Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? Có ảnh Hưởng Gì đến Nền Kinh Tế Không?

1. Chu kỳ kinh doanh là gì

chu kỳ kinh doanh là gì

Trước khi tìm hiểu về chu kỳ kinh doanh, chúng ta sẽ cần hiểu thế nào là kinh doanh trước.

Kinh doanh được các bạn trẻ cũng như mọi tầng lớp xã hội hiện nay biết đến rất nhiều, đặc biệt là ở giới trẻ. Chắc hẳn bạn sẽ còn nhớ đến những lần định khởi nghiệp từ kinh doanh buôn bán, kinh doanh quần áo online… đó đều bắt nguồn từ kinh doanh.

Thực chất kinh doanh là hoạt động đầu tư buôn bán để sinh ra lợi nhuận cho người làm kinh doanh. Kinh doanh là những hoạt động về kinh tế nhằm cung ứng sản phẩm dịch vụ tốt và thu về lợi nhuận từ những hoạt động đó.

Chu kỳ kinh doanh thực chất là chu kỳ của kinh tế, là sự biến động tăng giảm đột ngột của hoạt động kinh doanh, quy mô kinh tế. Chu kỳ kinh doanh có 4 giai đoạn đặc trưng như sau:

- Giai đoạn thời kỳ suy thoái: Đây là thời kỳ có thể nói rất khó khăn trong nền kinh tế, là giai đoạn mà không ai muốn nó xảy ra. Trong thời kỳ suy thoái là lúc mà nhu cầu của con người giảm mạnh, trong khi đó tổng sản lượng thấp và thất nghiệp ngày càng tăng lên.

- Giai đoạn phục hồi: Đây là giai đoạn đi lên sau vấp ngã của thời kỳ suy thoái của nền kinh tế. Ở giai đoạn phục hồi, bắt đầu có xu hướng tăng cao của nhu cầu, tổng sản lượng cũng tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Đây là giai đoạn trái ngược hoàn toàn với thời kỳ suy thoái.

- Giai đoạn bùng nổ: Đây được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của nền kinh tế, vì đây là lúc mà tổng cầu tăng vượt quá so với tổng cung, lúc này giá cả của hàng hóa cũng được đẩy mạnh lên. Trong thời gian này, nhu cầu của con người sẽ tăng lên vượt trội, đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất. Đây là thời kỳ đỉnh cao của hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn suy giảm: Đây là thời kỳ chuẩn bị bắt đầu cho một thời kỳ suy thoái xảy ra, trong thời kỳ này, nếu cầu hàng hóa không giảm mạnh và liên tục, chỉ giữ ở mức ổn định thì nền kinh tế sẽ ổn định. Còn nếu tổng cầu bắt đầu giảm nhanh và liên tục, thêm vào đó là tình trạng thất nghiệp và cung giảm thì thời kỳ suy thoái lại bắt đầu diễn ra.

Tóm lại, chu kỳ kinh doanh và chu kỳ kinh tế là giống nhau, theo đó thì chu kỳ kinh doanh được phân chia thành 4 đặc trưng ở 4 giai đoạn khác nhau. Để nền kinh tế được ổn định thì người kinh doanh cần phải thực sự sáng xuất.

2. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh doanh

nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh doanh

Để dẫn đến một chu kỳ của kinh doanh tăng giảm đột biến như vậy thì chắc chắn sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân của chu kỳ kinh doanh nhé.

- Khi có sự biến đổi đột ngột trong việc đầu tư, cũng là lúc mà tình hình thất nghiệp bắt đầu thay đổi. Những đầu tư của nhà sản xuất và các nhà đầu tư cũng là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh doanh. Khi đầu tư thay đổi thì chi phí sản xuất thay đổi, có thể sẽ có rất nhiều sản phẩm được tạo ra nhưng cũng thể là những sản phẩm đó sẽ ít đi. Điều này nếu không tỉ lệ thuận với nhu cầu của con người thì sẽ dẫn đến chu kỳ kinh doanh xảy ra.

Bên cạnh đó cũng do những tác nhân bên ngoài như nhân tử, sản lượng kinh tế tiếp tục xuống dốc, điều này cũng kéo theo sự thay đổi của đầu tư. Tại giai đoạn hưng thịnh nhất của chu kỳ thì lúc này cầu lại bắt đầu tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng tăng, lúc này cũng có thể do tác động của khoa học công nghệ, họ ứng dụng kỹ thuật vào để sản xuất, do vậy mà sự hưng thịnh của chu kỳ kinh doanh bắt đầu.

Việc làm chuyên viên kinh doanh

- Do nhu cầu của con người, trong nền sản xuất kinh doanh, nhu cầu của con người là quan trọng nhất. Nếu nhu cầu con người không ổn định thì sẽ dẫn đến lượng tổng cung không ổn định. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu của con người cũng là một nhân tố làm cho chu kỳ kinh doanh xảy ra.

- Do tác nhân của nhân tử, và ứng dụng công nghệ mới, khi ứng dụng được công nghệ vào sản xuất, đồng nghĩa việc sa thải công nhân của các xưởng sản xuất, làm cho thất nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với công nhân.

- Sự cung ứng tiền thay đổi, tiền là đơn vị để trao đổi hàng hóa, do vậy mà việc cung ứng tiền tệ thay đổi thì nền kinh tế tài chính cũng sẽ thay đổi theo.

