Chữ Viết Cũng Là Biểu Hiện Của Nết Người Dạy Học Cho Học Sinh Viết ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Mầm non - Tiểu học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.39 KB, 13 trang )
ĐẶT VẤN ĐỀI. LỜI MỞ ĐẦU:Ngôn ngữ là một sáng tạo kì diệu của loài người. Đặc biệt hơn con người đãbiết dùng hệ thống kí tự để ghi lại lời nói, hệ thống các kí tự đó chính là chữ viết.Từ khi có chữ viết, mọi thông tin liên lạc và giao lưu của con người đã vượtkhông gian và thời gian. Theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩthuật và công nghệ. Chữ viết đã giúp giao lưu tri thức của nhân loại. Trên thếgiới có nhiều hệ thống ngôn ngữ cũng như có nhiều hình thức, nhiều kiểu chữviết khác nhau. Song dù có kiểu chữ viết nào (chữ tượng hình, ghi chú hay ghiâm…) thì yêu cầu quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn xác. Sự chuẩn xác của chữviết giúp người đọc không hiểu sai nội dung, sai ý người viết. Do đó, yêu cầuviết đúng, viết đẹp, viết nhanh luôn đặt ra với bất cứ thứ ngôn ngữ nào.Vấn đề chữ viết được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta dùng câu thànhngữ “Văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao. Đặc biệt cố Thủtướng Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm đến vấn đề này: “Chữ viết cũng làbiểu hiện của nết người. Dạy học cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹplà góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đốivới mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Điều đó chứngtỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào. Có thể nói chữ viết góp phần nàophản ánh được trình độ văn hoá của con người cũng như của xã hội. Khôngnhững chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập nghiên cứu, truyền thụ kiếnthức … mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Ngàynay mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn có vai tròquan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục “Nét chữ - Nếtngười”.Có nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở suy nghĩ góp nhiều công sức nghiêncứu sáng tạo kiểu chữ, thay đổi mẫu chữ và phương pháp dạy luyện viết với mụcđích duy nhất là gíúp học sinh viết đúng, viết đẹp, viết nhanh. Đây cũng là vấnđề mà tôi băn khoăn, trăn trở rất nhiều trong quá trình công tác nên tôi mạnh dạnđưa ra một số cách mà tôi áp dụng trong quá trình luyện viết cho học sinh trườngtôi.II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC LUYỆN VIẾT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌCHỒI XUÂN – HUYỆN QUAN HOÁ – THANH HOÁ.1. Cơ sở lý luận:Chữ viết luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi thời đại, nó phản ánh, ghilại quá trình phát triển của xã hội. Trong các nhà trường, chữ viết là phương tiện1dạy học chủ yếu giúp truyền tải nội dung kiến thức đến người học. Không nhữngthế, thông qua “rèn nét chữ” còn giúp chúng ta “luyện nết người”.- Đối với học sinh: Các em luôn sử dụng chữ viết để học tập và tiếp thu kiếnthức khoa học, thường xuyên chép bài học nên luyện kĩ năng viết rõ ràng, nhanh,đẹp là rất cần thiết.- Đối với giáo viên: Viết đẹp là một trong những yêu cầu quan trọng và cầnthiết vì chữ viết là phương tiện dạy học chử yếu. Khi giảng bài chữ viết đẹp thìchất lượng bài giảng được tốt hơn, học sinh tiếp thu bài hứng thú hơn.