Trình Bày Khái Niệm Chú ý, Các đặc điểm đặc Trưng, ưu Thế Hạn Chế ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Xã hội học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 9 trang )
MỤC LỤCMỞ ĐẦUTrong các hiện tượng tâm lý, chú ý là một hiện tượng tâm lý quan trọng,nó không phải là một quá trình độc lập, cũng không phải là một thuộc tính tâmlý của cá nhân. Chú ý là hiện tượng tâm lý độc đáo luôn xuất hiện kèm theo hoạtđộng, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm chochúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Vì thế chú ý là một biểu hiện đặctrưng của trạng thái tâm lý. Để nhận thức sâu sắc về vấn đề này nhóm em xin đinghiên cứu đề tài: “ Trình bày khái niệm chú ý, các đặc điểm đặc trưng, ưuthế hạn chế của các loại chú ý”.NỘI DUNGI, Khái niệm chung về chú ý:1. Định nghĩa:Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượngnào đó, nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.2. Vai trò:Chú ý giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt độngthực tiễn của con người. Chú ý là điều kiện để hoạt động nhận thức diễn ra dướicác cấp độ khác nhau. Chú ý giúp ta tiếp cận, nắm bắt được đối tượng và làmtăng hiệu quả của hoạt động nhận thức. Khi đánh giá vai trò của chú ý, nhà khoahọc người Nga K.D.Usinxki cho rằng, chú ý chính là cánh cửa mà mọi sự vật1của thế giới xung quanh muốn đi vào được tâm hồn mỗi con người, đều phải điqua.Đồng thời trong hoạt động thực tiễn, sự chú ý đến các thuộc tính căn bảnnhất của sự vật, hiện tượng giúp ta cân nhắc đến các thuộc tính ấy một cách tốtnhất. Qua đó, tổ chức hoạt động thực tiễn phù hợp với đặc điểm của hoàn cảnhvà nhiệm vụ đề ra trước mỗi con người. Ngoài ra chú ý còn thể hiện gián tiếpcác đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân như nhu cầu, hứng thú...Vì thế thông quachú ý, con người còn tự thể hiện, tự bộc lộ bản thân mình.Đặc biệt, trong hoạt động tư pháp, chú ý có vai trò quan trọng. Chú ý ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng công việc mà người cán bộ tư pháp tiến hành.Chú ý giúp cán bộ tư pháp tập trung nhận thưc của mình lên các tình tiết, cácthông tin cần thiết, đảm bảo được tính khách quan, đúng đắn của hoạt động nhậnthức. Trong hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, nếu người cán bộ tưpháp biết định hướng chú ý của các chủ thể tham gia tố tụng một cách hợp lý sẽgiúp cho việc đánh giá tính đúng đắn trong lời khai của họ, đảm bảo cho việcthu thập và làm sáng tỏ các thông tin cần thiết.3. Các thuộc tính của chú ý:- Khối lượng chú ý: được đo bằng số lượng đối tượng mà chú ý có thể hướngtới trong một khoảng thời gian rất ngắn.- Phân phối chú ý: là năng lực chú ý đồng thời hướng tới một số đối tượng.- Tập trung chú ý: là việc con người hướng tới hoạt động tâm lý, tập trung caođộ vào một số đối tượng cần thiết của hành động.- Sự bền vững của chú ý: Độ bền vững của chú ý được thể hiện ở khả năng duytrì lâu dài chú ý tới một hoặc một số đối tượng.- Sự di chuyển chú ý: là sự dịch chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khácmột cách có chủ định.II, Phân loại chú ý:Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể chiachú ý làm ba loại: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định, chú ý sau chủ định.1. Chú ý không chủ định:21.1 Khái niệm:Là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác độngkích thích của đối tượng đó. Như vậy, chú ý không chủ định là trạng thái chú ýkhông định trước , không theo một kế hoạch và mục đích nào cả.Ví dụ, anh A đến cửa hàng với ý định mua hàng hóa B,vô tình nhìn thấyhàng hóa C, cảm thấy