Chu Vũ Vương - Nhà Chu - Lịch Sử Trung Quốc | Biên Niên Sử
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử Trung Quốc – Sau khi Chu Văn Vương mất, con trai là Cơ Phát lên nối ngôi, tức là Chu Vũ Vương.
Chu Vũ Vương tôn Thái Công Vọng làm thầy và yêu cầu các em là Chu Công Đán và Chiêu Công Thích làm trợ thủ cho mình, tiếp tục chỉnh đốn nội trị, mở rộng thế lực để chuẩn bị đánh Trụ Vương.
Năm sau, Chu Vũ Vương dẫn quân đến Minh Tân (nay ở đông bắc Mạnh Tán, Hà Nam), tổ chức duyệt binh có hơn 800 nước chư hầu không hẹn trước cùng mang quân đến hội họp. Mọi người đều đề nghị Vũ Vương cầm đầu cuộc diệt Thương. Nhưng Vũ Vương nhận thấy thời cơ chưa chín, nên sau khi duyệt binh, lại đem quân trở về Phong Kinh.
Lúc đó, Trụ Vương ngày càng bạo ngược. Các Vương tử, quí tộc triều Thương là Tỉ Can và Cơ Tử, Vi Tử hết sức lo lắng, ra sức khuyên can Trụ Vương không nên tiếp tục như vậy. Trụ Vương không những không nghe, còn nổi giận, giết chết Tỉ Can và sai mổ phanh bụng Tỉ Can moi gan ruột ra ngoài để xem lá gan to thế nào. Cơ Tử phải giả điên mới thoát chết, bị giáng làm nô lệ, giam giử trong lao tù. Vi Tử thấy triều Thương không còn hy vọng, liền bỏ trốn khỏi biệt đô Triều Ca.
Vào khoảng thế kỷ 11 trước Công nguyên, Vũ Vương nhận được báo cáo của thám tử, biết Trụ lâm vào cảnh bị chán ghét cùng cực, cho rằng thời cơ đã chín mùi, liền cử năm vạn quân, do Thái Công Vọng, người rất tinh thông binh pháp làm nguyên soái, vượt qua Hoàng Hà tiến về phía đông. Đến Minh Tân, tám trăm nước chư hầu lại hội họp. Chu Vũ Vương tiến hành đại hội thệ sư, tuyên bố tội trạng của Trụ, động viên mọi người đồng tâm đánh Trụ.
Trên đường tiến quân của Vũ Vương, một hôm có hai ông già ngăn đường, đòi gặp Vũ Vương. Có người nhận ra. đó là hai người con của vua nước Cô Trúc (nay ở huyện Lư Long, tỉnh Hà Bắc). Người anh tên là Bá Di, nguời em tên là Thúc Tề. Vua nước Cô Trúc yêu mến Thúc Tề, muốn truyền lại ngôi vua cho Thúc Tề. Bá Di biết ý cha, liền chủ động rời nước Cô Trúc; Thúc Tề không chịu nhận ngôi vua mà anh nhường cho mình, cũng bỏ đi ẩn náo. Khi Chu Văn Vương còn sống, hai người đều đến trú tại nước Chu. Bây giờ nghe tin Vũ Vương đi đánh Trụ, cả hai đều ra can ngăn.
Khi Chu Văn Vương ra tiếp kiến họ, cả hai nắm chặt dây cương, nói; “Trụ Vương là thiên tử, ngài là bầy tôi. Bầy tôi đánh lại thiên tử, là việc đại nghịch bất đạo”.
Những người xung quanh Vũ Vương nghe nói, đều vô cùng nổi giận. Có người rút kiếm toan giết.
Thái Cong Vọng thấy hai người chẳng qua là phường mọt sách, dặn tả hữu không được làm gì, chỉ kéo họ ra. Ai ngờ, cả hai vẫn không hiểu ra, rủ nhau lên núi Thú Dương (nay ở tây nam Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây) tuyệt thực đến chết.