- Đối với xã hội: Nhu cầu sáng tạo và thưởng thức cái đẹp luôn có ở mỗicon người. Chúng ta sinh ra trưởng thành ai cũng hướng tới yếu tố chân, thiện,mỹ. Luyện chữ là rèn người, lưu truyền nét đẹp chữ Việt góp phần gìn giữ bảnsắc văn hoá dân tộc. Như vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc luyện chữcho bản thân đồng thời rèn chữ viết cho học sinh góp phần xây dựng và đẩymạnh phong trào thi đua “giữ vở sạch - viết chữ đẹp” ở địa phương mình.2. Cơ sở thực tiễn :a. Về phía giáo viên.Chữ viết của một số giáo viên còn xấu nhưng chưa có ý thức rèn luyện viếtchữ, dẫn đến không thực sự có mẫu mực trong chữ viết ở bảng lớp cũng nhưchấm bài cho học sinh. Có những giáo viên không nhớ quy trình viết, các kĩthuật viết đúng dẫn đến hướng dẫn hoặc sửa lỗi cho học sinh chưa chính xác.b. Về phía học sinhHọc sinh ngại viết, không có hứng thú và lòng mê say khi viết chữ mà chủyếu là dừng ở mức độ viết xong bài. ở cấp tiểu học, ngay từ đầu cấp như lớp 1 kĩnăng viết chữ đúng mẫu là rất quan trọng, nhưng học sinh lại không nắm đượccấu tạo con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ tập viết đầutiên của cấp học nên chữ viết của các em hâù như viết chưa đúng, chưa đẹp.Trong quá trình hướng dẫn luyện viết tôi nhận thấy học sinh trong trườngchữ viết còn xấu, còn sai nhiều lỗi chính tả, kĩ năng viết còn chậm, chưa đúng kĩthuật. nhìn chung các em còn mắc một số lỗi cơ bản sau:- Tư thế ngồi, việc cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đảm bảo.- Viết thiếu nét, thừa nét, sai các nét cơ bản.- Viết sai khoảng cách các con chữ.- Đặt dấu chữ, dấu thanh sai.- Cách trình bày, tốc độ viết chưa đúng.2Đó là những nguyên nhân chủ quan, ngoài ra còn các nguyên nhân kháchquan như bàn ghế không đúng quy định chuẩn, ánh sáng phòng học chưa đảmbảo.Vì vậy để các em viết đúng, viết đẹp người giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyênnhân để có kế hoạch, biện pháp cụ thể hướng dẫn phù hợp với các đối tượng họcsinh.III. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC1. Tư thế ngồi, để vở, cách cầm bút: Do thói quen của các em từ khi cácem mới bắt đầu tập viết mà không được giáo viên uốn nắn ngay. Giáo viên cầnchú ý để hướng dẫn cho các em về:- Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tỳ ngực vào bàn, vaithăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở từ 25cm đến 30 cm,hai tay để lên bàn, tay trái giữ phía góc trên vở, tay phải cầm bút. Hai chân đểsong song phía trước cho thoải mái.- Để vở: Vở để mở không gập đôi, để hoàn toàn trên mặt bàn, hơi nghiêngvề bên trái khoảng 15 độ ( bên trái thấp, bên phải cao ) sao cho mép vở songsong với cánh tay.- Cách cầm bút: Cầm bút bằng ba ngón tay. Ngón tay giữa ở phía dưới, ngóntrỏ, ngón cái ở phái trên. Lưu ý ngón tay cái phải cùng phương với cánh tay. Bàntay để nghiêng trên trang vở, cổ tay thẳng thoải mái. Bút nghiêng về phía cánhtay khoảng 45 độ so với mặt phẳng của trang giấy. Ngòi bút úp hoàn toàn.2. Viết thiếu nét, thừa nét, sai các nét cơ bản :2.1. Thiếu nét: Do học sinh chưa nắm được tên gọi, cách viết các nét cơ bảnhoặc do thói quen, tính cẩu thả của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng .Giáoviên cần nhắc nhở thường xuyên tạo thói quen viết đủ nét và dừng bút đúngđiểm. Yêu cầu học sinh thêm nét cho đủ ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu.Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc quy trình viết các nét bản:*Giáo viên giới thiệu quy ước đơn vị chữ (đvc) đường kẻ ngang, dọc, ô li.ĐK đậmĐK 3ĐK 2ĐK 1ĐK đậmli 3li 2li 1ôliĐK dọcCác đường kẻ (đk) ngang gồm đk đậm, đk 1, 2, 3.Khoảng giới hạn giữa hai đường kẻ ngang là một li.3Ô giới hạn giữa hai đường kẻ ngang và đường kẻ dọc là ô li. ô li chính là ôđơn vị chữ.Các đường kẻ dọc định hướng góc nghiêng của chữ viết.* Giáo viên hướng dẫn viết các nét cơ bản:+ Nét thẳng ( nét xổ thẳng, nét ngang thẳng, nét xiênphải, xiên trái ) : điểm đặt bút trên đường kẻ đậm ở góc ô đưalên theo hướng xiên phải cao đến đường kẻ 2 thì kéo nét xổtrùng với đường kẻ dọc. Không dừng bút mà đưa liên tục tạothành các nét xiên xổ liên hợp cho đến hết dòng mới dừng bút.+ Nét khuyết :Khuyết trên : điểm đặt bút giữa đvc đưa một nét xiên quađiểm giao nhau giữa đường kẻ lượn dần lên đến độ cao 2,5 đvthì kéo xuống trùng với đk dọc, dừng bút tại dòng kẻ đậm.Khuyết dưới : Hoàn toàn giống nét khuyết trên về hìnhdáng và kích thước nhưng ngược lại về quy trình viết . Điểmđặt bút tại dòng kẻ ngang đưa nét lượn ngược với nét khuyếttrên, dừng bút giữa đv chữ. Nét khuyết cao 2,5đv, phần khuyết rộng 0,5 đv.Chú ý: Thân của nét khuyết phải thật thẳng đường nét đưa lên cắt đường nétđưa xuống ở li ngang 1 đơn vị. khi dạy học sinh lớp 1 cần chú ý quy trình viết tấtcả các chữ cái.+ Nét móc : điểm đặt bút giữa đv ( giữa ô ly ) đưa lêntheo hướng xiên phải đến gần đk 1 uốn cong tròn đầu và xổthẳng xuống trùng với đk dọc đến đk đậm thì uốn cong đưalên, dừng bút giữa đv.+ Nét cong kín :Điểm đặt bút trên đk 1 giữa hai đk dọc viết một nétcong tròn đều bên trái đến đk đậm cong sang phải cong lên,điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút.+ Các nét liên hợp:Các nét liên hợp được cấu tạo từ các nét cơ bản nhằm mục đích tạo sự mềmmại cho chữ và giúp củngcố tốc độ. Trong khi viếtta chú ý hướng dẫn họcsinh viết đúng quy trìnhcủa từng nét và nối các nétđó lại với nhau liền mạch.+ Nét xổ lượn:4Tạo sự mềm mại cho chữ và dễ dàng luyện tập chữ hoa. Đặt bút giữa ô li,viết nét xổ theo đường kẻ dọc rồi lượn hai đầu vào nửa ô li.2.2. Thừa nét: Do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét bútviết không đúng hướng, dừng bút không đúng. Giáo viên phải hướng dẫn lại quytrình viết bao gồm điểm đặt bút, hướng di chuyển của nét viết ( lên trên, xuốngdưới , sang phải, trái , nét thẳng hay cong…) và điểm dừng bút. Để viết đúng quytrình cần nắm chắc hình dáng, cấu tạo, kích thước của từng chữ, từng nhóm chữ.+ Nhóm chữ thường : Giáo viên chia nhóm các chữ thường như sau:Nhóm 1: i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, sNhóm 2: b, l, h, kNhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, xHướng dẫn học sinh viết các chữ đại diện trong nhómVí dụ: Chữ i: Điểm đặt bút giữa ô 1 đưa nét hất đến đk 1, góc ô. Xổ xuốngđến đk đậm uốn cong tạo móc, dừng bút giữa ô.Chữ n: đặt bút giữa đk dọc, cao 3/4đv viết nét móc trên đến đk đậm đưaliền bút lên viết nét móc hai đầu rộng 3/4đv, dừng bút ở 1/2đv.Chữ l : Đặt bút cao 1/2 , lệch 3/4 sang phải đv đưa một nét xiên, lượn congcao 2,5 đv uốn cong và kéo nét xổ trùng với đk dọc đến đk đậm tạo nét móc,dừng bút cao1/2 đv.Chữ b: Viết giống chữ l, kéo dài nét móc đưa lên đến đk 1 tạo nét thắt ,dừng bút dưới đk ngang 1.Chữ o, ô, ơ: Viết nét cong kín cao 1đv, rộng 3/4đv rồi đánh dấu chữ.Chữ a, ă, â: Viết nét cong kín rồi đặt bút trên đk 1 viết 1 nét móc tiếp xúcvới nét cong, dừng bút cao 1/2đv sau đó đánh dấu chữ.Chữ d, đ: Tương tự chữ a nhưng khi viết nét móc đặt bút trên đk 2.+ Nhóm chữ số: tất cả các chữ số đều cao 2 đv, rộng khoảng 1 đv riêng số 1rộng 0,5 đv. Bao gồm tất cả các số có nét thẳng như chữ số 1, 4, 7. Gồm nét congphối hợp với nét thẳng như chữ số 2, 3, 5. Nét cong như các chữ sạo nét 0, 6, 8,9.+ Nhóm chữ hoa: Các chữ hoa cao 2,5 đv, rộng khoảng 2 đv. Có chữ Y,Gcao 4 đv.Ví dụ: Chữ A:Đặt bút đk 1 giữa hai đường dọc. Hướng di chuyển :Viết nét cong trái 1/2 ô xuống đến đường đậm, đưa lượnphải lên đến vị trí cao 2,5 đv tới đk dọc sổ thẳng theo đk5dọc đến đk đậm rồi móc lên dừng bút ở ½ đvc.Viết nét ngang là nét lượn chia đôichiều cao của chữ A.Chữ C:Đặt bút cao 2,5 đv đúng đk dọc viết nét cong sang trái 1 đvtiếp xúc với đk dọc, tiếp tục cong xuống đến điểm giữa chiềucao của chư, cong phải lên 2,5 đv tiếp xúc với đk dọc rồi congliên tục đến đường đậm, cong lên 1đv cong xuống dừng bútgiữa ô.2.3. Sai nét: Do học sinh cầm bút sai, các ngón tay quá gầnbút hoặc cổ tay cong.Khi viết biên độ giao hẹp, đầu ngòi bút di chuyển khônglinh hoạt m cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Giáo viên hướng dẫn học sinhcầm bút cho đúng, luyện tay cử động linh hoạt phối động với cử động của cổ tayvà cánh tay.Hướng dẫn học sinh luyện tay: Khi viết cử động, điều khiển bút bằng 3ngón tay theo cử động lên xuống đưa ngang sang phải, trái hoặc xoay tròn nhẹnhàng linh hoạt. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển nhẹ nhàng theo chiềungang. khi đưa tay lên tỳ xuống tạo nét đậm. Không đưa bút lên xuống bằngcánh tay hay cổ tay. cử động linh hoạt phối động với cử động của cổ tay và cánhtay.3. Viết sai khoảng cách:Lỗi này thường mắc với những học sinh viết hay nhấc bút, không viết liềnmạch, không đưa tay đều. Giáo viên hướng dẫn kĩ thuật viết các nét nối cơ bản( viết liền mạch ): Khi viết các con chữ trong một chữ ta cần chú ý viết liềnmạch. Trong một chữ ta sử dụng kỹ thuật lia bút, rê bút, thuật kéo dài nét vàthêm nét phụ để viết cho liền mạch. Khi nối liền các con chữ trong một chữ xuấthiện hai trường hợp: Nét nối thuận lợi và nét nối không thuận lợi.+ Nét nối thuận lợi: Trong khi viết nét nối các con chữ có những trường hợpdừng bút của chữ trước trùng với điểm đặt bút của chữ tiếp theo, ta chỉ cần đưabút lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải liền mạch, viết xong chữ rồiđánh dấu chữ, dấu thanh.Ví dụ: Viết cụm từ :+ Nét nối không thuận lợi: Khi điểm dừng bút của con chữ trước khôngtrùng với điểm đặt bút của con chữ sau. Những trường hợp này khi viết ta cầndùng các kĩ thuật tạo ra nét nối để các con chữ được liền mạch.6+ Thay đổi, kéo dài, thêm nét nối.+ Thay đổi quy trình viết của chữ.Có các trường hợp nối không thuận lợi như sau:(nét móc nối với nét cong ) kéo dài nét móc của con chữ n đếnđk ngang 1 là điểm đặt bút của chữ o rồi tiếp tục viết chữ o bìnhthường.Từ điểm đặt bút của chữ o ( dưới đk ngang 1, góc trên ô đv )viết chữ o tạo thêm nét xoắn, kéo dài nét xoắn nối vào nét móccủa chữ n.oaoTương tự như nốita tạo thêm nét xoắn của chữ, kéodài nét xoắn đến điểm đặt bút của nét cong tiếp theo, viết nétcong sau đó viết nét móc của chữa.Tạo nét xoắn của chữo đưa lên đến đk ngang 1 rồi lia bút đếncđiểm đặt bút của chữviết bình thường. Tất cả các trường hợpnối với chữ từ điểm dừng bút của chữ đứng trước đều phải lia bút đến điểm bắtđâu của chữc.Ngoài ra cần phải chú ý các trường hợp nối từ chữ hoa hay một số chữ đứngtrước có điểm dừng phía bên trái mà chữ tiếp theo không có nét nối như: ba, ca,sa…Ta cần thêm vào nét nối để đảm bảo liền mạch, tính thẩm mỹ và khoảngcách giữa các con chữ.+ khoảng cách giữa hai chữ là 1đv đây là khoảng cách cố định không thayđổi. Khi có dấu câu thì khoảng cách được tính từ vị trí đặt dấu câu.+ Khoảng cách giữa các con chữ không cố định mà thay đổi tuỳ theo nétchữ ê ( từ 1/3 đến 3/4 đv ) thông thường tương đương với việc cộng các nét móc,nét hất giữa hai con chữ. Một số trường hợp khi viết ta nên điều chỉnh khoảngcách cho phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi viết thì viết liền mạch xong chữmới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh.Ví dụ : Viết chữ : trắng - hướng dẫn viết : trang - liền mạch, xong mới đánhdấu t, ă, và dấu sắc - trắng.4. Đặt dấu chữ, dấu thanh saiHọc sinh thường mắc lỗi đánh dấu quá to, quá nhỏ, không đúng vị trí. Giáoviên củng cố lại quy định về dấu thanh, dấu chữ như sau:- Kích thước: dấu thanh bằng 1/2 đơn vị chữ, nằm trong ô 1/4đv.7- Vị trí dấu chữ: Dấu của các chữ ă, â, ê, i, ô đánh ngay sát phía trên và cânđối ở giữa chữ. Dấu của các chữ ơ, ư đánh lệch về bên phải và ngang đk 1 . Đánhdấu của chữ đ đánh ngang bằng và ở giữa đv 2. Dấu của chữ t đánh ngang đk 1.- Vị trí dấu thanh: dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quáđơn vị chữ ( ly ) thứ hai. Nếu chữ có mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.+ Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đơn : đặt dấu thanh vào vị trícủa chữ cái ghi âm chính đó. Ví dụ : á, tã, nhà…+ Với các âm tiết có âm đệm được biểu diễn bằng “o, u’’ có âm chính lànguyên âm đơn thì cũng đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái ghi âm chính. Ví dụ :hoà, quà, nguỵ, hoàn, suýt…+ Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi được viết là: “iê, yê, uô,ươ” ; có âm cuối được viết bằng “ p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i” thì đặt dấuthanh vào con chữ thứ hai. Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là: “ia, ya,ua, ưa” không có âm cuối thì đặt dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất.Ví dụ: tỉa, tủa, cứa, thùa, khứa… Với “ia” có “g” thì đặt vào “a”( già,giá,giả..) không có “g” thì đặt vào i. Với “ua” có “q” thì đặt vào “a”(quán,quà…), không có “q” thì đặt vào “u” (túa, múa, chùa…) .- Thứ tự đánh dấu: Dấu chữ đánh trước, dấu thanh đánh sau theo thứ tự từtrái sang phải, từ trên xuống dưới.Học sinh thực hành viết:Thực hiện viết theo quy trình sau:+ Đặt bút trên ĐK dọc viết chữ C, lia bút lên giữa ly 1 tại vị trí nét cong củachữ C tiếp xúc với ĐK dọc viết chữ h, kéo dài điểm dừng bút chữ h lên ĐK 1 rồiviết liền nét cong của chữ ă, lia bút lên ĐK 1 viết nét móc chữ ă rồi nối liền chữm. Đánh dấu chữ ă.+ Từ chữ Chăm sang chữ ngoan cách nhau 1 đv. Viết chữ n kéo dài nét móclên ĐK 1 viết nét cong của chữ g, lia bút lên ĐK 1 viết nét khuyết rồi lại kéo dàilên ĐK 1 viết chữ o. Lia bút sang phải dưới ĐK 1 chạm vào chữ o đưa lên nétmóc và viết nét cong của chữ a. Tiếp tục lia bút lên ĐK 1, viết nét móc của chữ arồi nối liền chữ n.Từ chữ ngoan sang chữ học cách nhau 1 đv. Viết chữ h, kéo dài điểm dừngbút lên ĐK 1 rồi viết chữ o. Lia bút sang phải dưới ĐK 1 chạm vào chữ o đưa lên8nét móc đến ĐK 1 tiếp tục đưa bút xuống dưới ĐK 1 viết chữ c, đánh dấu nặng(.) dưới chữ o.Từ chữ học sang chữ giỏi cách nhau 1 đv. Viết chữ g nối liền sang chữ i, kéocao điểm dừng bút của chữ i lên ĐK 1 viết chữ o. Lia bút sang phải dưới ĐK 1chạm vào chữ o viết liền chữ i. Đánh dấu theo thứ tự dấu chữ trước, dấu thanhsau.5. Cách trình bày, tốc độ viết:Một bài viết đẹp không phải chỉ viết đúng, viết chữ đẹp mà còn phụ thuộcvào cách trình bày.Vì thế khi học sinh viết xong một bài tôi thường chú ý hướngdẫn học sinh cách trình bày sao cho đúng, đẹp và phù hợp với từng dạng bài. Đốivới học sinh bên cạnh việc rèn viết tôi còn phải luôn chú ý rèn cho học sinh tốcđộ viết nhanh hơn . Bởi bất cứ môn học nào đều phải đạt yêu cầu trọng tâm vềkiến thức và kĩ năng. Qua đó giáo dục cho các em tính thẩm mĩ, giáo dục tínhkiên trì, thận trọng và chính xác.Tóm lại: Để học sinh viết đẹp thì trước tiên phải viết đúng mẫu chữ, kíchcỡ, độ cao, tốc độ viết đảm bảo. Vì thế trong giờ tập viết, chính tả trên lớp giáoviên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản tên gọi các nét chữ, cấutạo chữ cái , vị trí dấu thanh, dấu chữ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liênkết chữ cái… Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao,sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết. Bên cạnh đó giáo viên cần dạy học sinhcác thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kĩ năng viết nét, liênkết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành tiếng. Đồng thời giúp các emxác định khoảng cách, vị trí, cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viếtđúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và viết đẹp.Dạy tập viết và luyện