Chu Trình Nitơ Của Bể Cá Cảnh Biển - Rinaquarium

Skip to content

Chu Trình Nitơ Hoạt Động Như Thế Nào  (Nitrogen Cycle)

” Thông tin được trình bày dưới đây có thể tẻ nhạt đối với hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn muốn thành công trong việc nuôi cá cảnh biển thì đây quả thực là kiến thức bạn bắt buộc phải nắm rõ “.

Chu Trình Nitơ được biết đến với rất nhiều tên gọi như : chu trình sinh học, quá trình nitrat hóa, hội chứng bể mới hay thậm chí là chu trình khởi động , chu trình cycle nước,..

Chu trình Nito rất quan trọng trong quá trình chơi thủy sinh, cá cảnh. Chu trình này ảnh hưởng trực tiếp và góp phần rất quan trọng đối với 1 bể cá cảnh biển. Và chắc chắn mọi người đã từng nghe về cộng dụng của vi sinh rồi phải không ? Vậy vai trò của vi sinh vật trong chu trình nitơ như thế nào ?  Bài chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chu trình Nitơ hay còn cái tên khác là Cycle nước.

Tóm tắt nội dung

  • Chu trình Nitơ là gì?
  • Các giai đoạn của chu trình nitơ
    • Giai đoạn 1 – Amoniac (NH3)
    • Giai đoạn 2 – Nitrit (NO2)
    • Giai đoạn 3 – quá trình khử Nitrat(NO3):
    • Kiểm soát nồng độ Nitrat(NO3)

Chu Trình Nitơ Là Gì ?

Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại giữa các dạng hợp chất hóa học của nó. Việc biến đổi này có thể được tiến hành bởi cả hai quá trình sinh học và phi sinh học. Quá trình quan trọng trong chu trình nitơ bao gồm sự cố định nitơ, khoáng hóa, nitrat hóa, và khử nitrat.

Trong bể cá cảnh biển, lượng chất thải hay thức ăn dư thừa luôn tồn tại. Nếu không có gì loại bỏ chúng, chúng sẽ phân hủy và tạo ra độc tố.

Chu trình Nitơ sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Đó là quá trình sinh học liên quan đến sự chuyển hóa liên tục của các hợp chất Nitrogen. Chu trình tạo ra một lượng vi khuẩn có lợi trong bể và hệ thống lọc. Nhờ đó, các vi khuẩn này có thể trung hòa lượng chất độc trong bể, cụ thể: Amoni/Amoniac (độc) được sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành Nitrit (độc) và cuối cùng chuyển đổi thành Nitrat (không độc hại dưới mức 20ppm = 20mg/L).

Chu trình Nitơ sẽ hoàn thành trong vòng từ 2 đến 24 tuần, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và yêu cầu của bạn.

Chu Trình Nitơ Hoàn Chỉnh
Chu Trình Nitơ Hoàn Chỉnh

Các Giai Đoạn Của Chu Trình Nitơ

Giai đoạn 1 – Amoniac ( diễn ra từ 7 đến 10 ngày )

Chất thải từ động vật, thực vật và thức ăn thừa bị vi khuẩn phân giải, giải phóng ra khí độc Amoniac (NH3) và Amoni(NH4).  Amoniac(NH3) là khí độc có thể gây hại cho cá, nếu bạn thả cá trong giai đoạn này, cá rất dễ bị nhiễm bệnh.  Chu trình bắt đầu ngay khi trong bể xuất hiện các vụn hữu cơ, sản phẩm thu được đầu tiên là Amoniac (NH3) và Amoni (NH4+). Các NH3 và NH4+ tích tụ là kết quả của sự phân hủy Ure và Protein (có trong thức ăn và phân của động vật) của vi khuẩn. NH3 là một loại khí độc có thể dễ dàng hòa tan trong nước, còn NH4+ là một loại muối chỉ độc khi ở nồng độ cao.
Giai đoạn 1 – Amoniac

Trong điều kiện môi trường bể cá, cả hai đều bị chi phối bởi pH và nhiệt độ nước. Cụ thể, khi nhiệt độ cao hoặc pH trong bể lớn hơn 7 thì nồng độ amoniac (NH3) sẽ cao hơn nồng độ amoni (NH4+). Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp hoặc môi trường nước có độ pH nhỏ hơn 7 thì amoniac (NH3) sẽ được chuyển hóa thành amoni (NH4+). Tuy nhiên, độ mặn và mức độ ion hóa trong nước cũng ảnh hưởng đến nồng độ của chúng.

Giai đoạn 2 – Nitrit ( diễn ra từ ngày thứ 10 đến thứ 20 )

” Một loại vi khuẩn sẽ xuất hiện khi nồng độ Amoniac và Amoni đạt đến đỉnh điểm. Chúng sử dụng một lượng lớn khí Oxy để oxy hóa Amoniac và Amoni tạo ra Nitrit. Lượng Nitrit tạo ra gây nguy hiểm cho cá ngay cả khi chúng ở nồng độ thấp.”

Khoảng 10 ngày sau khi chu trình bắt đầu, lượng NH3 và NH4+ trong bể sẽ giảm đáng kể vì có sự xuất hiện của vi khuẩn NitrosomonasVi khuẩn này sẽ oxy hóa NH3 và NH4+ để tạo thành Nitrite (NO2) và giải phóng H+ làm giảm pH. Nitrosomonas hoạt động mạnh mẽ trong môi trường nhiệt độ từ 25°C đến 30°C và độ pH trong nước từ 6.0 đến 9.0 (tối ưu là 7.8 – 8.0). Quá trình oxy hóa của vi khuẩn cần nhiều Oxy (O2). Vậy nên khi ở giai đoạn này, bể cá của bạn phải được cung cấp một lượng O2 hòa tan đủ lớn (trên 6mg/L), nếu lượng O2 hòa tan không đủ (thấp hơn 2mg/L) thì chu trình sẽ bị dừng ngay lập tức.

Sử dụng bộ test chất lượng để theo dõi và kiểm soát nồng độ NO2 trong nước.
Sử dụng bộ test chất lượng để theo dõi và kiểm soát nồng độ NO2 trong nước.

NO2 rất độc ngay cả khi ở nồng độ rất thấp. NO2 sẽ tiếp tục tăng lên mức 15ppm. Khoảng ngày thứ 25, nồng độ NO2 sẽ bắt đầu giảm. Vào ngày thứ 30, nồng độ NO2 sẽ giảm xuống dưới 2 – 3ppm. Sau đó thì sẽ giảm về 0. Đôi khi giai đoạn này có thể kéo dài thêm tối đa 10 ngày nữa.

Giai đoạn 3 – quá trình khử Nitrat ( sau ngày thứ 20 )

 Vi khuẩn Nitrobacter xuất hiện sẽ oxy hóa Nitrit (NO2) độc hại thành Nitrat (NO3). Nitrat (NO3) không gây hại cho cá, nhưng sẽ trở thành chất độc khi đạt đến một nồng độ nhất định. Thay nước là bước cuối cùng bạn phải làm để hoàn thành của chu trình. Khi đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm cho chú cá của bạn bơi tung tăng trong bể.”

Ngày thứ 20, khi nồng độ NO2 đạt đến đỉnh điểm, một loại vi khuẩn oxy hóa NO2 sẽ phát triển, đó là Nitrobacter. Vi khuẩn này giúp chuyển đổi NO2 thành Nitrat (NO3) và H+. Cũng giống như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter cũng cần một lượng lớn khí O2 để tiền hành quá trình oxy hóa. Nitrobacter hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ từ 25°C đến 30°C và độ pH từ 7.3 đến 7.5.

Khi chỉ số NO3 bắt đầu tăng thì số lượng vi khuẩn có lợi đã tích tụ trong hệ thống lọc đã ổn định. Nhưng khi nồng độ cao trên 20ppm thì NO3 sẽ trở thành chất độc. Vào ngày thứ 27 của chu trình, nồng độ NO3 đang bắt đầu tăng, khi đó bạn cần thay nước (khoảng 20-30% thể tích nước trong bể). Lượng nước mới sẽ làm giảm nồng độ NO3 được sản sinh ra từ quá trình.

Chu trình Nitrogen sẽ phải tiếp diễn đến khi nồng độ NO3 có dấu hiệu suy giảm (ngày thứ 35). Đó là thời điểm mà nhóm vi khuẩn khử Nitrat bắt đầu hình thành trong live rock (đá sống – đá chứa vi sinh). Nhóm vi khuẩn này có khả năng khử NO3 tạo ra N2 dạng khí và nước (H2O). Thay nước khi nồng độ NO3 bắt đầu giảm để kết thúc chu trình Nitrogen.

