Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Là công dân Việt Nam, đã bao giờ bạn thắc mắc về chủ quyền lãnh thổ quốc gia mình chưa? Đất nước ta có đường biên giới và đường bờ biển kéo dài, vì vậy vấn đề chủ quyền đặc biệt là chủ quyền quốc gia trên biển luôn là vấn đề nóng và được quan tâm hàng đầu.
Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Quy định quyền chủ quyền quốc gia
- 1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
- 1.1. Định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
- 1.2. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
- 2. Vị trí của đảo và quần đảo với chủ quyền Việt Nam
- 3. Quy định quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
- 3.1. Nội thủy:
- 3.2. Lãnh hải:
1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?
1.1. Định nghĩa chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
Hiện nay có khá nhiều khái niệm là cách giải thích về chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Để hiểu một cách đúng đắn thì trước hết ta phải nắm rõ khái niệm về chủ quyền quốc gia:
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt như lập pháp, hành pháp, tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quy định theo pháp luật, thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt và đầy đủ của quốc gia đó.
Tóm lại, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý gắn liền với quốc gia đó, là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt , bao gồm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết trong công việc nội bộ và trong quan hệ quốc tế của quốc gia đó.
1.2. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
Mỗi quốc gia có toàn quyền định đoạt trên phạm vi lãnh thổ của mình, đó là quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên lãnh thổ, có quyền sở hữu hoàn toàn và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.
Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế.
2. Vị trí của đảo và quần đảo với chủ quyền Việt Nam
Vì có đường bờ biển kéo dài nên vấn đề đảo và quần đảo với chủ quyền Việt Nam luôn được dư luận quan tâm, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Vậy hiểu thế nào cho đúng về vị trí đảo và quần đảo của nước ta thì mời các bạn cùng đi tìm hiểu phần chi tiết dưới đây:
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: Vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia ( nội thủy và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngài ra còn bao gồm vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau nhưng các vùng đất đó điều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo.
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú – Hà Giang đến mũi Cà Mau, các đảo Phú Quốc, Cái Lân … và quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vùng biển nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung bộ trên 40 đảo, còn lại nằm ở vùng biển Nam Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy để kiểm soát vấn đề an ninh, chủ quyền trên biển là rất khó khăn.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km, từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang. Phần biển Đông có 3 mặt giáp biển thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn bao bọc. Vì có đường bờ biển dài là vậy và chung biển Đông với nhiều quốc gia khác nên vấn đề an ninh chính trị, chủ quyền biển đảo rất hay xảy ra tranh chấp.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, cùng với tài nguyên thiên phong phú nhiều loại thủy hải sản và bờ biển với vị trí địa lý đẹp, được thiên nhiên ưu đãi. Vì vậy đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, du lịch, nhưng đồng thời cũng có vai trò quan trọng trong xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh của đất nước để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Vì có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng nên khi giải quyết tranh chấp hay các vụ việc xảy ra ở các vùng đảo và quần đảo này, đặc biệt là vấn đề chủ quyền, Việt Nam luôn ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và tuân thủ dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà nước ta là thành viên.
3. Quy định quyền chủ quyền quốc gia trên biển
Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó.
3.1. Nội thủy:
Theo khoản 1 điều 8 Công ước Luật Biển 1982 quy định:“các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ quốc gia”. Các vùng nước nội thuỷ này có chế độ pháp lý như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thủy.
Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nước nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó. Quốc gia ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền đó được hoạt động trong vùng nước nội thuỷ của quốc gia mình. Quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài có hành vi vi phạm khi hoạt động trong vùng nội thủy này.
Tuy nhiên, tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu quân sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia cảng đối với các tàu này chỉ được thực hiện khi:
+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi là người ngoài thủy thủ đoàn và nạn nhân là người thuộc thủy thủ đoàn. Trường hợp này, quốc gia cảng có thẩm quyền nhưng quốc gia tàu mang cờ cũng có thẩm quyền;
+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi và nạn nhân đều không thuộc thủy thủ đoàn, thì quốc gia cảng có thẩm quyền tuyệt đối;
+ Nếu thành viên thủy thủ đoàn phạm tội ngoài tàu thì quốc gia cảng có thể bắt giữ nhưng phải trao trả ngay cho thuyền trưởng nếu ông ta yêu cầu.
