Chu Sa (Thần Sa) - Thầy Thuốc Việt Nam

Chu Sa (Thần Sa) là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau như hình mảnh, sợi, cục, màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhưng rất giòn. Chu Sa thường ở thể bột đỏ, Thần Sa thường là các khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tên gọi: Chu Sa
    • Mô tả về chu sa
    • Phân bố chu sa
    • Bào chế chu sa
    • Bảo quản chu sa
    • Thành phần hoá học của chu sa
    • Tác dụng dược lý của chu sa
    • Tính vị, quy kinh chu sa
    • Công năng của chu sa
  • Công dụng của chu sa
    • Cách dùng, liều lượng chu sa
  • Ứng dụng lâm sàng của chu sa
    • Chu Sa trị chứng suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp
    • Trị trẻ em khóc đêm, ngủ hay giật mình
    • Trị chóng mặt, hoa mắt do mất máu cho phụ nữ sau sanh
    • Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc
  • Kiêng kỵ
    • Chú ý khi dùng chu sa
    • Phương pháp cấp cứu:

Tên gọi: Chu Sa

  • Tên khác: Thần Sa, Đan Sa, Xích Đan, Cống Sa
  • Tên khoa học: Cinnabaris.

Mô tả về chu sa

Chu Sa (Thần Sa) là khoáng chất có nhiều hình dạng khác nhau như hình mảnh, sợi, cục, màu đỏ hoặc nâu hồng, có những vết bóng sáng, rắn nhưng rất giòn.

Chu Sa thường ở thể bột đỏ, Thần sa thường là các khối óng ánh, màu đỏ tối hay đỏ tươi, nâu hồng.

chu-sa Hình ảnh của Chu Sa ( Thần sa)

Phân bố chu sa

Chu Sa (thần sa) có nguồn gốc từ các tỉnh Hồ nam, Tứ xuyên, Liêu ninh, Vân nam, Quí châu, Hà bắc. Ngoài ra, trên thị trường có bán loại Chu Sa nhân tạo (Vemilion), nhưng người ta cho là Chu Sa thiên nhiên tốt hơn.

Bào chế chu sa

Mài Chu Sa (Thần Sa) trong cối đá hay bát sứ, thêm ít nước mưa hay nước cất, để lắng một lúc thấy có màng nổi lên thì vớt bỏ đi, khuấy nhẹ lên gạn lấy nước đỏ. Làm như vậy nhiều lần, đến khi nước không còn đỏ nữa thì thôi. Cặn còn lại màu đen bỏ đi. Nước gạn được để lắng gạn bỏ nước trong, cặn còn lại dùng giấy bản hay vải bịt lại phơi khô để dùng.

Chu Sa và Thần Sa là thuốc độc bảng B, đựng trong lọ thủy tinh kín màu vàng để chỗ khô ráo.

Bảo quản chu sa

Để nơi khô ráo, mát, kín, tránh ánh sáng, sức nóng và không khí.

Thành phần hoá học của chu sa

Thuỷ ngân sulfua, selenua thuỷ ngân (trong Thần sa nhiều gấp 10 lần Chu Sa).

Tác dụng dược lý của chu sa

  • Muối HgSe dưới dạng keo có trong Chu Sa hay Thần Sa hoặc tổng hợp được ít độc và có tác dụng an thần rất mạnh, chống co giật mạnh hơn hẳn các chất an thần thường dùng như Bromua.
  • Tác dụng ở vỏ não không làm thay đổi nhịp tim và không chống được nôn do apomorphin. Kéo dài giấc ngủ do các barbituric lên 2 – 3 lần và kéo dài thời gian mê do pentothal gấp 2 – 3 lần (Báo cáo của Hoàng tích Huyền, Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà nội) về thí nghiệm các muối selenua natri, kali, muối selenit và muối selenua thủy ngân do Đàm trung Bảo tổng hợp từ Selen trong Chu Sa, Thần sa.
  • Thuốc có tác dụng giải độc, chống mốc thối.
  • Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế, sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm. Trị một số bệnh ngoài da. Hoạt chất chủ yếu phần nhiều do muối selen.
  • Chu Sa rất độc khi nung vào lửa vì tạo thành kim loại thủy ngân theo công thức: HgS + O2 → SO2 +Hg.