chữ đẹp cho học sinh, điều quan trọng là phải gâyđược hướng thú cho học sinh. Khi các em yêu thích chữ đẹp thì các em sẽ saymê và quyết tâm luyện chữ cho đẹp. Giáo viên nên nêu những gương về rèn chữ,những gương người thật việc thật để động viên các em cố gắng, kiên trì rènluyện . Giáo viên phải phô tô các bài viết của học sinh đạt giải thi viết chữ đẹpcác cấp để cho các em xem và học tập . Khi đã gây được hứng thú cho học sinh,các em đã thích rèn viết chữ lúc này giáo viên nên cung cấp các bài tập để họcsinh rèn kỹ năng viết.Các dạng bài tập như sau:+ Bài tập viết đúng quy trình: cho học sinh luyện viết chữ hoa.Giáo viênchú ý xem học sinh viết đúng quy trình không để sửa lỗi kịp thời.+ Bài tập các kĩ thuật viết chữ: Cho học sinh viết từ, câu .Giáo viên quan sátxem học sinh viết có liền mạch, viết có đúng khoảng cách, đánh dấu chữ, dấuthanh có đúng không? từ đó giáo viên hướng dẫn ngay để học sinh viết đúngmẫu.9+ Bài tập tổng hợp: cho học sinh viết một bài thơ, đoạn văn ngắn. mỗi bàithơ, đoạn văn giáo viên cho các em viết lần thứ nhất, giáo viên quan sát nhắc nhởchỉnh sửa lỗi sai cho từng em. Cho học sinh viết lại câu, từ lỗi sai trước khi viếtlại toàn bài lần hai.+ Bài tập sáng tạo: Cho học sinh viết các mẫu chữ hoa sáng tạo,trình bày bàithơ, bài văn ngắn theo mẫu chữ sáng tạo. Trong quá trình học sinh thực hànhgiáo viên chú ý hướng dẫn các em cách trình bày, yêu cầu học sinh sáng tạo cáchtrình bày.Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý : chỉ cho học sinh luyện tập kỹnăng đúng. số lượng bài tập ít nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần.Việc cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài sẽ dễ nhận ra lỗi sai của họcsinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ học sinh.Sau mỗi bài tập tôi thu bài tôi kiểm tra và nhận xét thật tỉ mỉ các nét chữtrong con chữ mà học sinh vừa viết và phân tích rõ nguyên nhân học sinh viếtchưa đúng, chưa đẹp để các em biết những lỗi mình còn vướng mắc mà khắcphục. Đối với những em chưa nắm chắc cấu tạo con chữ hay kĩ thuật viết như;Lia bút, rê bút hay viết liền mạch thì phải cung cấp biểu tượng về con chữ đó đểhọc sinh nắm chắc hơn và hướng dẫn thêm về kĩ thuật viết cho các em.* Trong quá trình luyện viết cho học sinh, ngoài việc hướng dẫn học sinh viếtđúng, muốn học sinh viết đẹp, tôi đã hướng dẫn học sinh viết chữ thanh đậm.Đây là kiểu chữ mà tôi tâm huyết và say mê nhất trong quá trình dạy luyện chữcho học sinh .Tôi định hướng và tư vấn cho học sinh mua bút ngòi mài nét thanh,nét đậm. Trong các giờ luyện viết, tôi đã đưa kiểu chữ sáng tạo vào hướng dẫnhọc sinh viết. Trước tiên tôi hướng dẫn các em viết nét thanh, nét đậm theo cácbước sau:Đầu tiên tôi viết một chữ cái lên bảng hướng dẫn cho học sinh nét nào liabút từ dưới lên trên là nét thanh, nét nào lia bút từ trên xuống dưới là nét đậm.Nét thanh khi viết đưa nhẹ nét bút, ngòi bút hơi nghiêng hướng về phía trái. Nétđậm khi viết cần đưa bút xuống mạnh hơn một chút. Khi viết tới điểm dừng bútcủa nét thanh các em hơi xoay ngòi bút thẳng hướng để viết nét đậm.Sau đó tôi cho học sinh thực hành viết nét, viết chữ nào đó thành thạo. saucùng tôi đọc cho học sinh viết một cum từ nào đó. nhận xét kịp thời cho từng em,để các em nhận ra lỗi và sửa ngay. Một số em đã được tôi viết mẫu cho một dòngđể nhìn đó làm mẫu luyện viết theo.Mỗi học sinh có một quyển vở luyện viết riêng. Một tuần tôi giao cho họcsinh viết 2 bài. Rồi tôi kiểm tra và sửa chữa kịp thời, nhận xét cụ thể, rõ ràng chỉra từng nét viết chưa đạt yêu cầu cho học sinh nhận thấy để sửa.10* Khi hướng dẫn luyện viết ngoài hướng dẫn học sinh khắc phục những lỗisai cơ bản để học sinh viết đẹp, tôi còn áp dụng một số biện pháp sau:- Vào đầu năm sau khi nhận lớp, giáo viên tiến hành kiểm tra sách vở, đồdùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loạibút nào để luyện viết.- Khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có hướng kèm cặp nhữnghọc sinh viết chưa đẹp và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu,viết đẹp.- Hàng tuần trong các giờ tăng buổi tôi dành ít thời gian nhận xét chữ viếtcủa từng học sinh. Biểu dương, khen ngợi để học sinh cố gắng hơn ở tuần tiếptheo.- Trưng bày những bài viết đẹp của học sinh trong lớp dán vào tờ giấy A0treo trên tường lớp để khích lệ các em.Một điều tôi tự thấy rằng không thể thiếu và bỏ qua được đó là sự mẫu mựcvà cẩn thận của người giáo viên, nhất là vai trò của giáo viên chủ nhiệm vì chúngta thường nói rằng “Thầy nào – trò nấy”. Chính vì vậy tôi luôn cẩn thận trongtừng việc làm của mình. Từ khâu viết trong giờ tập viết đến khâu viết trong cácgiờ học khác tôi cố gắng viết thật nắn nót, rõ ràng, đúng , đẹp vì các em sẽ nhìn,quan sát và bắt chước những nét chữ từ đơn giản đến phức tạp của cô giáo . Thựctế cho thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chấtlượng chữ viết của lớp đó sẽ cao. Trong giờ luyện viết tôi kiểm tra nhắc nhở vàuốn nắn thường xuyên để các em có thể viết đúng, đẹp, đạt yêu cầu.III. KẾT LUẬN1. Kết quả thực hiện:Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm trên vào việc rèn chữ viết cho họcsinh trong trường.Tuy là một trường miền núi thuộc vùng khó khăn nhưng tôithấy kết quả viết của giáo viên cũng như học sinh đạt được cũng rất đáng mừng.- Về giáo viên: Chữ viết của các đồng chí giáo viên đã có chuyển biến rõrệt. Các đồng chí đã rất quan tâm đến phong trào luyện viết của lớp mình. Khôngnhững thế các đồng chí còn hưởng ứng ,tham gia rất nhiệt tình cuộc thi viết chữđẹp cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức. Kết quả:Cấp huyện: 6 đồng chí tham gia thi thì cả 6 đồng chí đều đạt giải cao.Cấp tỉnh: 2 đồng chí tham gia , trong đó 1 đồng chí đạt giải nhất, 1 đồng chíđạt giải nhì.- Về học sinh:+ Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, đa sốcác em đã có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp, ở nhà.11+ Học sịnh viết đúng mẫu, viết đảm bảo tốc độ, kĩ thuật viết được các emvận dụng và nhiều em đã có nét chữ đẹp và sáng tạo.+ Số học sinh đạt giải năm học 2010 – 2011 như sau:Cấp huyện: 38 em tham gia thi thì 36 em đạt giải.Cấp tỉnh: 2 em tham gia, trong đó 1 em đạt giải Nhất, một em đạt giải Nhì.2. Bài học kinh nghiệm:Đạt được kết quả như trên, tôi rất phấn khởi, tự tin vào khả năng sư phạmcủa mình. Các em học sinh vui vẻ, phấn khởi chăm chỉ học hơn. Qua thực tế, tôinhận thấy khi rèn chữ đẹp cho học sinh cần chú ý đến một số vấn đề sau:- Giáo viên cần thực sự hăng say, đi sâu đi sát từng học sinh để kèm cặp,uốn nắn kịp thời. Đồng thời mỗi giáo viên cũng phải tự rèn chữ của mình sao chothật mẫu mực để học sinh học tập và noi theo. Cẩn thận khi chấm và ghi lời nhậnxét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như khi viếtbài trên lớp.- Giáo viên cần nắm được những kĩ năng cơ bản, quy trình, các kĩ thuật viếttừng con chữ để hướng dẫn cho các em thật chính xác các kĩ năng đó.- Giáo viên phải nắm được lỗi mà học sinh mình mắc phải, tìm ra nguyênnhân và cách khắc phục lỗi cho học sinh.- Giáo viên luôn phải sử dụng linh hoạt nhiều phương án, nhiều cách tổchức học cho học sinh hứng thú, tích cực hơn trong việc luyện chữ.- Gíáo viên thường xuyên khích lệ, động viên, khơi dậy ở các em lòng saymê về rèn chữ bằng những hình thức khen thưởng, bằng cách trưng bày thànhquả hàng năm của học sinh.