Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì Và Những điều Bạn Nên Biết Về Chế độ độc ...
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, rất nhiều người sẽ nghĩ đến một hệ tư tưởng độc tài tàn bạo, tuy nhiên liệu bạn có thực sự hiểu chủ nghĩa phát xít là gì cũng như những thông tin liên quan đến chủ nghĩa phát xít hay chưa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé.
- Tìm hiểu về chủ nghĩa phát xít
- Chủ nghĩa phát xít là gì?
- Biểu tượng của chủ nghĩa phát xít
- Các quốc gia có chủ nghĩa phát xít lớn mạnh trong lịch sử
- Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít
- Chủ nghĩa phát xít tại Đức
- Bối cảnh ra đời
- Tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít ở Đức
Tìm hiểu về chủ nghĩa phát xít
Chủ nghĩa phát xít là gì?
Trên thế giới đã có khá nhiều tranh luận về định nghĩa cũng như bản chất của chủ nghĩa phát xít. Có thể nói chủ nghĩa phát xít là hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông có chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. Chủ nghĩa phát xít luôn muốn thế giới phải khuất phục và tiêu diệt hết tất cả những dân tộc không đi theo chủ nghĩa này. Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng chủ nghĩa tư tưởng là một hệ tư tưởng chính trị và các quan điểm về một nhà nước chuyên chế, độc tài; có sự đối lập về những quan điểm về một nhà nước dân chủ.
Biểu tượng của chủ nghĩa phát xít
Lịch sử không hề có một biểu tượng chính thức cho chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên biểu tượng chữ “Vạn” (Swastika) màu đen trên cờ Đức Quốc Xã vẫn có thể coi là đại diện cho toàn bộ chủ nghĩa phát xít. Năm 1920, cờ của phát xít Đức ra đời với thiết kế lá cờ có nền đỏ, một vòng tròn trắng và ở giữa là chữ “Vạn” (Swastika) màu đen. Nhiều người cho rằng chữ “Vạn” trên cờ của Đức Quốc xã là chữ “Vạn” trong Phật giáo. Thực chất 2 biểu tượng này không hề có sự liên quan đến nhau. Chữ “Vạn” ở cờ phát xít Đức có nguồn gốc từ chữ Vạn (Swastika) của người Aryan. Theo Hitler, người Aryan cổ xưa là một dân tộc hiếu chiến, thượng đẳng và Hitler khẳng định rằng dân tộc Đức có nguồn gốc từ tộc người này. Chính vì vậy biểu tượng của người Aryan là Swastika được chọn trở thành biểu tượng trong cờ phát xít Đức. Nó cũng trở thành biểu tượng của sự thống trị độc tài, tàn bạo của phát xít Đức nói riêng và chủ nghĩa phát xít nói chung.
Các quốc gia có chủ nghĩa phát xít lớn mạnh trong lịch sử
Có 3 nước phát xít lớn trên thế giới đó là Đức Quốc xã, Phát xít Ý và Đế quốc Nhật Bản. Đây là 3 quốc gia đã hình thành khối Trục – phe chống lại lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước phát xít trong phe Trục đều có mục tiêu chung là bành trướng lãnh thổ bằng việc gây chiến tranh xâm lược trên toàn thế giới.
- Đức Quốc xã
Đây là nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 chịu dự kiểm soát độc tài của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP). Tìm hiểu Hitler là ai, bạn sẽ hiểu tại sao dưới sự kiểm soát này, Đức biến đối trở thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống. Bên cạnh sự tàn bạo, chuyên chế, một nét đặc trưng nổi bất khác của Đức Quốc xã đó là phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Tất cả những dân tộc khác mà Quốc xã cho là “hạ đẳng” đều bị khủng bố và tàn sát dã man.
- Phát xít Ý
Là thời kỳ nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến 1943. Chính phủ độc tài của Mussolini giành hết quyền quản lý của quốc gia về đảng chính trị của ông và cấm hoạt động tất cả những đảng khác. Hàng ngàn người chống đối đều bị khủng bố, hãm hại và thủ tiêu bởi những cảnh sát mật vụ của Mussolini. Có thể nói chủ nghĩa phát xít Ý được xem là hình mẫu cho các hình thức chủ nghĩa phát xít khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay Đức.
- Đế quốc Nhật Bản
Một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947. Nhật Bản đã nổi lên như một cường quốc sau quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa, sau đó, chủ nghĩa quân phiệt đã trỗi dậy trong tình hình kinh tế, chính trị đầy bất ổn trong những năm 1920. Đỉnh điểm cho việc chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Nhật Bản đó là khi Nhật Bản gia nhập phe Trục rồi và đi chinh phạt phần lớn vùng châu Á – Thái Bình Dương.
>>>Du học nghề Đức – du học không trả phí
Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít
Khi nói đến bản chất chủ nghĩa phát xít, các học giả cho rằng những yếu tố như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa chuyên chế,… là những đặc điểm cấu thành chủ nghĩa phát xít. Có khá nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng chúng ta có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa phát xít như sau:
- Xây dựng một nhà nước với đảng phát xít nắm quyền hùng mạnh, có mục tiêu đối phó nguy cơ bạo loạn và xâm lược cũng như thủ tiêu dân chủ.
- Xây dựng quân đội hùng mạnh với vị trí chính trị của các sĩ quan quân đội giống với chế độ quân phiệt.