3. Chu kỳ kinh doanh, vòng đời của các doanh nghiệp

Hiện nay, hàng ngày có hơn 100.000 các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng khó khăn, đó chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp khác. Và phải đối mặt với một vấn đề lớn nữa đó chính là phá sản.

chu kỳ kinh doanh và vòng đời của các doanh nghiệp

Một doanh nghiệp mới thành lập thì không phải lúc nào cũng sẽ thuận lợi đi trên thảm đỏ hoa hồng, không phải lúc nào cũng thành công luôn được. Mà có những lúc doanh nghiệp đó gặp những khó khăn, vất vả và không thể tránh khỏi rơi vào vòng chu kỳ doanh nghiệp.

Chu kỳ doanh nghiệp giống như một vòng đời của tất cả các doanh nghiệp mà bắt buộc họ phải vượt qua, nếu không vượt qua được chu kỳ doanh nghiệp thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phá sản và biến mất.

Trong chu kỳ của doanh nghiệp, bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp có thể vượt qua được 4 giai đoạn trên nhưng không có nghĩa là đã thành công, mà nó sẽ còn phải tiếp tục với những chu kỳ tiếp theo nếu người đứng đầu không tinh ý đến sự quản lý điều hành cũng như không nắm bắt được xu thế của thị trường thì rất có thể doanh nghiệp đó sẽ lại rơi vào chu kỳ đầu tiên là suy thoái.

Chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp còn được hiểu như là các giai đoạn đầu tư kinh doanh, nghiên cứu thị trường phát hiện các điều kiện kinh doanh phù hợp, thuận lợi để tạo ra sản phẩm thu về lợi nhuận. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các thời gian chủ yếu sau:

- Thời gian nghiên cứu thị trường và quyết định về mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là khoảng thời gian quyết định đến 50% thành công của các doanh nghiệp, vì nghiên cứu thị trường là khâu vô cùng quan trọng, sẽ cho biết doanh nghiệp đang thực sự cần phát triển sản phẩm nào.

- Thời gian chuẩn bị cho đầu vào của nguyên vật liệu

- Thời gian sản xuất và đóng gói sản phẩm

- Cuối cùng là thời gian tiêu thụ sản phẩm đó

Nói một cách khác, chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp chính là thời gian mà doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh. Để chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp rút ngắn lại và đem về hiệu suất công việc cao nhất thì cần phải rút ngắn những khâu trên, tức là rút ngắn quá trình kinh doanh lại.

Để làm được điều này, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tố chất quyết đoán và phán đoán nhanh, và phải có sự trợ giúp đắc lực từ các nhân viên nữa.

Việc làm quản lý kinh doanh

3.1. Để chu kỳ kinh doanh không còn là vòng đời “luẩn quẩn” của doanh nghiệp thì cần phải làm những gì?

Không có doanh nghiệp nào mới hoặc đã tồn tại từ lâu mà không muốn chu kỳ kinh doanh trở thành chuỗi không ngừng của chính mình. Điều này có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Do vậy, bản thân là một doanh nghiệp thì nhà quản lý cần phải hiểu rõ mình cần sản xuất cái gì, nhắm đến đối tượng nào và cần cung ứng sản phẩm trong vòng bao lâu.

Để làm được vấn đề này quả thật không dễ một chút nào, không những đòi hỏi chuyên môn cao mà còn phải có đầu óc phán đoán tốt. Để chu kỳ kinh doanh không còn là vòng đời của doanh nghiệp nữa thì doanh nghiệp cần phải hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa cung - cầu hàng hóa. Hiểu được nhu cầu của con người, thực hiện quyết đoán nhanh, và rút ngắn thời gian kinh doanh lại tối đa có thể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra tốt.

3.2. Các doanh nghiệp học được gì từ chu kỳ kinh doanh

Để thực hiện được tốt thì người lãnh đạo của doanh nghiệp cần phải có những tố chất và năng lực cần có đề phục vụ tốt cho những chiến lược kinh doanh mà mình đề ra. Một doanh nghiệp nào cũng cần có cho mình những chu kỳ kinh doanh, có thể chu kỳ kinh doanh đó sẽ thành công, nhưng cũng có thể  những chu kỳ kinh doanh đó sẽ thất bại hoàn toàn. Vậy các doanh nghiệp học hỏi được những gì từ những chu kỳ kinh doanh của mình và của các đối thủ khác.

- Thông qua các chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ nhận biết được sản phẩm mà khách hàng đang cần là gì và từ đó có thể cung cấp nguồn cung cho khách hàng của mình.

- Qua chu kỳ kinh doanh trước, doanh nghiệp sẽ tự rút ra được những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình, và cần làm những gì để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hơn nữa, để doanh nghiệp không rơi vào giai đoạn suy thoái.

- Doanh nghiệp sẽ học được cách làm việc đúng quy trình, đúng trình tự từ những chu kỳ kinh doanh, sẽ biết cái nào nên làm trước và cái nào nên làm sau.

Từ những cái mà doanh nghiệp đã học được từ chu ký kinh doanh, thì có thể thấy, chu kỳ kinh doanh rất quan trọng với các doanh nghiệp. Để có thể thực hiện tốt được những hoạt động kinh doanh của mình thì buộc các doanh nghiệp cần phải có những chu kỳ kinh doanh rõ ràng. Nhưng đôi lúc muốn phát triển hơn người khác thì cần phải rút ngắn chu kỳ kinh doanh.

Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu chu kỳ kinh doanh là gì chưa? Timviec365.vn hy vọng những với những kiến thức trên đây sẽ giúp đỡ bạn trong cuộc sống và có thể bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình cũng như nắm bắt được những kiến thức căn bản về việc làm kinh doanh và tìm kiếm việc làm nhân viên kinh doanh hiệu quả với những thông tin mà bài viế mang lại.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì