Chủ Thể Quản Lí Hành Chính Nhà Nước Là đối Tượng Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm Nhà nước rất đa dạng và phức tạp, có thể hiểu cơ bản Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chủ thể quản lí hành chính nhà nước là gì?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Luật tổ chức Chính phủ 2015
- Luật tổ chức chính quyền địa phương 2019
Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là gì?
Có thể hiểu quản lý nhà nước là; một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước; để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện; nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước:
- Quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước;
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực hiện hàng ngày; tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính.
- Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương; các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.
Tổ chức quyền lực nhà nước gồm những cơ quan sau đây:
- Quốc hội: là cơ quan thực hiện quyền lập pháp
- Chính phủ: là cơ quan thực hiện quyền hành pháp
- Tòa án: là cơ quan thực hiện quyền tư pháp
- Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước Việt Nam; thay mặt Nhà nước thực hiện các vấn đề đối nội, đối ngoại
- Viện kiểm sát nhân dân: là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
- Kiểm toán nhà nước: Thực hiện việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của nhà nước.
Như vậy Chủ thể quản lí hành chính nhà nước được trao cho Chính phủ; đây là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, tại địa phương chủ thể quản lí hành chính được trao cho Ủy ban nhân dân các cấp.
Hệ thống cơ quan quản lí hành chính Nhà nước
Cơ quan hành pháp là cơ quan thực thi quyền hành pháp. Tức là triển khai tổ chức thực hiện pháp luật; đưa pháp luật vào đời sống.
Hiện nay cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; trong đó cơ quan hành chính cao nhất là Chính phủ; Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính tại địa phương
Hệ thống tổ chức Chính phủ
Chính phủ bao gồm Thủ tướng chính phủ, là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo đó là Bộ trưởng các bộ và cơ quan ngang bộ; Cơ cấu, số lượng thành viên do Quốc hội quyết định theo sự đề nghị của Thủ tướng chính phủ.
Chế độ làm việc của chính phủ: Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, dưới sự quản lí tập chung của Thủ tướng chính phủ.
Hiện nay hệ thống tổ chức chính phủ bao gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ; các bộ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng và dưới sự chỉ đạo chung của Thủ tướng.
Hệ thống tổ chức của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Hình thức quản lí hành chính nhà nước
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài các hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý xã hội.
Các cơ quan hành chính Nhà nước quản lí hành chính bằng những hình thức sau:
- Quản lý bằng những chủ trương, chính sách; Đây là cơ sở trực tiếp để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư…
- Quản lí bằng văn bản quy phạm pháp luật: thông qua các văn bản quy định những quy tắc xử sự chung trong lĩnh vực quản lý hành chính; xác định rõ thẩm quyền và thủ tục tiến hành của các đối tượng quản lý.
Ngoài ra các cơ quan còn thực hiện quản lí hành chính thông qua việc; Hoạt động cấp các loại giấy phép, hoạt động cấp các loại giấy chứng nhận; Công chứng, chứng thực, xử phạt vi phạm hành chính…
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước tại địa phương
Cơ quan hành chính tại địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch hội đồng nhân dân; Đứng đầu Ủy ban nhân dân là Chủ tịch ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra.
Theo đó chủ thể quản lí hành chính Nhà nước tại địa phương được giao cho Ủy ban nhân dân thực hiện, dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp và dưới sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan hành chính cấp trên
Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ quản lí tất cả các phương diện xã hội tại địa phương đó. Các phòng ban chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch ủy ban thực hiện nhiệm vụ quản lí của mình.
Có thể bạn quan tâm
- Tính quyền lực của pháp luật thể hiện như thế nào?
- Pháp luật và đạo đức khác nhau căn bản về đặc điểm gì?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là”.
Nếu quý khách có nhu cầu về đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký kinh doanh, bảo hộ logo, thành lập công ty,… mời quý khách hàng liên hệ đến Luật sư X qua hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Chính Phủ là gì?Chính phủ được quy định trong Hiến pháp 2013. Theo đó Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, thực hiện quyền hành pháp và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.
Nguyên tắc hoạt động của Chính phủ?Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc: tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
Nhiệm kì của Chính phủ?Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Chủ Thể Quản Lý Xã Hội Là Gì
-
Quản Lý Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quản Lý Xã Hội Là Gì? Làm Thế Nào để Quản Lý Xã Hội Bằng Pháp Luật
-
BÀN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI: LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ TRƯỜNG ...
-
Chủ Thể Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Là Gì ? Tại Sao Nói Chủ Thể ...
-
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Phát Triển Xã Hội, Quản Trị Phát Triển Xã Hội ...
-
Chủ Thể Quản Lý Là Gì? Tại Sao Có Chủ Thể Quản Lý?
-
Quản Lý Xã Hội Là Gì?
-
[PDF] A) Khái Niệm Quản Lý - Tài Liệu Bồi Dưỡng
-
Chủ Thể Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Quan Trọng Nhất
-
Quản Lý Phát Triển Xã Hội Trong Bối Cảnh Hiện Nay - Học Viện Dân Tộc
-
Quản Lý Nhà Nước Về Hội Là Gì? Đặc điểm Và Các Yếu Tố Tác động?
-
Quản Lý Xã Hội, Quản Trị Xã Hội Từ Góc độ Lý Thuyết Hệ Thống
-
Nguyên Tắc Quản Trị Nhà Nước Trong Xây Dựng Nền Hành Chính ...
-
Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh đạo Của đảng đối Với Hệ ...