Chữ Quốc Ngữ Hình Thành Như Thế Nào? - VietNamNet

Họ từ Châu Âu tới một khu vực có nền văn hóa cao như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Họ không thể đối xử như người Tây Ban Nha với người da đỏ ở Nam Mỹ. Buộc lòng họ phải thích nghi.

Tại Nhật, F.Xavier (1548) đã phiên một quyển giáo lý ra tiếng Nhật. Họ đã in nhiều sách vào cuối thế kỷ 16 như Ngữ pháp tiếng Nhật và Từ vựng Nhật – Bồ tại Nagasaki (1603). Ở Trung Hoa, giáo sĩ người Ý đã dịch Bộ Tứ thư ra chữ La tinh. Chính ông và một giáo sĩ khác đã soạn Từ điển Bồ - Hán (trong đó có chữ Bồ, chữ Hán gốc, chữ Hán phiên âm). Giáo sư người Pháp là Trigault (1626) đã cho in “Âm vận kinh vi toàn cục”, trình bày các phụ âm, nguyên âm, thanh điệu của tiếng Hán và sự kết hợp của chúng.

Như vậy là việc phiên âm tiếng bản địa bằng chữ La tinh nhằm mục đích truyền giáo là hiện tượng phổ biến, mang tính khu vực, chứ chữ quốc ngữ không phải là hiện tượng độc đáo, chỉ có ở Việt Nam như một số người đã lầm tưởng. Mặt khác, cần thấy rằng trong số các giáo sĩ Châu Âu có một số trước khi đến Việt Nam đã từng sống ở Nhật Bản. Việc phiên âm tiếng bản địa không phải là xa lạ với họ. Đương nhiên việc phiên âm này phụ thuộc vào trình độ tiếng Việt của họ. Bước đầu họ phải mò mẫm thử nghiệm. Đấy là chữ quốc ngữ ở giai đoạn manh nha.

Minh chứng cho thứ chữ phiên âm tiếng Việt ở thời kỳ này chỉ có thể tập hợp những bức thư, những bản tường trình lẻ tẻ viết tay bằng tiếng Ý, tiếng Bồ gửi cho cấp trên. Chẳng hạn João Roiz đến Cửa Hàn viết một báo cáo bằng tiếng Bồ gửi về La Mã (1621) trong đó có từ Annam (viết liền), unsai: ông sãi, ungue: ông Nghè (Nghè bộ - chức quan cai trị về địa ba tài chính), Cacham: Kẻ Chàm (Thanh Chiêm, Quảng Nam).

Văn kiện của Gaspar Luis viết từ Macao gửi về La Mã (đề ngày 17/11/1621) thuật lại các việc xảy ra ở miền Nam Việt Nam có những tên riêng như Facfo: Hải phố (Hội An), Tuson: Đà Nẵng, Cachiam: Kẻ Chàm, Noiicman: Nước Mặn (Bình Định) và danh từ chung như Ungue: ông Nghè, Ontrum: ông Trùm. Năm 1626, Gaspar Luis trong bản tường trình hàng năm, viết bằng tiếng La tinh ghi một số địa danh Dinhcham, Cacham, Nuocman, Quanghia, Quinhin, Ranran: Đà Nẵng. 

{keywords}

Từ khóa » Chữ Quốc Ngữ