Tính vị, quy kinh chu sa

Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Tâm.

Công năng của chu sa

Trấn tâm an thần, thanh nhiệt giải độc.

chu-sa- Chu Sa (Thần Sa) khi nung nóng sinh ra Thủy ngân (là một chất rất độc)…

Công dụng của chu sa

An thần, chữa điên cuồng, mất ngủ, ác mộng, dùng ngoài trị mụn nhọt.

Cách dùng, liều lượng chu sa

  • Dùng trong, ngày 0,3 – 1g. Phối hợp trong các phương thuốc trấn kinh, an thần, dùng dạng hoàn tán.

Các sách Y học cổ truyền ghi:

Chu Sa, Thần sa uống phải dùng sống tuyệt đối, dùng lửa có thể gây chết người (nhiệt độ cao làm muối thuỷ ngân tan nhiều). Khi dùng thường chế theo phương pháp thuỷ phi với nam châm nhằm loại hết tạp sắt.

  • Dùng ngoài: Nghiền thành bột bôi vào mụn nhọt.

Ứng dụng lâm sàng của chu sa

Chu Sa trị chứng suy nhược thần kinh, tinh thần bứt rứt, khó ngủ, tim hồi hộp

Thần sa (tán mịn) 1g, tim lợn 1 cái. Cho Thần sa và giữa tim lợn, hấp chín, ăn mỗi ngày 1 cái. Chu Sa an thần hoàn (Lam thất bí tàng): Chu Sa 4g, Hoàng liên 6g, Sinh địa, Đương qui, Chích thảo đều 2g, Chu Sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn (theo tỷ lệ các vị thuốc, có thể làm nhiều hay ít tùy nhu cầu). Mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần ( 1 lần trước ngủ) với nước ấm.

Trị trẻ em khóc đêm, ngủ hay giật mình

Bột Chu Sa (Thần sa) 0,3 – 1g dạng bột hay viên, uống với nước sắc Thảo quyết minh 10g trước lúc ngủ.

Trị chóng mặt, hoa mắt do mất máu cho phụ nữ sau sanh

Bột Chu Sa ( Thần sa)1,5 – 3g, uống với giấm nóng hoặc nước tiểu trẻ em. Đã trị 16 ca đều khỏi, thường sau khi uống bệnh nhân tỉnh táo, hết chảy máu ( Báo cáo của Lưu Thiên Phùng, Báo Tân trung y 1975, 5:27).

Giải đậu độc lúc sắp mọc hay mới mọc

Bột Chu Sa 1g, hòa mật uống. Trị di tinh: Chu Sa ( thủy phi) 1 – 2g cho vào quả tim lợn lấy chỉ buộc, nấu hoặc chưng cách thủy, ăn mỗi tối trước lúc ngủ

Kiêng kỵ

Không phải thực nhiệt thì không nên dùng.

Chú ý khi dùng chu sa

Dùng Chu Sa hay Thần sa để uống nhất thiết phải thuỷ phi, bỏ hết chất đen lẫn lộn trong thuốc. Chất đen này không uống được và chỉ dùng ngoài trị ghẻ lở. Chu Sa và Thần sa kỵ sức nóng nên phải mài, tán với nước, nếu không thuỷ ngân sẽ bị giải phóng gây độc và làm mất tác dụng của thuốc.

Phương pháp cấp cứu:

  • Dùng 2% Bicacbonat natri dung dịch hoặc nước sôi ấm rửa bao tử.
  • Cho uống sữa lòng trắng trứng gà để kết hợp với thủy ngân thành hợp chất khó hấp thu, đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Uống nước sắc đậu xanh hoặc bài Hoàng liên giải độc thang gia Kim ngân hoa, Thổ phục linh.
  • Dùng thuốc tây giải độc.
  • Truyền dịch nâng cao thể trạng và điều trị triệu chứng.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Thaythuocvietnam.vn

Từ khóa » Thần Sa Là Chất Gì