Chú ý Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại, Các Thuộc Tính

3,4K

Chú ý là gì? Đặc điểm, phân loại, các thuộc tính.

Mục lục ẩn Chú ý là gì? Các loại chú ý Các thuộc tính cơ bản của chú ý Sức tập trung chú ý: Tính bền vững của chú ý: Sư phân phối chú ý: Sự di chuyển chú ý:

Chú ý là gì?

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

Chú ý là một trạng thái tâm lí thường “đi kèm” với các hoạt động tâm lí mà chủ yếu là các hoạt động nhận thức, bởi vì khi đi với quá trình xúc cảm thì cũng chính là chú ý nhận biết tâm hạng, trạng thái xúc động của bản thân, hoặc chú ý trong hành động là chú ý nhận biết (tri giác) những động tác kết quả của hành động. Chú ý tạo điều kiện cho các hoạt động đó phản ánh tốt nhất đối tượng. Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó “đi kèm”.

Vì vậy chú ý được coi là “cái nền”, “cái phông”, là điều kiện tâm lí của hoạt động có ý thức.

Cơ sở sinh lí của chú ý là phản xạ định hướng (phản xạ “cái gì thế”,) Phản xạ định hướng xuất hiện trong não bộ khi có kích thích mới lạ trong môi trường sống, nó có tác dụng định hướng và giúp cho cơ thể có thể phản ứng tốt nhất đối với vật kích thích. Phản xạ định hướng là phản xạ bẩm sinh, xuất hiện với bất cứ kích thích nào miễn là kích thích mới lạ, khác thường, nếu kích thích lặp đi, lặp lại thì phản xạ sẽ bị mất.

Chú ý thường được biểu hiện ra bằng cả những dấu hiệu bên ngoài và bên trong như bằng những hình thức nhìn “chằm chằm”, “không chớp mắt”, “vểnh tai”, “há hốc miệng” khi nghe, kìm hãm những động tác thừa “ngồi im thin thít hoặc ngược lại cử động cơ thể theo những cử động hay chuyển động của đối tượng chú ý. Khi chú ý tập trung lâu dài, căng thẳng, hô hấp cơ thể thay đổi khi đó hô hấp trở nên nông hơn, thưa hơn, quan hệ giữa thời gian hít vào và thở ra thay đổi, thời gian hít vào ngắn và thở ra dài hơn.

Tuy nhiên không phải lúc nào giữa chú ý và các biểu hiện của chú ý cũng đồng nhất, mà có lúc mâu thuẫn giữa biểu hiện bên ngoài và chú ý bên trong thường gọi là “vờ chú ý”. Vì vậy khi đánh giá chú ý vừa phải căn cứ vào hiệu quả của chú ý, đồng thời cũng phải thấy rằng có trường hợp chú ý tốt nhưng hiệu quả không cao do các nguyên nhân khác nhau của chủ thể.

Các loại chú ý

Có ba loại chú ý: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định.

a. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân, không sử dụng một biện pháp thủ thuật nào mà vẫn chú ý được vào đối tượng.

Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm vật kích thích.

Vật kích thích mới lạ, hấp dẫn về hình dáng, màu sắc.

  • Cường độ của vật kích thích.
  • Sự tương phản giữa vật kích thích và bối cảnh.

Ngoài đặc điểm của bản thân đối tượng vật kích thích, thì quan hệ của đối tượng với nhu cầu, hứng thú tình cảm của chủ thể cũng là nguyên nhân gây ra chú ý không chủ định. Chú ý không chủ định có đặc điểm cơ bản: Không có mục đích đặt ra trước không có biện pháp để chú ý, không đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực ý chí, vì vậy sẽ ít mệt mỏi và không căng thẳng thần kinh nhưng đồng thời chú ý không chủ định kém bền vững.

b. Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích tự giác, có biện pháp để hướng chứ ý vào đối tượng, đòi hỏi một sự nỗ lực nhất định.

Chú ý có chủ định xuất hiện do nhận thức của bản thân chủ thể cần thiết chú ý tới đối tượng. Nó có các đặc điểm cơ bản sau: – Có mục đích tự giác, có kế hoạch biện pháp để chú ý. – Có liên quan chặt chẽ với hệ thống tín hiệu thứ hai, tình cảm, hứng thú của cá nhân.

