Dùng Chu Sa, Thần Sa Thế Nào Cho đúng?

Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Hà Nội
  • Gia đình và Xã hội
  • Pháp luật và bạn đọc
  • Y tế
  • Thời sự
  • Tra cứu bệnh
  • Sức khỏe TV
  • Y học 360
  • Dược
  • Y học cổ truyền
  • Giới tính
  • Dinh dưỡng
  • Khỏe - Đẹp
  • Phòng mạch online
  • Thị trường
Thời sự Xã hội Pháp luật Quốc tế Y tế Tin nóng y tế Thành tựu y khoa Blog thầy thuốc Sự hi sinh thầm lặng Camera bệnh viện Tra cứu bệnhSức khỏe TV Tọa đàm Giao lưu Livestream Dược An toàn dùng thuốc Thông tin dược học Thuốc mới Vaccine Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Cây thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Multimedia Emagazine Video Infographic Y học 360 Bệnh người cao tuổi Bệnh thường gặp Bệnh phụ nữ Bệnh nam giới Bệnh trẻ em Sức khỏe tâm hồn Ung thư Khỏe - Đẹp Mỹ phẩm Thẩm mỹ Bài tập khỏe đẹp Dinh dưỡng Dinh dưỡng mẹ và bé Dinh dưỡng người cao tuổi Chế độ ăn người bệnh Cảnh giác thực phẩm Thực phẩm chức năng Giới tính Hỏi đáp phòng the Sức khỏe sinh sản Bệnh lây truyền Phòng mạch onlineThị trường Nhãn hàng sai phạm Doanh nghiệp Nhịp cầu Nhân áiVăn hóa – Giải tríChuyên trang gia đìnhĐời sống Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Vị thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Dùng chu sa, thần sa thế nào cho đúng?13-09-2013 09:37 | Y học cổ truyền google news

Chu sa, thần sa hay còn gọi là châu sa, đơn sa (Cinnabaris) là một loại khoáng thạch có màu đỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc.

Chu sa, thần sa hay còn gọi là châu sa, đơn sa (Cinnabaris) là một loại khoáng thạch có màu đỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc. Chu sa, thần sa đã được Ðông y sử dụng tới 2.000 năm nay để làm thuốc trấn kinh, an thần trong các bệnh co giật và mất ngủ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng chu sa, thần sa chữa bệnh.

rong Đông y, chu sa, thần sa là một thành phần trong nhiều cổ phương nổi tiếng như: Ngưu hoàng trấn kinh tán, Ngưu hoàng thiên kim tán, Ngưu hoàng bào long hoàn, Bá tử dưỡng tâm hoàn, Tiểu nhi kinh phong tán... Về thực chất, chu sa và thần sa chỉ là một, đều là khoáng thạch có chứa sunfua thủy ngân và sunfua selen. Khác là chu sa thường ở thể bột đỏ, còn thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không đều nhau, có màu đỏ tối hay đỏ tươi, thể chất nặng song dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

Theo Đông y, chu sa, thần sa đều có vị ngọt, tính hơi hàn, có độc. Nhập vào kinh tâm, có công năng thanh tâm, trấn kinh, an thần, giải độc. Được dùng để trị các chứng hay bị hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, giật mình, trẻ con hay khóc đêm, bị co giật khi sốt cao... Trong sách cổ có quy định, chu sa, thần sa bao giờ cũng phải dùng sống một cách tuyệt đối, có nghĩa là không được qua lửa hoặc không được giã nghiền trực tiếp để sinh nhiệt. Vì nếu gia nhiệt sẽ làm cho các thành phần như sunfua thủy ngân (HgS) trong đó bị phân hủy thành thủy ngân nguyên tố (Hg) gây độc cho cơ thể, nhẹ thì có thể dẫn đến thâm lợi, sưng lợi...; nặng có thể nguy hiểm cho tính mạng. Do vậy, trước khi dùng cần được chế biến đúng phương pháp (thủy phi), sử dụng đúng liều lượng quy định.

Dùng chu sa, thần sa thế nào cho đúng? 1 Khi chế biến và sử dụng chu sa cần đúng phương pháp nếu không sẽ gây độc cho cơ thể.

Cách chế biến thần sa, chu sa

Cách 1: Nếu dùng với số lượng ít, cho vài ba thang thuốc Đông y, có thể đem chu sa, thần sa, mài vào cái bát sứ đã chứa ít nước sạch, cho tan hết phần bột, làm nhiều lần, bỏ phần cặn, gạn hoặc dùng nam châm để hút các cặn sắt đi. Lấy phần bột mịn đỏ, hòa vào thuốc sắc đã để nguội mà uống, với liều 0,3 - 1,5g/ngày.