- Thường xuyên trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp trong khi họp nhóm , họptổ để tìm ra biện pháp phối hợp hiệu quả, tích cực tham gia chuyên đề để tìm ranhiều phương pháp dạy luyện viết đẹp.3. Kiến nghị và đề xuất:Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuấtnhư sau:3.1. Các cấp, các ngành quan tâm đến đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chứcnhiều hơn nữa các lớp, các chuyên đề rèn chữ đẹp để nâng cao chất lượng chữviết.3.2. Giáo viên cần đầu tư thời gian công sức hơn nữa để luyện chữ viết, dámnghĩ, dám làm, sáng tạo trong dạy học.3.3. Học sinh chuẩn bị đủ các phương tiện học tập, có nhận thức đúng đắnvề môn học.123.4. Phụ huynh tạo mọi điều kiện để con em mình học tốt hơn, tạo cơ hội đểcác em phát triển tài năng của mình.Trên đây là kinh nghiệm bản thân rút ra từ thực tế hướng dẫn luyện viết. Chỉlà một việc làm và ý kiến nhỏ của bản thân tôi nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót.Tôi rất mong sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp nhằm góp phần nâng caochất lượng chữ viết trong các nhà trường nói riêng và chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh Tiểu học nói chung.Tôi xin chân thành cảm ơn!Hồi Xuân, ngày 20 tháng 4 năm 2011Người thực hiệnNguyễn Thị Lệ Thu13
Tài liệu liên quan
- Dạy học sinh vận dụng các yếu tố lôgic vào việc trình bày lời giải bài toán thuộc chủ đề phương trình, bất phương trình
- 66
- 474
- 0
- nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi qua dạy học bài tập hình học không gian ở trường trung học phổ thông
- 112
- 494
- 1
- Skkn Toán SỬA CHỮA KỊP THỜI CÁC SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG GIẢI BÀI TẬP TOÁN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ HUYỆN NAM TRÀ MY GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
- 17
- 418
- 0
- SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn chính tả góp phần rèn luyện chữ viết và trình bày sạch đẹp cho học sinh lớp 5
- 12
- 652
- 0
- HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO LỚP 11 GÓP PHẦN RÈN LUYỆN TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
- 37
- 576
- 1
- Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi qua dạy học bài tập hình học không gian ở trường Trung học phổ thông
- 27
- 306
- 0
- Một số kỹ thuật trích chọn đặc trưng chữ viết tay trong nhập điểm rèn luyện tự động
- 69
- 276
- 0
- Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người dạy học cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn
- 13
- 931
- 2
- Những bước cơ bản của giáo viên giúp học sinh dân tộc tiểu số ở lớp 2 giữ vở sạch rèn chữ đẹp
- 18
- 83
- 0
- MỘT số BIỆN PHÁP góp PHẦN rèn LUYỆN TÌNH cảm, THÓI QUEN, HÀNH VI đạo đức CHO TRẺ 4 5 TUỔI đạt HIỆU QUẢ
- 22
- 91
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(932 KB - 13 trang) - Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người dạy học cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Viết Chữ Nhanh Và đẹp Là Biểu Hiện
-
Chữ Viết Là Một Sự Biểu Hiện Của Nết Người, Dạy Cho Học Sinh Viết ...
-
Luyện Nét Chữ, Rèn Nết Người - Báo Nam Định điện Tử
-
Ý Nghĩa Mà Chữ đẹp Mang Lại Và Khắc Phục Tình Trạng Chữ Xấu
-
Top 5 Cách Viết Chữ đẹp Và Nhanh Vô Cùng Hiệu Quả - Colearn
-
Trung Tâm Nghệ Thuật Be Unique - ♦️♦️ LUYỆN NÉT CHỮ- RÈN ...
-
Luyện Chữ Đẹp Queenbee - VÀ ĐÂY LÀ CÁCH ĐỂ CHÚNG TA ...
-
Cách Viết Chữ đẹp Cấp 2 Nhanh - Hỏi Đáp
-
Bí Kíp Viết Chữ đẹp Bằng Bút Bi, Cách Viết Chữ Kiểu Nhanh Mà Vẫn đẹp
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ ...
-
Rèn Chữ Viết Cho Học Sinh Tiểu Học - Webtretho
-
Nét Chữ - Nét Người
-
“NÉT CHỮ NẾT NGƯỜI” GIAO LƯU VIẾT CHỮ ĐẸP CẤP HUYỆN ...
-
“ GIỮ VỞ SẠCH – VIẾT CHỮ ĐẸP” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 ...
-
Bài Tuyên Truyền Về Phong Trào “ Giữ Vở Sạch- Viết Chữ đẹp”