  • Tính bền vững

Đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định của chủ thể để khắc phục những trở ngại bên ngoài hoặc bên trong của chủ thể.

Vì thế mặt hạn chế lớn nhất của chú ý có chủ định là chú ý lâu sẽ sinh ra mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, giảm hứng thú hoạt động.

c. Chú ý sau chủ định

Loại chú ý này vốn là chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng về ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động tới mức khoái cảm, đem lại hiệu quả cao của chú ý. Ví dụ khi bắt đầu đọc sách cần chú ý có chủ định, nhưng càng đọc bị nội dung cuốn sách thu hút hấp dẫn không cần phải cố gắng bản thân nữa, không căng thẳng thần kinh và ý chí. Lúc này chú ý có chủ định đã chuyển thành chú ý “sau chủ định”.

Chú ý sau chủ định không khác biệt với chú ý không chủ định ở tính có mục đích tri giác nhưng nó cũng không đồng nhất với chú ý có chủ định vì sự say mê, hứng thú và không có sự căng thẳng ý chí.

Ba loại chú ý trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chuyển hóa cho nhau, giúp con người phản ánh tốt nhất đối tượng. Các loại chú ý trên đều cần thiết cho hoạt động của con người vì mỗi loại chú ý đều có ưu điểm và hạn chế của nó, trong đó chú ý “sau chủ định” là loại chú ý cần hình thành trong các hoạt động của con người.

Các thuộc tính cơ bản của chú ý

Sức tập trung chú ý:

Đó là khả năng chú ý tập trung vào một phạm vi hẹp, chỉ chú ý đến một hay một số đối tượng cần thiết cho hoạt động nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất, số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý. Sức chú ý càng cao thì cường độ chú ý càng lớn và hiệu quả hoạt động cao.

Tính bền vững của chú ý:

Khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối tượng nhất định không chuyển sang đối tượng khác.

Đối cực với tính bền vững là sự phân tán chú ý. Phân tán chú ý là có chú ý nhưng không tập trung cao độ lâu bền vào đối tượng, cũng như không phân phối di chuyển chú ý một cách có tổ chức.

Tính bền vững của chú ý không mâu thuẫn với sức tập trung chú ý và sự di chuyển của chú ý. Tính bền vững của chú ý có quan hệ mật thiết với các đặc điểm của cá nhân cũng như điều kiện khách quan của hoạt động.

Sư phân phối chú ý:

Đó là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. Phân phối chú ý không có nghĩa là chia đều sự chú ý cho mọi đối tượng hoạt động mà có sự không đồng đều chú ý ở các đối tượng khác nhau, đối tượng chính được chú ý nhiều, các đối tượng khác được chú ý ít hơn. Muốn phân phối chú ý tốt thì phải đưa một số đối tượng hoạt động trở thành quen thuộc, chỉ có một hay một số hoạt động mới.

Sự phân phối chú ý không có mâu thuẫn gì với sức tập trung chú ý vì trong phân phối chú ý cũng có sự tập trung chú ý vào hoạt động mới.

Sự di chuyển chú ý:

Đó là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Sự di chuyển chú ý không mâu thuẫn với độ bền vững của chú ý và cũng không phải là phân tán chú ý vì nó được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách có ý thức và khi chuyển sang đối tượng chú ý mới thì chú ý lại được tập trung với cường độ

Trên đây là những thuộc tính cơ bản của chú ý, biểu hiện chiều sâu, chiều rộng và tính linh hoạt của chú ý, giữa chúng có quan hệ bổ sung cho nhau và cần thiết cho mọi hoạt động của con người. Mỗi thuộc tính của chú ý có thể giữ vai trò tích cực hay không tùy thuộc vào việc biết sử dụng từng thuộc tính hay phối hợp các thuộc tính theo yêu cầu của hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Sự hình thành và phát triển ý thức
  2. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
  3. Ý chí là gì? Các phẩm chất cơ bản của ý chí
  4. Lý thuyết tâm lý của George Herbert Mead
Tâm lý học đại cương

Từ khóa » Khái Niệm Chú ý Là Gì