Chữ Nôm, Chữ Hán Và Chữ Quốc Ngữ Có Gì Khác Nhau?

Chữ Nôm là loại văn tự được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, được sử dụng nhiều từ thế kỉ X đến XX. Đã có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam được viết bằng chữ Nôm.

Chữ Nôm, chữ Hán và chữ quốc ngữ có gì khác nhau?

Chữ Nôm là gì?

chu-nom-la-gi-chu-nom-chu-han-va-chu-quoc-ngu-co-gi-khac-nhau

Cả hai từ “chữ” và “Nôm” trong “chữ Nôm” đều là các từ Hán Việt cổ. Trong đó từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ “tự” (字). Còn từ “Nôm” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ “nam” (南). Như vậy, ý tên gọi chữ Nôm là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam, tức là người Việt.

Vậy thì chữ Nôm là loại chữ gì? Là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán. Nó bao gồm các từ Hán Việt và một hệ thống các từ vựng khác được tạo ra dựa vào việc vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, giá tả, hội ý của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết. Cũng như việc biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

– Ví dụ 1: Chữ bán 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là bán nghĩa là một nửa, nhưng chữ Nôm mượn âm và hiểu theo nghĩa là bán trong mua bán.

– Ví dụ 2: Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như từ mệt được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt.

– Ví dụ 3: Chữ trời được ghép bởi chữ thiên 天 và thượng 上 thượn, thiên ở trên là trời.

Chữ Hán

chu-nom-la-gi-chu-nom-chu-han-va-chu-quoc-ngu-co-gi-khac-nhau

Chữ Hán hay còn gọi là Hán tự là chữ Trung Quốc. Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại: Chữ Hán cổ (phồn thể) và chữ Hán hiện đại (chữ giản thể). Đây là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc sau đó đã du nhập vào các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo nên vùng văn hóa chữ Hán, tại các nước này chữ Hán được vay mượn để tạo nên ngôn ngữ mới cho mỗi nước.

Trong các văn bản ở Việt Nam, chữ người Việt dùng được gọi là chữ Nho, tức là chữ Hán cổ. Tuy nhiên, người Việt không phát âm chữ Hán như người Trung Quốc bằng cách dùng Pinyin để đọc. Mà người Việt đọc bằng âm Hán Việt, đây là một sáng tạo mới trong việc củng cố phát âm chữ Hán của người Việt.

Chữ Quốc ngữ

chu-nom-la-gi-chu-nom-chu-han-va-chu-quoc-ngu-co-gi-khac-nhau

Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (de facto) hiện nay của tiếng Việt.

Bộ chữ Quốc ngữ sử dụng các ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Tên gọi “chữ quốc ngữ” được dùng để chỉ chữ quốc ngữ Latinh lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1867 trên Gia Định báo. Tiền thân của tên gọi này là chữ Tây quốc ngữ. Về sau từ Tây bị lược bỏ đi để chỉ còn là chữ quốc ngữ. “Quốc ngữ” nghĩa mặt chữ là ngôn ngữ quốc gia, ở Việt Nam nếu không có từ bổ nghĩa kèm theo cho thấy từ quốc ngữ được dùng để một ngôn ngữ nào khác thì quốc ngữ mặc định là chỉ tiếng Việt.

Văn học chữ Nôm và các tác phẩm nổi tiếng Việt Nam

Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật. Còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.

Truyện Kiều bằng chữ Nôm
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Chinh Phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm – Đặng Trần Côn
  • Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
  • Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều
  • Tống Trân Cúc Hoa
  • Phạm Công Cúc Hoa
  • Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm
  • Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
  • Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
  • Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu
  • Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh
  • Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà
  • Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn Khải

Trên đây là một số thông tin khái quát về chữ Nôm. Bác Nhã hy vọng đã cung cấp cho bạn những điều còn băn khoăn. Đừng quên cập nhật website để đọc các bài viết hay nhé!

Xem thêm:

  • Tuyển tập 1 số file luyện viết chữ Hán miễn phí
  • Những kỹ năng giao tiếp tiếng Trung khi gặp khách hàng

Từ khóa » Chữ Nôm Là Loại Chữ Gì