- Đàn áp các phong trào cánh tả được cho là làm tổn hại đến quốc gia như chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội hay các tư tưởng dân chủ.
- Thủ tiêu kinh tế thị trường, đặt toàn bộ nền kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, phục vụ cho lợi ích quốc gia.
- Kích động tư tưởng dân tộc, kêu gọi tinh thần yêu nước phụng sự Tổ quốc.
- Kích động tư tưởng phân biệt chủng tộc một cách cực đoan, khẳng định tư tưởng dân tộc.
Chủ nghĩa phát xít tại Đức
-
Bối cảnh ra đời
Đức trở thành nước thua trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì vậy Đức phải gánh chịu khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh theo quy định trong Hòa ước Versailles năm 1919. Điều này đã đưa đến sức ép rất lớn cho nền kinh tế Đức. Đặc biệt khi chính phủ in tiền để trả nợ cho đất nước, nước Đức đã lâm vào khủng hoảng chưa từng có: siêu lạm phát khiến giá cả tăng cao, vấn đề lương thực dẫn đến nhiều cuộc bạo động, nạn thất nghiệp ngày càng tồi tệ. Ngay lúc này, sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 kéo theo cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 càng khiến nước Đức trở nên bất ổn và hỗn loạn hơn bao giờ hết. Tình trạng căng thẳng cùng sự bất lực của chính Đảng đã khiến người dân ngày càng bất mãn. Lợi dụng thời cơ này, Đảng Quốc xã và Hitler đã đưa ra những lời hứa hẹn về một chính quyền mạnh mẽ, giúp nước Đức vượt qua thời kì khó khăn và biến Đức trở thành một cường quốc. Chính vì vậy, Đảng Quốc xã đã chiếm được lòng tin của ngời dân, trở thành đảng nắm quyền kế tục thay cho Đảng Công dân Đức. Với sự kiện Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933, chủ nghĩa phát xít đã thực sự lên nắm quyền tại Đức.
-
Tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức
Nếu tìm hiểu vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức,bạn sẽ hiểu vì sao phát xít Đức nổi tiếng với sự tàn bạo và độc tài, gây ra rất nhiều tội ác cho toàn nhân loại. Trong đó chúng ta có thể kể đến việc châm ngòi cho Thế chiến II. Tháng 9 năm 1939, phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler đã tiến hành xâm lược Ba Lan. Cuộc xâm lược này đã khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức theo hiệp ước 2 nước này đã ký kết với Ba Lan. Đây chính là sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh đẫm máu với cái chết của hơn 70 triệu người trong lịch sử. Một tội ác khác của phát xít Đức mà nhân loại không thể nào quên đó là tội ác diệt chủng. Trong giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945, người Do Thái cùng nhiều nạn nhân khác đã bị sát hại bởi Đức Quốc xã. Họ bị bắt đến các trại tập trung, bị tra tấn dã man rồi bị thủ tiêu bằng nhiều phương thức tàn bạo như dùng súng hay dùng thuốc độc. Trong đó cuộc thảm sát có quy mô nhất chính là Holocaust dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.
-
Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít ở Đức
Giai đoạn cuối năm 1942 – đầu năm 1943, Thế chiến II chứng kiến sự thắng lợi liên tiếp của Hồng quân Liên Xô trên các chiến trường. Đến cuối năm 1943, Đức Quốc Xã đã đánh mất phần lớn lãnh thổ ở phía đông mà trước đó đã xâm chiếm được. Phát xít Đức phải hứng chịu liên tiếp những thất bại từ các cuộc tấn công của Đồng Minh, khiến bộ máy chiến tranh của chúng gần như tê liệt vào cuối năm 1944. Tiếng nói của Hitler không có sức ảnh hưởng. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, Hitler và vợ đã tự sát trong Führerbunker ngay khi Hồng quân Liên Xô tiến gần Phủ Thủ tướng tại thủ đô Berlin. Trong khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng 5 hầu hết quân lính có vũ trang còn lại của Đức đều đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức kết thúc bằng văn kiện đầu hàng của Đức vào ngày 7 tháng 5 năm 1945. Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít ở Đức. Chủ nghĩa phát xít nói chung và chủ nghĩa phát xít ở Đức nói riêng đều đã gây ra nhiều tội ác cho nhân loại bằng sự độc tài, tàn bạo của chúng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu chủ nghĩa phát xít là gì và phần nào biết rõ hơn về hệ tư tưởng này trong lịch sử.
3.9/5 - (78 bình chọn) maskcodex>>>Xem thêm một số thông tin liên quan khác Tại Đây để có cái nhìn toàn vẹn nhất
Từ khóa » Giải Thích Từ Phát Xít
-
Chủ Nghĩa Phát Xít – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phát Xít Là Gì? - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "phát Xít" - Là Gì?
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì ! Bản Chất Và Tội Ác Của Nó ... - VCCIdata
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
“phát - Xít” Nghĩa Là Gì? - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì? Định Nghĩa, Đặc điểm Và ... - DINHNGHIA.VN
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì? Định Nghĩa, Đặc điểm Và Nguyên Nhân Ra đời
-
Chủ Nghĩa Phát Xít Là Gì? Định Nghĩa, Đặc điểm Và Nguyên Nhân Ra đời
-
Chủ Nghĩa Phát Xít (Lịch Sử) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Sức Sống Trường Tồn Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin
-
LỊCH SỬ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM