Cơ Bản Về Môi Trường Nuôi CÁ CẢNH BIỂN - Azibai
- Home
- Thương Mại Điện Tử
- Công Nghệ
- Giải Pháp
- Affiliate
- Marketing Online
- Liên Hệ
Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016
Cơ bản về môi trường nuôi CÁ CẢNH BIỂN 1. Khái niệm về cá biển: - Khái niệm chơi cá biển là khái niệm nuôi nước biển, vì nước biển tốt thì có thể nuôi được bất kỳ cái gì liên wan đến biển cả. Cũng giống như xây nhà, người ta sẽ xây phần Mống trước cho chắc chắn xong mới mua nội thất (bổ sung cá và San Hô) - Để nuôi được nước biển tốt thì cần phải hiểu về các chất trong nước như sau: • Độ Mặn • Độ PH • Nhiệt Độ Nước • NH3 - Chất thải của các sinh vật sống trong bể • NO2 - Là 1 thể khí được chuyển hóa từ NH3, là chất cực độc trong môi trường nước biển • NO3 - Là 1 thể khí được chuyển hóa từ NO2 sang, cũng là 1 chất độc hại • PO4 - Là 1 loại chất làm rong-rêu trong hồ phát triển • ALK (độ kềm) • Calxy • Mg • Các loại chất khác để bổ sung cho nước như Strongti, Khoáng, v.v…. - Nước biển, thông thường sẽ có những loại vi sinh sống trong đó bao gồm cả Vi Sinh Yếm Khí và Vi Sinh Hiếu Khí. Chúng sẽ làm những công việc giúp chuyển hóa các chất này sang chất nọ - Cụ thể là đối với cá biển, khi Cá và San Hô ăn và sẽ thải ra các loại chất thải dạng Rắn - Phân Cá (NH3) thì khi đấy, Vi Sinh sẽ làm những việc chuyển hóa NH3 sang dạng khí là NO2, lúc này sẽ có 1 loại vi sinh khác chuyển hóa NO2 sang NO3. Bước cuối cùng là chỉ cần khử đi NO3 là có thể chơi được cá biển - Tuy nhiên, người chơi thông thường sẽ cần xử lý các vật liệu để khử đi NO3, còn NO2 thì hiện nay không có cách nào khử được. - Đối với nước biển tự nhiên (lấy từ khu vực San Hô sinh sống) sẽ không có NO2 sản sinh trong này … Để lượt bỏ hết NO2, thường thì người chơi cá biển sẽ chạy 1 quá trình Cycle của bể. Cụ thể là đối với quá trình Cycle, khi NH3 được sinh ra và chuyển hóa thành NO2, NO2 sẽ chuyển sang NO3 và NO2 sau khi chuyển hóa dần thì sẽ hết đi NO2 (NO2 = 0) thì NH3 sẽ trực tiếp chuyển sang NO3, - Xem thêm tại biểu đồ dưới 2. Dụng cụ cần thiết - Ban đầu, người chơi cá biển cần biết nhu cầu bản thân của mình mún chơi là gì, Ví dụ : Cá không, Cá và San Hô Mềm, hay là thêm San Hô Cứng - Ở 3 mức độ trên, sẽ mức độ chơi tăng dần theo độ khó và tiền đầu tư cũng sẽ lên cao ngất ngưỡng. Lý do vì sao thì có thể xem thêm ở bảng yêu cầu chất trong nước để nuôi sẽ rõ (bên dưới) - Bây giờ, để bắt tay vào chơi, người chơi cần có ít nhất các thiết bị sau: o Hồ Trưng Bày (khuyến khích tối thiểu là 64 lít nước, hồ 40x40x40) o Hồ Lọc (có thể bằng hoặc hơn hồ trưng bày, miễn sao có thể chia ra làm 3 ngăn (đủ để chứa skimmer, máy bơm) o 1 Chân hồ hoặc 1 cái kệ, miễn sao chứa đủ được 2 hồ (Hồ trưng bày trên, hồ lọc dưới), Tối thiểu chiều cao 80cm (để có khoảng trống nhét đồ vào) o 1 Skimmer (Máy đánh bọt, loại bỏ các hợp chất bị phân giải, các chất độc hại) o 1 Dàn đèn đảm bảo đủ số W và độ K (ATI, Metal, Led xịn) o 1 Bịt Muối biển để Pha (Nếu có nước biển tự nhiên thì bỏ qua) o Máy Tạo Sóng (Tùy hồ to hay nhỏ mà xài 2-4 cái) o Máy Bơm o Đá Sống o Cát - San Hô vụn (Nếu mún trãi nền) - Ở trên là các thiết bị cơ bản để có thể set-up 1 hồ cá biển, có thể đủ dùng để nuôi được Cá, Đối với San Hô Mềm thì có thể đầu tư thêm các thiết bị, các vật liệu lọc o 1 Chiller (Máy Lạnh) o Vật liệu khử NO3 o 1 Lò chứa NO3 (Nếu xài Bio Sphere thì ko cần lò cũng được) o 1 Máy bơm loại nhỏ để đẩy nước vào lò - Để chơi được San Hô cứng thì cần bổ sung thêm các loại vật liệu và hóa để đảm bảo San Hô cứng có thể sống và phát triển o Vật liệu khử PO4 o 1 Lò chứa PO4 (San Hô cứng yêu cầu PO4 về 0) o 1 Lò đánh Calxy (đi kèm với nó là 1 loạt các thiết bị đi kèm như bình CO2, phcontrol, Van, v.v…) o Các loại hóa chất đính kèm (Bổ sung chất dạng chai) 3. Cách Set-up 1 bể cá biển và quá trình - Cách set-up bể như sau: 1. Hồ trưng bày: • 1 Đường nước xuống (Khoang kiếng để dẫn ống xuống hồ lọc) • 1 Đường nước lên (Ống nước lên thấp hơn mực nước tránh Bọt khí) • Trãi nền (tùy chủ nhân), nền Cát có tác dụng giữ PH ổn định • Đá Sống (để thực hiện nitrat hóa), để có chỗ dán San Hô, tạo hang hốc cho cá bơi • Đèn đủ sáng hết cho tất cả vị trí của hồ (trừ các hang hốc đã tạo) • Quạt luồng treo 2 bên, có thể treo so le, miễn sao dòng nước có thể đi được hết tất cả ngóc ngách của hồ 2. Hồ Lọc: • Chia làm 3 ngăn, các vách ngăn thấp dẫn theo thứ tự để nước có thể di chuyển sang • Ngăn 1 là để đường nước xuống (Nếu xài lò khử thì nhét vào ngăn này) • Ngăn 2 là để skimmer • Ngăn 3 là để máy bơm, bơm nước lên hồ chính (đi ngang qua Chiller) 3. Cách chạy nước: • Setup hệ thống hồ xong thì cho Cát Nền vào trước, có thể chạy bằng nước ngọt test xem có bị rỉ nước ko ? • Pha Muối sao cho độ mặn ở mức độ 1022 - 1024 • Bật đèn 8 tiếng/ngày (Nếu cycle châm vi sinh thì mở max 24/24) • Cho Đá Sống vào, design cho hồ • Bắt đầu chạy Cycle: 70-80 ngày cho 1 hồ nếu không châm vi sinh và 10-14 ngày cho 1 hồ nếu châm vi sinh, tùy vào các loại vi sinh mua về châm thì thời gian sẽ nhanh hoặc chậm • Trong quá trình chạy Cycle, tuyệt đối không bỏ gì vào (kể cả cá và San hô) • Hạn chế quậy nước hay fix đá hay bươi cát • Thay nước thường xuyên, 5 ngày/lần khoảng 10% thể tích bể (Thay bằng nước RODY) 4. Nhận biết Cycle: • Khi bắt đầu cycle, sau khi châm vi sinh, rêu nâu sẽ mọc đầy trên nền và đá .... Sau 1 thời gian thì rêu nâu sẽ chuyển sang rêu xanh. (Nếu chuyển sang Rêu Đỏ thì đó là tình trạng Xianua, lúc này sẽ phải xử lý thay 50% nước, cycle lại, 4 ngày cycle 10% nước) • Trong thời gian Cycle, để đảm bảo đã hoàn tất chưa thì có thể kiểm tra các chất trong nước. • NO2 trong nước đã về 0 là hoàn tất cycle • Nếu để lâu, con Pop sẽ xuất hiện (Trắng - nhỏ li ti bằng đầu kim), hồ đã tiến đến 1 thời điểm rất tốt để nuôi cá và San Hô • Nếu hồ siêu tốt nữa sẽ xuất hiện Bọt Biển Note: trong quá trình cycle, nếu đá sống bị đóng 1 lớp màn trắng nghĩa là đá đó đang chết dần vi sinh do thiếu luồng nước đi qua khu vực đó. Cần phải chỉnh lại dòng nước đi qua đc đó. - Sau khi Cycle xong thì người chơi có thể nuôi tất cả các loại cá hay San Hô mà mình muốn, tuy nhiên, để chúng khỏe mạnh thì nên thường xuyên châm chất và châm vi sinh để chúng khỏe mạnh 4. Các dòng Cá: - Đối với cá, người chơi cần lưu ý các loại cá như sau: • Dòng cá hề (cổ khoang, nemo) : Chúng là loại hung dữ, ăn tạp, ăn cả thức ăn chay lẫn thức ăn mặn, có tập tính tranh giành lãnh thổ, vào quỳ nằm như 1 căn nhà của mình • Dòng Tang (Bắp Nẻ): Chúng khá hiền lành, chỉ ăn thức ăn chay • Dòng Họ Thiên Thần (Angelfish) : Loài này chuyên ăn - phá hoại San Hô • Dòng họ Đào : Như trên nhưng trừ Đào Học Trò là ăn 1 loại quỳ hại trong hồ (Mọc tua tủa trên đá) • Dòng Bóng (Gobies): Ăn Tạp, ko ăn San Hô • Họ Mó: Ăn Mặn, có tập tính bươi cát vào buổi tối để ngủ, hoặc tự tìm hang để trú vào • Họ Thia: Ăn mặn, bơi theo đàn, kích thước nhỏ, cá thể trong đàn càng ít thì càng hung dữ • Họ Heniochus (Chim Cờ) : giống với họ Đào - Đối với San Hô, sẽ có 2 loại San Hô Mềm và San Hô Cứng, San Hô mềm có rất nhiều loại, mỗi loại lại có nhiều màu sắc khác nhau - Giá trị của mỗi con San Hô sẽ được quy định dựa trên màu sắc của chúng, đôi khi có nhưng con giá 60-80k/con, nhưng cũng y hệt nhưng màu đẹp hơn, nhiều màu hơn thì giá lên tới hàng trăm ngàn và đôi khi có thể lên hàng triệu tùy vào các loại San Hô quý hiếm Share this post0 nhận xét
Right Banner 04
Right Banner 03
Right Banner 02
Right Banner 01
Blog Archive
Total Pageviews
Giải pháp công nghệ kinh doanh trực tuyến toàn diện - Azibai © 2011 Azibai - Giải pháp công nghệ kinh doanh trực tuyến Designed by MinhNA Posts RSS ∙ Comments RSS Back to topTừ khóa » Cách Cycle Hồ Cá Biển
-
CHU TRÌNH CYCLE LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI CYCLE Cho Bể Cá Biển
-
Cách Chạy Chu Trình Cho Hồ Cá Biển
-
Cách Cycling Bể Cá Biển Và San Hô - Phần 1 - YouTube
-
Cách Cycling Trong Bể Cá Biển Và San Hô - Phần 2 - YouTube
-
Chu Trình Nitơ Của Bể Cá Cảnh Biển - Rinaquarium
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm CYCLE Nước Hồ Thủy Sinh, Cá Cảnh
-
Cycle Hồ Cá Biển - Quang Silic
-
Chu Trình Nitrogen Trong Bể Cá Cảnh Biển
-
Chu Trình Ni Tơ Cycle Bể Cá Nước Mặn
-
Khái Niệm Cơ Bản Cần Biết Khi Nuôi Cá Cảnh Biển
-
CYCLE đúng Cách! - Tạp Hóa Thủy Sinh
-
THAY NƯỚC CHO HỒ CÁ CẢNH BIỂN: MỘT SỐ CÂU HỎI ...
-
NỀN TRONG HỒ CÁ CẢNH BIỂN - Ez
-
Các Bước Hướng Dẫn Làm Một Bể Cá Nước Mặn