Chủ Nhật – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Wikifunctions
- Khoản mục Wikidata
Chủ nhật (Hán Nôm: 主日 CN: 星期日/星期天 JA: 日曜日 EN: Sunday) hay còn gọi Chúa nhật,[1] là một ngày trong tuần[2]. Ngày chủ nhật cùng ngày Thứ Bảy được gọi chung là ngày cuối tuần. Hầu hết tín đồ Kitô giáo gọi là ngày Chúa nhật, có nghĩa là Ngày của Chúa (Lord's Day), là ngày Chúa Kitô phục sinh, ngày đi lễ và nghỉ ngơi. Các nước như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines cũng như các nước Nam Mỹ gọi ngày Chúa nhật là ngày đầu tuần[3]. Theo lịch Do Thái và các lịch truyền thống (bao gồm các lịch Thiên Chúa giáo), Chúa nhật là ngày đầu tiên trong tuần. Hội Tôn giáo Tín hữu xem ngày Chúa nhật là "ngày đầu tiên" hợp với các lời chứng về sự đơn giản của họ.[2]
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. Bạn hãy cải thiện bài này bằng cách thêm các chú thích. |
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Chủ nhật hay Chúa nhật đều là phát âm của một từ 主日[4] Hán Nôm. Chủ là âm Hán Việt, Chúa là âm Nôm. Cả hai âm chủ và chúa là hai âm khác nhau của một danh từ 主 nghĩa là người đứng đầu. Tiếng Trung gọi ngày này là Tinh kỳ Nhật (chữ hán: 星期日) nghĩa là "kỳ sao mặt trời". Tiếng Nhật và Hàn thì ngày này gọi là Nhật Diệu Nhật (Kanji/Hanja: 日曜日, Kana: にちようび - nichi yōbi, Hangeul: 일요일 - il yo il), có nghĩa là "ngày Nhật Diệu" hay "ngày Mặt Trời".
Theo kinh điển Do Thái cổ, ngày thứ Bảy là ngày Sabát. Với những dân tộc không thuộc ảnh hưởng văn hóa Do Thái và Ki-tô giáo thì không có tên riêng cho những ngày trong tuần lễ. Khi các giáo sĩ Âu châu sang Viễn Đông dùng tiếng Việt truyền đạo thì đặt "ngày Sabát," tức ngày thứ bảy của tuần lễ theo thứ tự số đếm của ngôn ngữ gốc. Vì giáo sĩ người Bồ Đào Nha đi tiên phong nên tên đặt cho bảy ngày của tiếng Việt cũng theo lối gọi của tiếng Bồ. Một số ngôn ngữ châu Âu đặt tên bảy ngày trong tuần theo nguồn gốc xa xưa hơn nữa, có từ trước khi Ki-tô giáo du nhập. Trong khi đó các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương phân biệt ngày Sabát (thứ Bảy) và ngày của Chúa (Chủ nhật). Đối với Công giáo Rôma thì không đặt nặng việc phân biệt này nên nhiều tín hữu theo — nhất là trong ngôn ngữ thường ngày — gọi ngày Chủ nhật là ngày Sabát. Giáo hội Tin Lành cũng vậy.
Vai trò của ngày Chủ nhật
[sửa | sửa mã nguồn]Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), ngày Chủ nhật là ngày cuối cùng của một tuần. Việt Nam và đa số các nước trên thế giới đều theo chuẩn này. Ở một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Chủ nhật lại là ngày đầu tiên của tuần. Theo truyền thống Do Thái cũng như Công giáo Rôma, ngày Chủ nhật được gọi là "ngày bắt đầu", vì thế nó được xem là ngày đầu tuần, trước thứ hai.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Names of the days of the week
- Hán Việt từ điển giản yếu (1932), Đào Duy Anh
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chủ nhật.- Lắt léo chữ nghĩa: Chủ nhật không đồng nghĩa với chúa nhật
- Ngày trong tuần tiếng Việt được so sánh với ngày trong tuần tiếng Trung Hoa và Nhật (tiếng Anh)
| |
---|---|
Tên của các ngày trong tuần | |
|
- ^ Là cách gọi chung của nhiều người theo Thiên Chúa giáo.
- ^ a b Lapsansky, Emma Jones (26 January 2003). Quaker Aesthetics: Reflections on a Quaker Ethic in American Design and Consumption, 1720-1920. University of Pennsylvania Press. p. 65. ISBN 978-0-8122-3692-7.
- ^ Lyons, Gabrielle (17 August 2019). "Sunday Vs Monday: Which day do you consider the start of the week?". Australian Broadcasting Corporation. Retrieved 11 February 2021.
- ^ Hán Việt từ điển giản yếu (1932), Đào Duy Anh
- Ngày trong tuần
- Ngày nghỉ
- Phụng vụ Công giáo
- Chủ nhật
- Lễ Kitô giáo
- Bài viết thiếu trích dẫn trong văn bản
- Trang sử dụng liên kết tự động ISBN
Từ khóa » Chủ Nhật Nghĩa Là Gì
-
Từ đâu Mà Có “chủ Nhật”? - Báo điện Tử Bình Định
-
Chủ Nhật - Wiktionary Tiếng Việt
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Chủ Nhật Không đồng Nghĩa Với Chúa Nhật
-
Ngày Chủ Nhật Có ý Nghĩa Như Thế Nào ?
-
Chủ Nhật Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Ngày Chủ Nhật Có ý Nghĩa Như Thế Nào ?
-
Từ Điển - Từ Chủ Nhật Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Chủ Nhật - Wiki Là Gì
-
"chủ Nhật" Là Gì? Nghĩa Của Từ Chủ Nhật Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt ...
-
Nghĩa Của Từ Chủ Nhật - Từ điển Việt
-
Chủ Nhật, Chúa Nhật Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Tại Sao Người Công Giáo Gọi Chúa Nhật Thay Vì Chủ Nhật?
-
Chủ Nhật: Ngày Cuối Trong Tuần, ở Một Số Nước Là Ngày đầu Tiên ...