3.2. Lãnh hải:
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài vùng nước nội thuỷ và có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 3 của Công ước Luật biển 1982 nêu rõ: “Mọi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
Lãnh hải được coi như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia ven biển, các quốc gia này cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ song không tuyệt đối như trong vùng nước nội thuỷ. Quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia; an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Tuy nhiên, trong lãnh hải, các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại.
a) Quyền đi qua không gây hại:
Quyền đi qua không gây hại được hiểu là tàu thuyền đi qua nhưng không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế
Quyền đi qua không gây hại này được quy định trong điều 19 Công ước luật Biển năm 1982.
Pháp luật nước ta cho phép tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam ( vì Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc) có thể được thả neo trong các trường hợp bất khả kháng hay các sự cố hàng hải ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và tính mạng của hành khách.
b) Quyền tài phán trong lãnh hải:
Quyền tài phán của quốc gia ven biển là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được phép quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó (bao gồm quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phù hợp với quy định của luật quốc tế).
Các tàu quân sự và các tàu khác của Nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Quốc gia ven biển không được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một con người trên tàu đó nhưng quốc gia này lại có quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt hay đảm bảo về mặt dân sự mà luật trong nước mình quy định đối với tàu nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.
Đối với tàu thuyền thương mại (tàu thuyền dân sự) nước ngoài thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải, theo quy định tại Điều 27, 28 Công ước luật biển 1982, quốc gia ven biển không được bắt tàu thuyền đó dừng lại hay đổi hướng để thực hiện quyền tài phán về dân sự, hình sự đối với những vụ việc xảy ra trên nội bộ tàu thuyền, trừ những trường hợp ngoại lệ sau:
Quốc gia ven biển được thực hiện quyền tài phán hình sự đối với vụ việc vi phạm pháp luật hình sự trên tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải trong 4 trường hợp:
- (1) Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển;
- (2) Nếu vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải;
- (3) Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang quốc tịch yêu cầu sự giúp đỡ của các lực lượng chức trách địa phương;
- (4) Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích khác.
Dựa theo các quy định của Công ước luật biển năm 1982 về quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam đã quy định các điều 30, điều 31 Luật Biển Việt Nam năm 2012. Theo đó quốc gia mà tàu thuyền mang quốc tịch có quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên tàu thuyền. Trong trường hợp các loại tàu thuyền trên vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu thuyền đó chấm dứt hành vi vi phạm và rời khỏi lãnh hải ngay lập tức, đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu thuyền mang quốc tịch trừng trị người có hành vi vi phạm pháp luật. Nếu tàu thuyền này gây thiệt hại cho cho quốc gia ven biển thì quốc gia mà tàu mang quốc tịch phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, bài viết đã giải đáp các thắc mắc về Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là chủ quyền quốc gia trên biển. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan mục Là gì? tại mảng Hỏi đáp pháp luật và Văn bản pháp luật
- An ninh là gì? An ninh quốc phòng là
- Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì?
- Nghị định 22/2021/NĐ-CP về Khu Kinh tế - quốc phòng
Từ khóa » Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Dừng Lại ở đâu
-
Phê Duyệt - Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Huế
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Và Quyền Tài Phán Của Quốc Gia Ven ...
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA Và ý NGHĨA Của ...
-
Chủ Quyền Quốc Gia Là Gì? Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì?
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? Nội Dung Xây Dựng Và Bảo Vệ ...
-
Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[PDF] KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI - Trường Đại Học Đà Lạt
-
Chủ Quyền Quốc Gia Và Chủ Quyền Quốc Gia Trên Biển Là Gì?
-
Khái Niệm Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì - Thả Rông
-
Chung Tay Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ, An Ninh Biên Giới Quốc Gia
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Quốc Gia Là Gì? - Show News
-
Chủ Quyền Lãnh Thổ Là Thiêng Liêng, Bất Khả Xâm Phạm