hàng đó hay hay, liền chú ý tới hàng hóa C, như thế chú ýcủa anh A là chú ý không có chủ định.1.2 Đặc điểm:Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc điểmsau đây của kích thích:- Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường- Cường độ của kích thích: theo quy luật về cường độ đối với thần kinh, thì kíchthích càng mạnh hưng phấn do nó gây nên càng lớn. Do vậy dễ tạo ra chú ýkhông chủ định nhưng nếu kích thích quá mạnh sẽ gây ra phản ứng đau- Độ hấp dẫn của vật kích thích là một điểm tổng hợp của hai đặc điểm trên, thểhiện ở mức độ phù hợp với người bị tác động, dễ gây “tò mò” ở người đó.- Sự bắt đầu hoặc kết thúc một kích thích1.3 Ưu thế:- Làm cho hiểu biết của con người phong phú, đa dạng.- Tế bào thần kinh lúc thì căng thẳng, lúc thì thoải mái, nhẹ nhõm, do đó khóxảy ra tình trạng mệt nhọc về tâm lý, cũng khó bị ức chế tức là tiêu hao ít nănglượng thần kinh ( con người ít bị mệt mỏi).1.4 Hạn chế:- Về tính bền vững: do không có sự nỗ lực của ý chí nên thời gian ngắn và dễthay đổi.- Về tính mục đích, chú ý không chủ định không có mục đích sẵn từ trước nêntính tự giác kém.- Dễ bị phân tâm, không thể định hướng hoạt động tâm lý vào sự vật cụ thể nào,khó làm tốt công việc.- Bị tính chất và cường độ kích thích của vật kích thích chi phối.32. Chú ý có chủ định:2.1 Khái niệm:Chú ý có chủ định là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lênmột đối tượng nào đó nhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động.2.2 Đặc điểm đặc trưng:Chú ý có chủ định là loại chú ý cao hơn chú ý không chủ định. Chú ýkhông chủ định chỉ là sự bột phát ngẫu nhiên dưới tác động kích thích của cácyếu tố kích thích mà thôi, nhưng chú ý có chủ định là loại chú ý thể hiện được ýchí, nhận thức của chủ thể chú ý. Chú ý có chủ định có những đặc trưng sau đây:Đặc điểm thứ nhất của chú ý có chủ định là tính mục đích, đây là đặcđiểm nổi bật của chú ý có chủ định.Để tham gia vào hoạt động, con người luôn luôn phải có những độngcơ thúc đẩy, ví dụ việc một người học nhiều môn ngoại ngữ, tham gia vào hoạtđộng học ngoại ngữ, người đó được thỏa mãn nhu cầu (hứng thú) với nhiềungoại ngữ của mình, đó là động cơ thúc đẩy cá nhân tham gia vào hoạt động.Con người luôn đặt ra những đích cần phải thực hiện khi tham gia vàohoạt động, bản thân xác định được mục đích hành động sẽ gạt bỏ những yếu tốtác động không quan trong bên lề mà chỉ tập trung vào đối tượng nhằm đạt đượcmục đích mà thôi, không phụ thuộc vào đối tượng mới lạ hay quen thuộc, cócường độ kích thích mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn.Tính mục đích giúp con người luôn luôn nhận định đúng vấn đề, tránhsai lạc, đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu ban đầu, đó là “kim chỉ nam” của mọi hoạtđộng.Đặc điểm thứ hai, chú ý có chủ định là sự nỗ lực của ý chí.Con người là động vật cao cấp nhất, ở con người tồn tại nhận thức và tưduy, chú ý có chủ định đã thể hiện điều này rất rõ.Không phải lúc nào đối tượng tác động cũng gây được chú ý, bên cạnhđó không phải chú ý nào cũng tồn tại lâu dài. Nhờ có sự nỗ lực ý chí mà ta duytrì được sự tập trung chú ý trong một thời gian dài: ví dụ, nhiều khi ngồi tronglớp học ta cảm thấy rất chán nản nhưng ta đã nhận thức được việc mình phỉa4ngồi trong lớp học, cố gắng nghe giảng. Như vậy nhờ có sự nỗ lực ý chí mà taduy trì được sự tập trung chú ý trong một thời gian dài mà không bị phân tán.Bên cạnh đó sự nỗ lực ý chí gây nên một trạng thái căng thẳng, một sự tập trungsức lực để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra.Đặc điểm thứ ba, trong chú ý có chủ định có sự sắp xếp tổ chức trình tựcủa chú ý trong hoạt động, nó thể hiện ở tính tổ chức của chú ý.trong chú ýkhông chủ định hoạt động chú ý xẩy đển hoàn toàn ngẫu nhiên, chủ thể khônggcó sự chuẩn bị. Trong chú ý có chủ định, chủ thể biết trước mình sẽ chú ý vàođối tượng nào và đã có sự chuẩn bị trong tư duy.Ví dụ: khi học bài, học sinh biết là mình phải làm những bài tập gì, phảilảm phần nào trước theo từng trình tự nhất định dù có thích môn đó hay không.2.3 Ưu thế và hạn chế của chú ý có chủ định:Ưu thế của chú ý có chủ định xuất phát ngay từ những đặc điểm đặctrưng của nó.- Hoạt động chú ý đã có mục đích cụ thể, không ngẫu nhiên như chú ýkhông chủ định. Trong mỗi hoạt động, cái tiền đề đầu tiên là vô cùng quantrọng, nó đánh dấu sự khởi đầu, động cơ chính là cái đầu tiên thúc đẩy conngười hành động, mục đích chính cái mà người ta muốn đạt được,cái con ngườihình dung về kết quả, đó là sự “động viên” để mỗi người nỗ lực hoạt động. Hơnnữa, chính việc xác định được mục đích hành động sẽ tạo nên một áp lực buộcphải hành động, thúc ép chủ thể phải tiến hành hoạt động, hoàn thành mục tiêu.- Sự sắp xếp tổ chức trình tự của chú ý trong hoạt động sẽ tạo điều kiệncho hoạt động nhận thức có hiệu quả hơn. Một khi có sự sắp xếp, ta sẽ điềuchỉnh được sự hợp lí của thứ tự các hành động, phát huy được hiệu quả nhậnthức.Hạn chế của chú ý có chủ định là: Chú ý có chủ định thường là loại chú ýmà chủ thể không có sự hứng thú lắm với đối tuợng thậm trí trong nhiều trườnghợp là chán nản, uể oải trước sự tác động của đối tượng. Khi đó cần có sự nỗ lựccủa bản thân, đôi khi sự nỗ lực đó chỉ đạt được bên ngoài mà không đạt đượcthực chất bên trong. Ví dụ: khi ngồi trong lớp học, sinh viên thể hiện sự uể oải,5không tập trung vào bài học, khi có sự nhắc nhở của giáo viên đã tập trung vàobài giảng hơn nhưng suy nghĩ vẫn không tập trung vào bài giảng do đó khônghiểu bài.3. Chú ý sau chủ định:3.1 khái niệm :Chú ý sau chủ định là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đốitượng đó có ý nghĩa nhất định đối vói cá nhân.3.2 đặc điểm:Chú ý sau chủ định xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủ định. Ởchú ý sau chủ định , đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân nhữnghứng thú đặc biệt. Do vậy, chú ý được duy trì không cần có sự tham gia của ýchí.Vì thế, nó không gây nên trạng thái căng thẳng trong tâm lý cá nhân. Chẳnghạn, học sinh có thẻ bắt đầu giải toán mà không có một chút hứng thú nào hết.Khi ấy, học sinh phải có sự nỗ lực ý chí để có thể tập trung vào việc giải bàitoán. Trong thời gian làm bài, xuất hiện những nguyên nhân nào đó.Ví dụ dohứng thú, do sự tự khẳng định : “bằng bất cứ giá nào cũng phải làm được”…làmcho sự tham gia của chú ý trong việc duy trì chú ý là không cần thiết nữa. Lúcnày học sinh hoàn toàn bị cuốn hút vào việc giải toán. Như vậy, ở học sinh đãxuất hiện chú ý sau chủ định.Trong hoạt động tư pháp, các loại chú ý nói trên có mối quan hệ nhấtđịnh với nhau. Những yếu tố khách quan chủ yếu sẽ làm xuất hiện chú ý khôngcó chủ định. Tiếp đến, sự tham gia của các yếu tố chủ quan sẽ làm hình thành ởngười cán bộ tư pháp chú ý có chủ định, định hướng hoạt động tâm lý củahọ.Trong quá trình hoạt động, mức độ căng thẳng của chú ý thay đổi có thể dẫnđến một thời điểm chú ý được duy trì mà không cần có sự nỗ lực của ý chí . Lúcnày, loại chú ý cao cấp nhất, bền vững nhất được hình thành, đó là chú ý sau chủđịnh.3.3 Ưu điểm6Có thể thấy ưu điểm của chú ý sau chủ định là: đây là chú ý thuộc loại caocấp nhất, có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Chú ý sauchủ định thường là loại chú ý có độ tập trung cao nhất. Chủ thể nhận thức có ýđịnh về một đề tài, mới đầu chỉ là phác thảo , phác họa ý tưởng. Từ phác thảophác họa ấy, đi đến thành lời nói biểu đạt, biểu hiện ra, theo đó mà hành động.Sau khi hành động, ta lại hồi tưởng ôn nhớ lại. Đó là tất yếu của một tiến trình,đi từ ý tưởng trở thành hiện thực.Chú ý có sau tiến trình này là sự chú ý có tậptrung, đúc kết, để lại kinh nghiệm về những hậu quả, thành quả hiến nhiên màchủ thể đã có. Cho nên chú ý có sau này, tức là chú ý có sau “chủ định” mangtính hiệu quả nhất trong hoạt động nhận thức của con người, cộng đồng và nhânloại. Hay nói cách khác, từ ý định chủ quan biến thành hiện thực khách quan,tức điều mà người khác, mọi khách thể đều công nhận.Bên cạnh đó, chú ý sau chủ định giúp lựa chọn những hình ảnh của bênngoài có ý nghĩa, phù hợp với nhu cầu hoạt động, tránh và ức chế đối với nhữngảnh hưởng không thống nhất với hoạt động trước mắt, làm phân tán sự chú ý.Chú ý sau chủ định lưu trữ hình ảnh hoặc nội dung của đối tượng chú ýtrong ý thức chủ thể cho tới khi đạt mục đích mới thôi.Chú ý sau chủ định làm nhiệm vụ điều tiết và giám sát hoạt đọng, cùngmột lúc phân phối sự chú ý vào các sự vật khác nhau. Có người hay lỡ mồm, lỡmiệng, lỡ chân tay, qua loa đại khái, lơ đãng, điều đó do chức năng giám sát tâmlý không được tốt.Có thể lấy một ví dụ để làm rõ về chú ý sau chủ định như sau:khigiáoviênyêucầusinhviênlênthưviệnđọctàiliệutham khảo để chuẩn bị cho bài học, sẽ có không ít các sinh viên với tư tưởng làkhông cần đọc hay đọc cho có hoặc thậm chí cho rằng việc đó không cần thiếtđối với bản thân. Nhưng những sinh viên lên thư viện tức là đã xác định sẽ đọchay tìm hiểu một cái gì đó cho dù là tự nguyện hay thuộc về trường hợp bắtbuộc. Tuy vậy thì các trường hợp này cũng đã phải xác định cho mình mục đíchđể lên thư viện và do đó có kế hoạch để đọc ( chú ý có chủ định ), nhưng khi đọccác sinh viên lại thấy vấn đề mà mình đang tìm hiểu rất thú vị, hấp dẫn, cung7cấp nhiều tri thức không những phục vụ cho việc học mà còn trong nhiều lĩnhvực của cuộc sống do đó sinh viên đó đọc một mạch xong lúc nào không hay(chú ý không chủ định). Từ đó có thể thấy trong trường hợp này việc "cố gắng"chú ý vào việc đọc tài liệu ban đầu không còn cần thiết nữa, thay vào đó chính làsự thích thú, đam mê, hoàn toàn bị cuốn hút vào công việc mà bản thân đanglàm. Đó chính là sự chuyển hoá giữa hai loại chú ý: chú ý có chủ định lúc đầu,trở thành chú ý không chủ định về sau (còn gọi là chú ý sau chủ định). Tuy nhiên, căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phânchia chú ý thành: Chú ý bên trong và chú ý bên ngoài.• Chú ý bên ngoàiLà loại chú ý hướng vào các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan ( thị giác, thính giác…). Cácyếu tố gây nên chú ý bên ngoài bao gồm các kích thích sau:+ Các kích thích có cường độ mạnh như: âm thanh mạnh, ánh sáng chói, mùikhó chịu …Các kích thích này luôn gây được sự chú ý+ Các kích thích có sự mới lạ cũng gây nên sự chú ý. Sự mới lạ này có thể ởtoàn bộ kích thích, có thể ở một phần của kích thích, hoặc ở sự không bìnhthường của nó.+ Đặc biệt, trật tự sắp xếp, cấu tạo của kích thích có thể ảnh hưởng tích cực lênchú ý của con người. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn củahoạt động tư pháp. Người cán bộ tư pháp phải lưu ý đến yếu tố này mà sắp xếpthông tin cho hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nhận thức vụ án.