"<yoastmark

Hai loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter đều sử dụng đến khí O2 để thực hiện quá trình oxy hóa vậy nên chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn hiếu khí. Còn nhóm vi khuẩn khử Nitrat thuộc nhóm vi khuẩn kỵ khí. Phần lớn các vi khuẩn trong quá trình khử Nitrat không cần cung cấp O2 cho sự tăng trưởng. Nhóm vi khuẩn kỵ khí có thể phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí chết khi gặp oxy (O2). Vì thế, chúng thường được tìm thấy ở những nơi có lớp đất và trầm tích dày trên 5cm. Do sự đa dạng của nhóm vi khuẩn này rất lớn nên chúng có thể phát triển mạnh trong môi trường khắc nhiệt, bao gồm những nơi nước có độ mặn cao hoặc nhiệt độ cao.

Chu trình Nitrogen hoàn toàn có thể được đẩy nhanh khi sử dụng một số loại vi sinh chuyên dụng vì chúng cung cấp cho bể một hệ vi khuẩn và nguồn thức ăn có sẵn. Thời gian diễn ra chu trình rút ngắn xuống chỉ còn 2 tuần nếu chất lượng vi sinh tốt và được bổ sung thường xuyên (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

>> Tham khảo một số vi sinh chuyên dụng dành cho cá biển : tại đây !

Kiểm soát nồng độ NO3

  1. Thay nước định kỳ, 10-20% nước / 1 tuần. Việc thay nước định kỳ sẽ giúp làm loãng nồng độ NO3 sản sinh ra từ chu trình Nitrogen.
  2. Cung cấp cho bể một bộ đá sống hiệu quả (nghĩa là bộ đá ấy phải được tẩy trần và đã trải qua chu trình Nitrogen đủ lâu).
  3. Châm vi sinh hàng ngày giúp cung cấp cho bể mộ hệ vi sinh KỴ KHÍ tốt nhất (tùy các dòng sản phẩm vi sinh).
  4. Bổ sung hệ thống lò khử NO3.

Để duy trì một hệ thống bể cá cảnh khỏe mạnh, việc đầu tiên phải hiểu chu trình Nitrogen và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của các sinh vật sống trong bể. Chu trình này cung cấp quá trình lọc sinh học cho cả hệ sinh thái dưới nước do đó nó còn được gọi với cái tên: “hệ thống quản lý chất thải của tự nhiên” để giúp người chơi hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của nó. Trong điều kiện nuôi nhốt nhân tạo, người chơi phải có trách nghiệm đảm bảo các điều kiện phù hợp để chu trình Nitrogen luôn giữ được sự cân bằng.

Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho bài viết này của chúng tôi. Mọi ý kiến đóng góp, trao đổi, chúng tôi luôn luôn hoan nghênh và tiếp thu.

Xem thêm:
  • Đá Sống Là Gì ?
  • Top 5 Sự Thật Về Cá Nemo
  • Các Thiết Bị Và Sản Phẩm Cần Thiết Để Setup Hồ Cá Cảnh Biển
  • Nên Sử Dụng Nước Biển Tươi Hay Pha Muối Khi Nuôi Cá Nemo ?
  • Cách Chăm Sóc Và Duy Trì Hồ Cá Cảnh Biển

Bài viết cùng chủ đề:

  • 5 Điều Giúp Bể Cá Cảnh Biển Của Bạn Đẹp Long Lanh

  • Cách Tạo Môi Trường Sống Tự Nhiên Cho Cá Cảnh Biển

  • Cách Chăm Sóc Và Duy Trì Hồ Cá Cảnh Biển

  • Cách Chọn Cá Cảnh Biển Phù Hợp Với Hồ Cá Nhỏ

  • Chi Phí Để Bắt Đầu Nuôi Cá Cảnh Biển Là Bao Nhiêu ?

  • Top 10 Loài Cá Cảnh Biển Dễ Nuôi Cho Người Mới ( Phần 1).

  • Top 10 Lợi Ích Khi Nuôi Cá Cảnh Biển Tại Nhà.

  • Mua Cá Hề Nemo Ở Đâu ? Những Lưu Ý Khi Mua Cá Hề Nemo ?

  • Cá Hề Nemo Có Thể Nuôi Nước Ngọt Được Không ?

  • Top 5 Sự Thật Về Cá Nemo

  • Thiết Lập Hồ Nuôi Cá Nemo Cần Những Gì ? – Phần 2

  • Tôm Mantis ( Tôm Càng Búa) Và Cách Nuôi Tôm Mantis Tại Nhà

  • Các Phương Pháp Cycle Hồ Cá Cảnh Biển

  • Trung Hoà Cá Cảnh Biển Là Gì ? Lợi Ích Của Việc Trung Hoà Cá, San Hô Mới ?

  • Nên Sử Dụng Nước Biển Tươi Hay Pha Muối Khi Nuôi Cá Nemo ?

  • Thiết Lập Hồ Nuôi Cá Nemo Cần Những Gì ? – Phần 1

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Chuyên mục bài viết
  • Chia sẻ kinh nghiệm (35)
Sản phẩm mới
  • Bơm DC Cho Hồ Cá Biển 1.200.0001.500.000
  • Điều Trị Nấm Cá - Infinity Fish Doctor 250.000
  • Bình Bù Nước Rinano ATO Box 550.000800.000
  • Thức Ăn Men Tiêu Hoá Cá Cảnh Biển Rina Marine-Growth 120.000320.000
  • Thức Ăn Kích Màu Cá Cảnh Biển Rina Marine-Color 100.000300.000
  • Nắp Đậy Hồ Cá Biển 380.0001.100.000
  • Lò Khử Không Bơm 510.000
  • Combo Vi sinh nước mặn Rina-BioBoost cho hồ cá khoẻ mạnh 410.000 390.000
  • Thức ăn vi sinh nước mặn Rina-BioBoost số 2 130.000
  • Vi sinh nước mặn Rina-BioBoost số 1 280.000
  • Hồ Rinano Mini Penisula 1.620.0003.499.000
  • Modul Đèn UV - Modul Ghép Nối Hồ Rinano 1.100.000
  • Set 3 Khay Lọc Kỹ Thuật Cho Hồ Rinano SE ( Bao Gồm Vật Liệu Lọc) 592.000920.000
  • Modul Ống Đi Chiller Cho Hồ Rinano 675.000
  • Set Hồ Rinano 80 SE 440.0004.800.000
  • Set Hồ Rinano 60 SE 420.0003.800.000
  • Set Hồ Rinano 45 SE 290.0003.300.000
  • Hồ Rinano Mini Nuôi Cá Nemo 1.620.0003.150.000
  • Tìm kiếm:
  • Hồ cá cảnh biển Rinano
    • Hồ Rinano Mini
    • Set Hồ Rinano SE
    • Set Hồ Rinano Basic
    • Set Hồ Rinano V3 Pro
    • Combo Hồ Lọc Vách
    • Hồ Tràn Dưới Thiết Kế Riêng
    • Sump
    • Chân tủ
  • Phụ Kiện Cho Hồ Rinano
  • Sản Phẩm Chăm Sóc Hồ Rinano
  • RRF – Sản phẩm Acrylic
  • Thuốc
    • Thuốc chữa bệnh cá
    • Thuốc chữa bệnh san hô
    • Thuốc diệt rêu
    • Thuốc diệt quỳ hại
  • Hóa chất chuyên dụng
    • Bổ sung Ca, MG, KH+
    • Khử No3Po4
    • Trace màu
  • Thiết bị
    • Bơm bể cá
    • Đèn chuyên dụng
    • Giá treo đèn
    • Bơm vi lượng (dosing)
    • Lò khử dùng bơm
    • Lò khử tự đảo
    • Skimmer
    • Tạo sóng
    • Thiết bị làm mát
    • Thiết bị đo độ mặn
    • Chiller & Phụ Kiện
  • Thức ăn
    • Thức ăn cho cá
    • Thức ăn san hô
    • Thức ăn vi sinh
  • Vật liệu lọc – Vật liệu khử
    • Vật liệu lọc
    • Vật liệu khử
  • Sản phẩm khác
    • Muối chuyên dụng
    • Cát
    • Đá layout
    • Layout mẫu
    • Vi sinh
    • Bộ đo chất
    • Đế frag san hô
  • Thông tin sinh vật biển
    • San hô
    • Tôm
    • Cua
    • Ốc
    • Hải quỳ
    • Khác
  • Bảo Hành Vận Chuyển
  • Kênh Youtube
  • Tính Liều Châm Chất Infinity
  • Liên Hệ
Chat Zalo Chat Facebook Hotline: 0923.073.161

Đăng nhập

Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

Mật khẩu *

Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Từ khóa » Cách Cycle Hồ Cá Biển