CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA Và ý NGHĨA Của ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.97 KB, 14 trang )
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIAVÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TÌM HIỂU VỀ CHỦQUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIAI. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU- Trang bị cho SVHS những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biêngiới quốc gia của nước CHXHCNVN; những nội dung chủ yếu về xây dựng vàbảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta trong tình hình hiệnnay.- Nâng cao lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc gópphần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốcgia của Tổ quốc Việt Nam XHCN.1II. NỘI DUNG1. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QG1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia- Quốc gia: là một thực thể pháp lý gồm 3 yếu tố cấu thành: Lãnh thổ, dâncư và quyền lực công cộng.- Quốc gia là chủ thể quan trọng nhất của Luật quốc tế. Chủ quyền quốcgia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tếcác quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.- Lãnh thổ quốc gia: phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốcgia thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia VN baogồm: Vùng đất, vùng biển (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời, ngoài ra còn lãnhthổ quốc gia đặc biệt.- Vùng đất quốc gia: là phần mặt đất và lòng đất của đất liền, của đảo, củaquần đảo thuộc chủ quyền một QG.- Nội thuỷ: là vùng biển nằm phía trong của đường cơ sở (là đường gãykhúc được nối liền giữa các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấpnhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ) để tính chiều rộng lãnh hải.- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở, có chếđộ pháp lí như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốcgia trên biển.- Vùng trời quốc gia: là không gian phía trên lãnh thổ quốc gia; là bộ phậncấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó.2- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt: là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồntại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác.- Chủ quyền quốc gia: quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn, đầy đủvề mọi mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổcủa quốc gia đó.- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia: là một bộ phận của chủ quyền quốc gia,khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên lãnh thổ của mình. Chủ quyềnlãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm.1.2. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc giaXây dựng và bảo vệ CQLTQG là toàn thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnhvực nhằm thiết lập, bảo đảm quyền làm chủ trong phạm vi toàn lãnh thổ baogồm:- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đốingoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên mọi mặtchính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh trong phạmvi lãnh thổ.- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm: vùng đất, vùng trời,nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọiâm mưu, hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ.3- Bảo vệ thống nhất lãnh thổ, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp. Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam.2. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QG2.1. Biên giới quốc gia+ Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làđường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển,lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.+ Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốcgiới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằngmặt phẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồmbiên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.+ Biên giới quốc gia trên đất liền: là phân định lãnh thổ trên bề mặt đấtliền của vùng biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lậptrên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và đượcthể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan.+ Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấubằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hảicủa đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam và được xác định theo công ướccủa Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.+ Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa cácquốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳngđứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trênvùng trời.+ Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia tronglòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi4mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc giatrên biển xuống lòng đất.+ Biên giới quốc gia gồm: biên giới quốc gia trên đất liền (Việt Nam cóđường biên giới quốc gia trên đất liền dài 4.550 km), biên giới quốc qia trênbiển, biên giới quốc gia trên không, biên giới quốc gia trong lòng đất.+ Khu vực biên giới: là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quichế, qui định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới.2.2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia- Xây dựng và bảo vệ BGQG là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảovệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích QG trênkhu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vựcbiên giới. Xây dựng và bảo vệ BGQG là một nội dung của xây dựng và bảo vệchủ quyền lãnh thổ QG, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủquyền lãnh thổ QG.- Luật Biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN năm 2003 xác định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới QG, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàndân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợpphát triển kinh tế - xã hội với tăng cường QP - AN và đối ngoại”.Gồm các nội dung sau:+ Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện; pháttriển kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới.+ Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới,xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với nước láng giềng.5+ Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.+ Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường trên khu vực biên giới.+ Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới.+ Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.+ Phối hợp với các nước đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoạitình đoàn kết hữu nghị với nước láng giềng.3.VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRONG LUẬT PHÁP VÀ TẬPQUÁN QUỐC TẾ- Muốn xác định đúng đắn và khách quan một vùng lãnh thổ thuộc chủquyền của quốc gia nào, phải dựa vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luậtpháp và tập quán quốc tế để xem xét cơ sở pháp lý của mỗi bên tranh chấp, từ đórút ra những kết luận chính xác, tránh kiểu "luật rừng" trong đó chỉ có yếu tố“mạnh được yếu thua” là đáng kể.- Những vấn đề pháp lý về chủ quyền lãnh thổ từ lâu đã được các luật giatrên thế giới nghiên cứu, bổ sung để dần dần xây dựng nên những nguyên tắc vàtiêu chuẩn được luật pháp và tập quán quốc tế thừa nhận rộng rãi.- Trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ, thực tiễn luật pháp quốc tếtrong những thế kỷ trước đây đã chia ra năm hình thức chính thụ đắc chủ quyềnlãnh thổ quốc gia:+ Thụ đắc bằng chiếm hữu.+ Thụ đắc bằng chuyển nhượng.+ Thụ đắc theo thời hiệu.+ Thụ đắc bằng xâm chiếm.6+ Thụ đắc bằng mở mang, phát triển.- Sự phát triển của luật pháp quốc tế ở nửa đầu thế kỷ XX đã tác động mộtcách cơ bản đến các nguyên tắc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Với sựxuất hiện nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệgiữa các nước, việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bằng hành động vũ trang đãbị đặt ra ngoài vòng pháp luật: Với sự xuất hiện nguyên tắc bất khả xâm phạmvà toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, việc thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằngvũ lực hay bằng các thủ đoạn lấn chiếm khác đều là bất hợp pháp. Đồng thời sựxuất hiện nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết cũng đòi hỏi phải xem xét nhữnghình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu, bằng chuyển nhượng,theo thời hiệu... để tìm ra những tiêu chuẩn pháp lý đúng đắn trong quan hệ quốctế. Xem xét chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,chúng ta cần nghiên cứu hai vấn đề:+ Thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu.+ Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu3.1 Thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu- Trong những hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, trước hết phải kểđến thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu, tức là sự thụ đắc một vùng lãnh thổ vôchủ, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.- Đến nay, khi những vùng lãnh thổ vô chủ hầu như không còn nữa, sựthụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu đã mất đi ý nghĩa ban đầu của nó. Song nguyêntắc này vẫn được vận dụng trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đểchứng minh hay làm cơ sở chứng minh các quyền của một quốc gia với mộtvùng lãnh thổ nhất định.- Trong quá trình phát triển của lịch sử, sự chiếm hữu đã trải qua hai giaiđoạn: chiếm hữu tượng trưng và chiếm hữu thực sự.- Xuất hiện cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại, sự chiếm hữu một thờigian dài mang tính chất hình thức. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, thuyết vềquyền khám phá trước tiên và chiếm hữu tượng trưng được chấp nhận. Nhưng từ7thế kỷ XIX, thuyết chiếm hữu thực sự lại trở thành cốt lõi của nguyên tắc thụđắc chủ quyền lãnh thổ.- Ngày nay, trong luật pháp và tập quán quốc tế, người ta cho rằng chỉ cónguyên tắc chiếm hữu đầu tiên, thực sự, rõ ràng đối với đất vô chủ là có giá trịđem lại chủ quyền lãnh thổ cho quốc gia. Hành động chiếm hữu này phải làhành động của nhà nước. Đất vô chủ phải là đất không nằm trong hệ thống địalý hành chính của một nước nào. Những vùng đất đã được biên chế chính thứcvào hệ thống địa lý hành chính của một nước, dù vùng đất đó có hay không cóđại diện thường trực tại chỗ của nhà nước, cũng không thể coi là đất vô chủ.Việc chiếm hữu bằng vũ lực, bằng hành động chiến tranh những vùng đất đã cóchủ không bao giờ làm thay đổi được chủ quyền lãnh thổ.- Nguyên tắc nói trên không phải ngay một lúc đã hình thành và đượcchấp nhận mà phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp.3.2.Thụ Đắc chủ quyền theo thời hiệu- Trong các hình thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ, cũng cần xem xétnguyên tắc thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu, một nguyên tắc mà một số nước lợidụng để mạo nhận chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ mà họ đang chiếmđóng một cách bất hợp pháp.- Thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu làthụ đắc chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bằng chiếm hữu trên thực tế trongmột thời gian dài và không có sự tranh chấp trực tiếp, tuy về mặt pháp lý chủquyền đối với vùng lãnh thổ này còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.- Thuyết thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu đã hình thành vào thời kỳ màviệc gây chiến tranh xâm lược và xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổcủa các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và cấm đoán, còn nguyên tắcquyền dân tộc tự quyết thì chưa được coi là một tiêu chuẩn của luật pháp quốctế. Về sau thuyết này bị coi là không phù hợp với những nguyên tắc và tiêuchuẩn của luật pháp quốc tế hiện đại, trừ trường hợp sự thụ đắc chủ quyền lãnh8thổ không phải là xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của nước khác vàkhông vi phạm quyền dân tộc tự quyết.