Đại quân đánh Trụ của Chu Vũ Vương sỉ khí cao ngút, thế như chẻ tre, chẳng mấy chốc đã tới Mục Dã (nay ở tây nam huyện Kỳ, tỉnh Hà Nam), chỉ cách kinh thành Triều Ca bảy mươi dặm.
Trụ nghe tin, vội thu thập chấp vá được bảy mươi vạn người ngựa, tự mình chỉ huy, đến Mục Dã nghênh chiến. Trụ nghĩ, quân của Chu Vũ Vương có không tới năm vạn, sao chống nổi bảy mươi vạn quân của mình.
Nhưng số quân đó quá nửa là những nô lệ và tù binh bắt từ Đông Di về, được tổ chức vội vàng. Ngày thường, họ bị Trụ Vương áp bức và ngược đãi, đã căm giận Trụ từ lâu, không ai muôn bán rẻ sinh mạng cho Trụ. Trên chiến trường Mục Dã, khi quân Chu dũng mãnh tiến công, họ liền cùng nhau quay ngược ngọn giáo, cùng quân Chu đánh vào quân của Trụ Vương, bảy mươi vạn quân Thương trong phút chốc bị tan tành tơi tả tháo chạy. Thái Công Vọng chỉ huy quân Chu lập tức truy kích, đuổi tới tận kinh đô Triều Ca.
Trụ Vương chạy vể Triều Ca, thấy tình thế không còn cứu vãn được nữa, ngay đêm đó, đã trốn vào Lộc Đài, phóng hoả tự sát trong biển lửa.
Chu Vũ Vương diệt xong triều Thương, liền dời quốc đô từ Phong đến Hạo Kình xây dựng nên vương triều Chu.
Để củng cố nền thống trị của triều Chu, từ đời Chu Vũ Vương, liền phân phong cho anh em họ hàng và công thần đi cai trị các vùng, xây dựng các nước chư hầu, như Thái Công Vọng được phong ở nước Tề, Chu Công Đán đụoc phong ở nước Lỗ, Chiêu Công Thích được phong ở nước Yên. Theo truyền thuyết, từ đời Vũ Vương đến đời con là Thành Vương, đã phong tất cả hơn bảy mươi nước chư hầu.
Triều Thương tuy bị diệt vong, nhưng những quí tộc và chủ nô còn lại của nó vẫn còn thế lực nhất định trong xã hội. Để vỗ về những kẻ đó, Vũ Vựơng liền phong cho Vũ Canh, con của Trụ Vương làm Ân Hầu, lưu giữ Ân Đô. Lại sai ba em của mình là Quản Thúc, Thải Thúc và Hoắc Thúc đến giúp Vữ Canh. Danh nghĩa là giúp đỡ. nhưng thực tế là giám sát, vì vậy, ba người trên được gọi là “Tam giám”.
« Chu Văn Vương – Khương Thái Công – Nhà ChuChu Công phò tá Thành Vương – Nhà Chu »Từ khóa » Chu Võ Vương
-
Cơ Xương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chu Vũ Vương: Cơ Phát - Lịch Sử Trung Quốc
-
Võ Vương - Người Kể Sử
-
Chu Vũ Vương - Tieng Wiki
-
Thái Tự - Wikiwand
-
Quẻ Quan Âm: Chu Vũ Vương Đăng Vị
-
Chu Võ Vương - BAOMOI.COM
-
Triều Nhà Chu Vì Sao Trị Quốc được 800 Năm?
-
Trận Huyết Chiến "châu Chấu đá Xe": Chu Vũ Vương Dùng 5 Vạn Binh ...
-
Vương - Wiktionary Tiếng Việt
-
12 đời Vua Triều đại Nhà Trần - Dân Ta Phải Biết Sử Ta
-
Tu La Thần Tổ - Chương 307: Chu Võ Vương Triều