Cách 2: Nếu dùng với số lượng lớn hơn, chu sa, thần sa thường cho vào cối sứ hoặc lon sành, cho nước sạch vào rồi nghiền làm nhiều lần, mỗi lần gạn lấy phần nước có bột đỏ sang một dụng cụ khác như can, chậu sành..., để lắng vài giờ, gạn bỏ phần nước trong ở trên, thu lấy bột mịn màu đỏ. Có thể tinh chế vài lần như vậy. Sau đó cho ra mâm nhôm hay khay men... phơi trong bóng râm cho tới khô. Lấy phần bột mịn màu đỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, nút kín, để nơi cao ráo, tránh ánh sáng.

Cách 3: Trong các xí nghiệp sản xuất thuốc Đông dược, khi cần sản xuất số lượng lớn thần sa, chu sa, phải xay nghiền trong các cối bằng đá, song nhất thiết phải luôn luôn xay nghiền cùng với nước sạch để làm nguội (do nhiệt sinh ra trong quá trình xay nghiền dễ tạo ra thủy ngân nguyên tố). Sau đó các quá trình tiếp theo cũng làm theo các cách trên.

Như vậy, cần hết sức lưu ý là không cho chu sa, thần sa vào sắc cùng với thang thuốc thảo mộc.

Chu sa, thần sa được dùng chữa bệnh

Chữa mất ngủ, hay giật mình, mê sảng, giấc ngủ không yên, trẻ con hay khóc đêm...:dùng riêng bột chu sa, thần sa, hòa thêm chút mật ong hay ít nước đường vào cho dễ uống.

Chữa tâm thần bất an, mất ngủ, tim loạn nhịp, di tinh: dùng tim lợn hấp chín, rồi chấm với bột chu sa, thần sa mà ăn.

Lưu ý: Nếu thần sa, chu sa là một trong nhiều vị của một thang thuốc thảo mộc khác, trước hết phải sắc các vị thuốc thảo mộc như bình thường. Gạn lấy nước sắc, để nguội, rồi cho bột chu sa, thần sa với lượng phù hợp vào, quấy đều, uống ngày 2 - 3 lần trước bữa ăn khoảng 1,5 giờ. Ngoài ra, trong sản xuất thuốc, nếu trong thành phần có chu sa, thần sa, có thể lấy chính loại bột này để bao phía ngoài của các viên thuốc hoàn.Tóm lại, để tránh những hậu quả có thể xảy ra đối với người bệnh khi dùng chu sa, thần sa, thì cách chế biến, bào chế vị thuốc này cũng như liều dùng và cách dùng của vị thuốc, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các phương pháp và các quy định đã đề ra.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh Bình luậnXem thêm bình luậnÝ kiến của bạn

Đăng nhập để tham gia bình luận

Bình luận không đăng nhập Gửi

Đăng nhập với socail

Facebook Google Ghi nhớ tài khoảnĐăng nhập

Thông báo

Bạn đã gửi thành công. Chia sẻ facebook Thời sự Xã hội Pháp luật Quốc tế Y tế Tin nóng y tế Thành tựu y khoa Blog thầy thuốc Sự hi sinh thầm lặng Camera bệnh viện Tra cứu bệnhSức khỏe TV Tọa đàm Giao lưu Livestream Dược An toàn dùng thuốc Thông tin dược học Thuốc mới Vaccine Y học cổ truyền Thầy giỏi – thuốc hay Bệnh viện - phòng khám Cây thuốc quanh ta Chữa bệnh không dùng thuốc

Multimedia Emagazine Video Infographic Y học 360 Bệnh người cao tuổi Bệnh thường gặp Bệnh phụ nữ Bệnh nam giới Bệnh trẻ em Sức khỏe tâm hồn Ung thư Khỏe - Đẹp Mỹ phẩm Thẩm mỹ Bài tập khỏe đẹp Dinh dưỡng Dinh dưỡng mẹ và bé Dinh dưỡng người cao tuổi Chế độ ăn người bệnh Cảnh giác thực phẩm Thực phẩm chức năng Giới tính Hỏi đáp phòng the Sức khỏe sinh sản Bệnh lây truyền Phòng mạch onlineThị trường Nhãn hàng sai phạm Doanh nghiệp Nhịp cầu Nhân áiVăn hóa – Giải tríChuyên trang gia đìnhĐời sống Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH

Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG (Thường trực), TRẦN YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG

Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021

© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

Liên hệ

THÔNG TIN TÒA SOẠN Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0904.852.222 Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Điện thoại: 0888.669.909 - Email: ads@suckhoedoisong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 213 và 495 đường Điện Biên Phủ - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh - Văn phòng Bắc Trung Bộ: Số 68A đường Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An - Khu vực Đông Bắc: Phố Hải Phúc - Phường Hồng Hải - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Từ khóa » Thần Sa Là Chất Gì