Chủ Nợ đến đòi Nợ đe Dọa Và Lấy Hết Tài Sản Phạm Có Tội Cưỡng đoạt ...
Chủ nợ đến đòi nợ đe dọa và lấy hết tài sản phạm có tội cưỡng đoạt tài sản không?
Xin luật sư tư vấn cho tôi: con trai tôi năm này 30 tuổi có nợ bên ngoài xã hội một khoản tiền là 350 triệu đồng. tháng trước có bọn chủ nợ đến nhà tôi đòi nợ, tôi bảo với bọn nó là ai vay thì người ấy trả, tôi không có nghĩa vụ phải trả cho con trai tôi. Thì chúng nó đe dọa vợ chồng tôi nếu tôi không trả thì không để cho chúng tôi sống yên ổn. Hôm qua bọn chúng đến nhà tôi rất đông và hung hăng, chúng lấy hết đồ đạc có giá trị trong nhà tôi bao gồm: tivi, tủ lạnh, laptop, xe máy, bàn ghế và các đồ vật cổ có giá trị do tôi sưu tập bao năm nay…Tổng giá trị khoảng 300 triệu đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Tôi có nghĩa vụ trả nợ cho con trai tôi không? Bọn nó hiên ngang lấy tài sản của tôi như vậy có phạm tội cưỡng đoạt tài sản không? Và tôi phải làm gì để đòi được tài sản của mình.
- Hỏi về tội trộm cắp tài sản?
- Có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
-
Đe dọa người khác để lấy tiền thì phạm tội gì
Tư vấn pháp luật hình sự:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bác về: Chủ nợ đến đòi nợ đe dọa và lấy hết tài sản phạm có tội cưỡng đoạt tài sản không? Chúng tôi xin được trả lời cho bạn như sau:
Trong trường hợp này, con trai bác khi thực hiện việc vay tiền đã 30 tuổi. Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên:
“Điều 20. Người thành niên
- Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.”
Như vậy, Con trai bác đã 30 tuổi nên có năng lực dân sự đầy đủ. Do đó, tất cả các giao dịch do con trai bác thực hiện sẽ hoàn toàn do con trai bác chịu trách nhiệm, có nghĩa là người thân trong gia đình không có nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ này thay cho con trai bác.
Đối với hành vi chủ nợ đến nhà chửi bới, đe dọa và bắt bác phải bán nhà trả tiền cho con trai, đe dọa không để gia đình sống yên ổn, thậm trí còn đến nhà lấy hết đồ đạc có giá trị gồm: tivi, tủ lạnh, laptop, xe máy, bàn ghế và các đồ vật cổ có tổng giá trị khoảng 300 triệu đồng. Họ đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh thần, nhằm chiếm đoạt khoảng tài sản trị gái 300 triệu của gia đình bạn. Như vậy, chủ nợ đó đã có hành vi cấu thành “Tội cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017:
“Điều 170. Cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Trong trường hợp này bạn cần khai báo ngay vụ việc với Cơ quan công an nơi địa phương bạn đang sinh sống để được bảo vệ và đòi lại tài sản của mình. Với tội danh như trên người có hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 07 năm đến 15 năm tù.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Chủ nợ đến đòi nợ đe dọa và lấy hết tài sản phạm có tội cưỡng đoạt tài sản không? Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
- Chủ nợ đến đòi nợ đe dọa và lấy hết tài sản phạm có tội cưỡng đoạt tài sản không?
- Bị cưỡng dâm và cưỡng đoạt tài sản phải giải quyết như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
Xem thêm:- Không ký vào biên bản của CSGT có phạm tội chống người thi hành công vụ?
- Mượn xe họ hàng mang đi cắm thì phạm tội gì
- Khi lùi xe bị xe khác đâm có phải chịu trách nhiệm hình sự
- Giao xe cho con gây tai nạn, giám đốc sở có phải đi tù?
- Không biết người khác chơi bạc trong nhà mình thì có phạm tội gá bạc không?
Từ khóa » Nô Tài Có Tội
-
Không Sợ Chó - Nô Tài Có Tội, Quàng Thượng Không Làm Gì...
-
Xả Tress Nô Tài Có Tội - YouTube
-
Chương 2: Kế Hoạch Và Những Suy Nghĩ - TruyenKul
-
Hoàng Hậu Vô Đức - Chương 7 - Đọc Truyện Online
-
Những Câu Nói Quen Thuộc Trong Phim Hoàng Cung TVB
-
Tội Cướp Tài Sản Do Lấy Tài Sản Cấn Trừ Nợ - Luật Long Phan
-
Thiếu Nợ Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
-
Thái Tử Điện Hạ, Nô Tài Có Hỉ Rồi - Chương 2: Thăng Chức
-
Mượn Nợ Dùng Sai Mục đích Thì Có Phạm Tội Chiếm đoạt Tài Sản?
-
Các đối Tượng Phạm Hai Tội Cướp Tài Sản Và Bắt Cóc Nhằm Chiếm ...
-
Đòi Nợ Trái Pháp Luật Hay Là Tội 'Cướp Tài Sản'?
-
Đánh Con Nợ để đòi Nợ Nhưng Không Lấy được Tiền Thì Có Phạm Tội ...
-
Vay Tiền Không Trả Phạm Tội Gì ? Xử Lý Hành Vi Không Chịu Trả Nợ ?
-
Ép Người Khác Ký Giấy Vay Nợ Có Phạm Tội Cưỡng đoạt Tài Sản?