tiện lợi cho việc tra cứu.
Từ khóa:
Tra cứu theo vần: A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z
Duyệt danh mục thuật ngữ
Chứng khoán Tài chính ngân hàng Kinh tế Tài chính doanh nghiệp Quỹ đầu tư
Chu kỳ kinh doanh - Business Cycle Chu kỳ kinh doanh (hay còn gọi là chu kỳ kinh tế) là quá trình biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp.Quá trình biến động này diễn ra theo trình tự bốn giai đoạn lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi, và hưng thịnh. Trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp lan tràn, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v... không xảy ra nữa. Khủng hoảng do đó được dùng để chỉ giai đoạn suy thoái nặng nề của nền kinh tế. Suy thoái: là giai đoạn trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì gọi là suy thoái.Phục hồi: là giai đoạn trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước khi suy thoái.Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở giai đoạn hưng thịnh. Kết thúc giai đoạn hưng thịnh lại bắt đầu gia đoạn suy thoái mới.Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Vì thế, chống chu kỳ kinh tế là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp đề ra cũng khác nhau.Theo John Maynard Keynes (nhà kinh tế học người Anh, người được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20), các khoản chi tiêu cho đầu tư (cả đầu tư cố định và đầu tư vào hàng tồn kho) là yếu tố dễ thay đổi. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ đầu tư. Tại đỉnh của chu kỳ, thu nhập không tăng thêm nữa và mức đầu tư vào năng lực sản xuất mới đã đủ để thỏa mãn nhu cầu. Điều này làm cho phần đầu tư phái sinh (tức đầu tư do sự thay đổi của thu nhập quốc dân gây ra) giảm. Tại đáy của chu kỳ, đầu tư có thể tăng lên nhờ yếu tố ngoại sinh hoặc do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư thay thế. Trong trường hợp đó, sự gia tăng nhu cầu đầu tư làm tăng sản lượng và nhờ tác động tích cực của nhân tử, mức đầu tư phái sinh cũng tăng lên.Do vậy, khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt.
Kiến thức đầu tư
Phần mềm giao dịch trực tuyến hiện đại
Đặt lệnh trực tuyến tra cứu và phân tích
84 24 3818 1888

Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì