Chu Trình PDCA – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
PDCA hay Chu trình PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) là chu trình cải tiến liên tục được Tiến sĩ Deming giới thiệu cho người Nhật trong những năm 1950. Mặc dù lúc đầu ông gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ Tiến sĩ Walter A. Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ những năm cuối của thập niên 30. Tuy nhiên Người Nhật lại quen gọi nó là chu trình Deming hay vòng tròn Deming.
Nội dung của các giai đoạn của chu trình này có thể tóm tắt như sau:
Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.
Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.
Check: Kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.
Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.
Với hình ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ), chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất lượng là sự cải tiến liên tục và không bao giờ ngừng. Trên thực tế việc thực hiện chu trình PCDA phức tạp hơn nhiều so với tên của nó. Tuy nhiên, chu trình PDCA là nền tảng cho các chu trình cải tiến trong ISO 9001. Khi một tổ chức thực hiện được chu trình PDCA cũng sẽ làm chủ được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Đâu là khâu quan trọng nhất trong chu trình PDCA:
Trong quy trình PDCA, các giai đoạn Plan, Do, Check, và Act là 4 yếu tố trụ cột của mô hình và cần phải thực hiện các bước này một cách chính xác và theo một trình tự để mang lại sự thành công của quy trình cải tiến.
Tuy nhiên, nói về sự quan trọng thì bước Plan (lập kế hoạch) được xem là quan trọng nhất vì bước này được xem là bước xây dựng nền móng cho toàn bộ chu trình PDCA. Trong khâu Plan, doanh nghiệp cần phải xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu đo lường hiệu quả cụ thể của quá trình cải tiến để có được những đánh giá chính xác nhất. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng bước này thì toàn bộ quy trình cải tiến liên tục có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- AIDA (marketing)
- COBIT
- DMAIC
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Shewhart, Walter Andrew (1980). Economic Control of Quality of Manufactured Product/50th Anniversary Commemorative Issue. American Society for Quality. ISBN 0-87389-076-0.
- The Improvement Guide: A Practical Approach to Enhancing Organizational Performance, 2nd Edition by Gerald J. Langley, Ronald Moen, Kevin M. Nolan, Thomas W. Nolan, Clifford L. Norman, Lloyd P. Provost Published by Jossey-Bass ISBN 978-0-470-19241-2
- Shewhart, Walter Andrew (1939). Statistical Method from the Viewpoint of Quality Control. New York: Dover. ISBN 0-486-65232-7.
- Deming, W. Edwards (1986). Out of the Crisis. MIT Center for Advanced Engineering Study. ISBN 0-911379-01-0.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- PDCA Guidance
Từ khóa » Khái Niệm Chu Trình Pdca
-
CHU TRÌNH PDCA LÀ GÌ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PDCA ĐỐI VỚI ...
-
PDCA Là Gì? Quy Trình PDCA Trong Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
-
Mô Hình PDCA Là Gì? Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng đơn Giản Nhất
-
Chu Trình PDCA Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
PDCA Là Gì? A-Z Về Chu Trình Này Và áp Dụng Trong ISO 9001
-
PDCA Là Gì? Xây Dựng Quy Trình PDCA Trong Quản Lý Chất Lượng
-
PDCA Là Gì? Quy Trình Chất Lượng áp Dụng Mọi Doanh Nghiệp
-
Chu Trình PDCA (PDCA Cycle) Là Gì? Các Giai đoạn ... - VietnamBiz
-
Quy Trình PDCA: Quản Lý Chất Lượng Hiệu Quả - JobHopin
-
PDCA Là Gì? Giải Thích Chi Tiết Về Chu Trình PDCA - Vimi
-
PDCA Là Gì? Ý Nghĩa Và Các Giai đoạn Trong Chu Trình PDCA
-
Chu Trình PDCA Là Gì Và Sự Khác Biệt Giữa PDCA Với DMAIC Trong ...
-
PDCA Là Gì? Cách Thức Hoạt động Của Chu Trình PDCA - MPHR
-
QUY TRÌNH, LỢI ÍCH VÀ CÁCH ÁP DỤNG VÀO DOANH NGHIỆP