- Người ta phân biệt hai trường hợp thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu diễnra từ lúc bắt đầu sự chiếm hữu:+ Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà trước đó đã được coi là thuộc về mộtquốc gia khác.+ Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà nguồn gốc không rõ ràng, còn bịtranh cãi hoặc khó chứng minh tính hợp pháp của việc chiếm hữu.- Trong trường hợp thứ nhất, việc bắt đầu chiếm hữu một vùng lãnh thổcủa nước khác nhằm mục đích tạo ra chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó theothời gian chiếm hữu, là bất hợp pháp.- Trong trường hợp thứ hai, nguồn gốc của sự bắt đầu chiếm hữu không rõràng, sự chiếm hữu vào thời điểm đó chưa được hình thành một cách đầy đủ, sựtồn tại chủ quyền trước đó đối với vùng lãnh thổ này vẫn có thể bị tranh cãi.- Sự khác nhau giữa chiếm hữu thực sự và thụ đắc chủ quyền theo thờihiệu là ở chỗ: sự chiếm hưu thực sự hàm ý cả quyền sở hữu lãnh thổ về pháp lývà trên thực tế (de jure et de facto) còn thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu chỉ đòihỏi sự thực hiện chủ quyền quốc gia trên thực tế (de facto) đối với lãnh thổ đómặc dù trong nột thời gian dài, về mặt pháp lý (de jure) vùng lãnh thổ đó khôngphải là bộ phận lãnh thổ của quốc gia Còn sự giống nhau là ở chỗ việc thực hiệnquyền lực quốc gia và chức năng nhà nước thích hợp với các điều kiện của vùnglãnh thổ trong hai trường hợp đều như nhau.- Sự thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu đòi hỏi việc thực hiện chủ quyềntrên thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, nhưngthực tiễn luật pháp quốc tế chưa hề định ra một thời hạn chung nào cho tất cảmọi trường hợp.- Luật pháp quốc tế hiện đại đã phê phán và không chấp nhận nguyên tắcthụ đắc chủ quyền theo thời hiệu vì nó đã nhiều lần bị lợi dụng để biện minh chonhững hành động xâm lược. Một số nước đã dùng hành động quân sự hoặc lén9lút xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một nước khác,thiết lập quyền kiểm soát ở đó rồi lợi dụng nguyên tắc thụ đắc chủ quyền theothời hiệu, lâu dần biến lãnh thổ nước khác thành lãnh thổ của mình một cách bấthợp pháp. Sự chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp như vậyđã vi phạm cùng một lúc ba nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế hiện đại thừanhận: nguyên tắc cấm đe dọa bằng vũ lực và sử dụng vũ lực, nguyên tắc bất khảxâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.Những hành động đó nhất định sẽ bị luật pháp quốc tế và dư luận tiến bộ trênthế giới lên án mạnh mẽ.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG & NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆCHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, giữvững an ninh quốc gia và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là quan điểm nhất quánvà xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định như trên tại Lễ kỷ niệm 35năm Ngày thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Uỷ banBiên giới quốc gia-Bộ Ngoại giao, chiều 3/11.- Lưu ý đến những thách thức không nhỏ cho công tác biên giới, lãnh thổ,bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng đề nghị Uỷban Biên giới quốc gia tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về nhiệm vụ bảovệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy trí tuệ và sức sáng tạo trong việc thammưu có hiệu quả cho Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách trongcông tác bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, cũng như những biện pháp xử lýkịp thời các vấn đề nảy sinh liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ.- Uỷ ban cần phối hợp tốt hơn nữa với các ngành, các địa phương triểnkhai nghiêm túc các văn kiện về biên giới lãnh thổ đã ký với các nước lánggiềng; thực hiện quản lý có hiệu quả đường biên giới quốc gia, góp phần tăngcường trật tự trị an trên khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mạivà giao lưu hữu nghị với các nước láng giềng có chung đường biên giới.10- Thủ tướng chỉ đạo Uỷ ban tiếp tục thúc đẩy đàm phán với các nước lánggiềng trong việc hoạch định biên giới quốc gia, xây dựng đường biên giới hoàbình, hữu nghị, ổn định, hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển. Trongđó, cần quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến,” kiên quyết bảo vệvững chắc từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời tôn trọngchủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước láng giềng.- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Uỷ ban cần quan tâm xâydựng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ,luật pháp quốc tế và ngoại ngữ, đủ năng lực tham gia vào các tổ chức, cơ quanluật pháp quốc tế, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và lợiích của đất nước.- Thay mặt lãnh đạo Bộ ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao Phạm Gia Khiêm bày tỏ quyết tâm của cán bộ, công chức Bộ Ngoại giaonói chung, Uỷ ban Biên giới nói riêng thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo củaLãnh đạo Đảng, Nhà nước, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trungương và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnhthổ và an ninh quốc gia; xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định,hợp tác cùng phát triển, cả trên bộ và trên biển.- Trong 35 năm qua, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Chính phủ và BộNgoại giao, Uỷ ban Biên giới quốc gia đã có nhiều nỗ lực, vượt qua mọi khókhăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó,đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia,nổi bật nhất là việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và phânđịnh vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; hoàn thành việc hoạch định phân giới, cắmmốc đường biên giới quốc gia với Lào; ký kết Hiệp ước hoạch định biên giớinăm 1985 với Campuchia; Hiệp định phân định ranh giới biển với Thái Lan năm1997, hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia năm 2003; trình Uỷ banranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềmlục địa Việt Nam...11Tóm lại- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG là một nội dung quantrọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâmphạm của dân tộc Việt Nam;- Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đềtranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹnlãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau;- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệpcủa toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nướcvà lực lượng vũ trang là nòng cốt.12III. KẾT LUẬN1. Trách nhiệm công dân trong xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,BGQG. Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xâydựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG Việt Nam.- Đ44 Hiến pháp 1992: BVTQ XHCN, giữ gìn an ninh quốc gia là sự nghiệpcủa toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ QP - AN do pháp luật qui định.- Đ10 Luật Biên giới quốc gia: Xây dựng, quản lí, bảo vệ BGQG, khu vựcbiên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí.+ Mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảovệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG Việt Nam.+ Chấp hành nghiêm chính Hiến pháp, pháp luật...+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiệnnghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thànhmọi nhiệm vụ được giao.2. Trách nhiệm của SVHS trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giớiquốc gia- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biếtsâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên, truyền thống đấutranh CM từ khi có Đảng; Xây dựng củng cố lòng tin, lòng tự hào, tự tôn dântộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức BVTQ XHCN;- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quí và bất khả xâm phạm vể chủquyền, biên giới quốc gia; xác định rõ vinh dự, trách nhiệm của công dân trongnhiệm vụ BVTQ;- Thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập QP-AN trong nhà trường,sẳn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ BVTQ.- Sẳn sàng tự nguyện tham gia vào lực lượng QĐND và CAND.Tìnhnguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu KT-QP, góp phần xâydựng khu vực biên giới đất liền, hải đảo vững mạnh.13Môc lôcI. MUC̣ ĐICH́ - YÊU CÂÙ .............................................................................................................1II. NỘI DUNG............................................................................................................................21. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QG.......................................................21.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia..............................................................................................21.2. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia...............................................................32. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QG................................................................................42.1. Biên giới quốc gia.............................................................................................................42.2. Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia................................................................................54. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG & NHÀNƯƠĆ VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀNLÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA ....................................................................................10III. KẾT LUẬN........................................................................................................................131.Trách nhiệm công dân trong xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG. Mọi công dân ViêṭNam đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, BGQG Viêṭ Nam....................................................................................................................................................132. Trách nhiệm của SVHS trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia..........1314
Tài liệu liên quan
- Rủi ro và ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế
- 80
- 1
- 3
- Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng
- 15
- 1
- 4
- Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc quy định các quyền, nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng
- 13
- 1
- 2
- Quyền nhân thân trong Bộ luật dân sự và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân
- 19
- 2
- 15
- Thị trường chứng khoán và ý nghĩa của việc áp dụng quyền chọn trên thck Việt Nam
- 86
- 546
- 0
- Giá trị của học thuyết về lợi nhuận của Mark và ý nghĩa của việc nghiên cứu và thực hiện vấn đề lợi nhuận
- 23
- 2
- 8
- Các nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta
- 67
- 2
- 10
- Các nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta
- 72
- 11
- 59
- vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này với việt nam
- 16
- 8
- 43
- LÝ LUẬN GIÁ TRỊ CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN XIX VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- 26
- 3
- 12
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(93 KB - 14 trang) - CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA và ý NGHĨA của VIỆC tìm HIỂU về CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Dừng Lại ở đâu
-
Phê Duyệt - Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Và Quyền Tài Phán Của Quốc Gia Ven ...
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? Nội Dung Xây Dựng Và Bảo Vệ ...
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[PDF] KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI - Trường Đại Học Đà Lạt
-
Chủ Quyền Quốc Gia Và Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển Là Gì?
-
Khái Niệm Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì - Thả Rông
-
Chung Tay Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? - Show News
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Là Thiêng Liêng, Bất Khả Xâm Phạm