• Chú ý bên trongLà loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhân đối với hành động củamình, đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân. Đối tượng củachú ý bên trong là những cảm xúc, những hồi tưởng, những suy tư… của cánhân. Chú ý bên trong chỉ có ở con người do động vật không có ý thức đối vớicuộc sống nội tâm của chúng.8Chú ý bên trong và chú ý bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ và thường điđôi với nhau. Điều đó dễ hiểu vì khi chú ý làm một việc gì con người thường kếthợp nhận cảm tính, hành động, suy nghĩ, tư duy, có lúc đem hết tình cảm vàlòng tin vào việc mình đang làm.Tuy nhiên, cũng có những việc, những lúc mà chú ý bên ngoài và chú ýbên trong hoàn toàn độc lập với nhau. Có những công việc chỉ đòi hỏi sự tậptrung chú ý bên ngoài mà không cần chú ý bên trong. Ngược lại, cũng có nhữngviệc mà con người phải sử dụng chú ý bên trong là chủ yếu. Lúc này chú ý bênngoài và chú ý bên trong luôn kìm hãm nhau.KẾT LUẬNTóm lại, chú ý là hiện tượng tâm lý độc đáo, nó luôn xuất hiện kèm theocác hoạt động thực tiễn, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức củamỗi cá nhân. Vì thế, chú ý là một biểu hiện đặc trưng của cá nhân trong hoạtđộng sống.Đối với những người hoạt động trong nghề luật nói chung, và với nhữngngười cán bộ tiến hành tố tụng nói riêng, chú ý có một vai trò quan trọng. Chú ýđược hình thành trong quá trình hoạt động của họ, và trở thành một phẩm chấtnghề nghiệp không thể thiếu cho những người hoạt động trong nghề luật.9
Tài liệu liên quan
- Khái niệm doanh nghiệp, các loại hình tổ chức doanh nghiệp
- 17
- 979
- 4
- Để hiểu thêm về vấn đề này sau đây tôi xin trình bày khái niệm cũng như đặc điểm của An sinh xã hội
- 4
- 929
- 7
- Trình bày khái niệm mục tiêu, các yếu tố cấu thành hệ thống lương bổng và đãi ngộ
- 4
- 3
- 27
- BÀI THẢO LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Đề tài: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phân tích nội dung các công cụ xúc tiến điện tử và có liên hệ thực tế. pot
- 44
- 1
- 2
- giới thiệu về hệ điều hành mạng trình bày khái niệm hệ điều hành, hệ điều hành mạng, các loại hệ điều hành mạng
- 51
- 1
- 1
- Tiểu Luận Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Anhchị hãy lập sơ đồ tư
- 14
- 3
- 2
- CHUYÊN ĐỀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN Đề tài: CÁC LOẠI MẠNG MÁY TÍNH (THEO DIỆN HOẠT ĐỘNG)
- 25
- 416
- 0
- Trình bày khái niệm chú ý, các đặc điểm đặc trưng, ưu thế hạn chế của các loại chú ý
- 9
- 11
- 149
- Trình bày khái niệm, phân tích đặc điểm, chức năng, yêu cầu của văn bản quản lý nhà nước liên hệ thực tiễn
- 7
- 1
- 18
- Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Hãy lập một sơ đồ tư duy cho một vấn đề trong học tập của anhchị
- 13
- 881
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(114.5 KB - 9 trang) - Trình bày khái niệm chú ý, các đặc điểm đặc trưng, ưu thế hạn chế của các loại chú ý Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khái Niệm Chú ý Là Gì
-
Chú ý – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chú ý Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại, Các Thuộc Tính
-
Chú ý Là Gì. Giải Thích Và Cho Ví Dụ. - Why You Think So
-
Bài 6: Chú ý-điều Kiện Của Hoạt động Có ý Thức
-
TRÍ NHỚ VÀ CHÚ Ý - Health Việt Nam
-
Chú ý Khái Niệm, Bản Chất Và Các Thuộc Tính Chú ý Phương Pháp Rèn ...
-
Tiểu Luận Tâm Lý Học đại Cương - So Sánh Chú ý Không Chủ định Và ...
-
30. Khái Niệm Về Sự Chú ý
-
Chú ý Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại, Các Thuộc Tính - Khóa Học đấu Thầu
-
So Sánh Chú ý Không Chủ định Và Chú ý Có Chủ định - Luật Dương Gia
-
Chú ý Sau Chủ định - Luật Dương Gia
-
Khái Niệm Chú ý – điều Kiện Hoạt động Có ý Thức - Dân Kinh Tế
-
Chú Ý - Tâm Lí - Wattpad