Chúa Bói Then | Lạng Sơn | Tam Vị Chúa Bói | Tâm Linh Có Thật

Là một trong ba vị chúa bói nổi tiếng nhất Việt Nam, Chúa Bói Then thực sự là ai? Thần tích về bà chúa bói Then? Văn khấn chúa bói Then và nơi thờ chúa bói Then hiện ở đâu?

  • Truyện ma: Cô Hường (Tập 1)
  • Truyện ma: Nghiệp báo hài nhi (Phần 1)
  • Truyện ma: Bí ẩn U minh giới (Phần 1)
  • Người âm đi nhờ xe: Nhận biết và xử trí ra sao?
  • Cách nhận biết các giá hầu đồng
  • Vai trò của gia tiên trong tâm linh, đạo Mẫu
  • Vì sao càng ra hầu Thánh, trình đồng càng khổ ?

chua ba boi then, chua boi then

Chúa bói Then là ai?

Người xưa kể rằng tộc người Nùng có vị Tiên Chúa Then, trong quan niệm của tộc người này thì Chúa là đại diện của thần tiên, là người có sức mạnh phi thường, cầu nối giữa thiên và địa. Trong thần tích của người Nùng, Then là một vị Tiên Chúa bói, người luôn lấy khả năng siêu phàm của mình ra để giúp người, giúp đời. Khi Tiên Chúa thác về với cõi tiên luôn hiển linh báo mộng cho cõi nhân gian được biết để tránh được tai kiếp. Chính vì sự linh thiêng đó, đền thờ bà Chúa Then đã được lập nên để thờ phụng và là nơi để bà con bày tỏ những mong ước của mình đến với Tiên Chúa.

Chúa Then khác với văn hóa hầu chầu Đạo Mẫu. Tiên chúa bói Then có ngày sinh ngày hóa. Bà chúa Then tín ngưỡng bản địa thờ thần trên rừng núi, đặc biệt đối dân tộc Nùng thờ chúa Then cũng giống tín ngưỡng thờ các vị chúa sơn trang.

Then bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ trời (phạ) của các cư dân Tày, Nùng, Thái nói chung. Then được sinh ra trên cái nôi là tín ngưỡng slien (Tiên), nói cách khác, tín ngưỡng slien là khởi đầu của tín ngưỡng thờ Then

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên, khi nghiên cứu về Then Tày đã chỉ ra 9 cách hiểu về Then dựa trên tư liệu nghiên cứu của Triều Ân , tuy nhiên, cho dù cách viết như thế nào thì cũng chỉ có cách gọi là “Then” hoặc “Pựt”. Chính vì vậy, khái niệm về Then có thể được hiểu rất rộng rãi. Tùy thuộc vào văn cảnh, nếu như nói đến Then ở khía cạnh là tín ngưỡng dân gian thì đây là một tín ngưỡng của đồng bào người Tày-Thái-Nùng, dùng đàn tính và các điệu hát phục vụ nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng, nếu nói đến Then khi nhắc đến con người thì đó là các ông bà Then, các thầy Then, những người của mường trời, của trời có trách nhiệm làm cầu nối giao tiếp giữa thần linh và con người, thông qua những thầy Then mà ước nguyện của con người được gửi gắm có thể đi tới nơi của các thần linh.

Then còn là những khúc hát, điệu múa được dùng trong các lễ cúng chữa bệnh, giải hạn, cầu mùa, lễ cốm, lễ cấp sắc, mừng năm mới… của người dân tộc Tày, Nùng, Thái, do những người làm nghề Then thực hiện.

Người thực hành được các nghi lễ then phải là những người có khả năng đặc biệt. Theo quan niệm của người Tày và trong thực tế, Then là người được trời cử xuống hoặc được tổ tiên có nghiệp then lựa chọn để giúp người trần gian thực hiện các nghi lễ then, đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, nếu đó là phụ nữ thì gọi là Mè Then (hay Mè Slin), còn là đàn ông – thường rất hiếm thì gọi là Pò Then (hay Pò Slin).

Có thể nói, Then gắn bó với người dân tộc Tày - Nùng - Thái như chính máu thịt của họ, như tình yêu quê hương của họ. Nói như nghệ nhân Then Xuân Bách:

"Then là hơi thở, là cuộc sống."

Chúa bói Then giáng đồng như thế nào?

Chúa Then hành nghề tạo phúc, nhiều dòng họ thờ gọi Then Then tổ (kế tử truyền tôn), Then có nghĩa khác (thiên binh thiên tướng), vị thần tiên ở cõi trời, đức chốn tổ Linh Quang ảnh hưởng niềm tin đối với con người, chúa Then ở đền giữ gìn qua nhiều dòng họ (đã được bắt pháp) nguồn tín ngưỡng có nhiều nơi thờ chúa Then, chúa Then là vị nhân thần nằm trong tực thờ Tam Tứ Phủ. Ngài có năm sinh năm hóa, con cháu của họ đang hành nghề”.

Thực hành tín ngưỡng hầu đồng trong lễ hội bà chúa Then

Chúa về đồng muôn nhà kính phục Nét hây hây mắt tựa sao xa Chúa tiên linh ứng hay là Gảy đàn non nước khúc ca chiêu hồn

Thủa xưa Chúa Then giá ngự trên một tòa sơn trang, cảnh núi rừng xanh ngan ngát, nơi thượng ngàn tụ khí linh thiêng, chúa bà được coi là Tổ Then, trang phục chúa bà thường mặc áo đen chàm vạt ngắn, trang sức thường vận kiềng bạc đen khảm nạm ngọc lam. Chúa Then thường ngự trên thạch bàn, ngày ngày chúa tu luyện đến cả quỷ cũng sợ uy linh, một đời làm phúc cứu dân, bao nhiêu nghiệp chướng xoay vần hóa không, hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn.

chua boi then ngu dong, chua boi then

(ảnh Vuong Dolphin)

Cảnh sơn lâm rừng xanh ngan ngát Cửa thượng ngàn tụ khí trung linh Có phen biến tướng hiện hình Chúa bà giáng thế lập nghề hát then

Chúa mặc áo đen chàm vạt ngắn Kiềng bạc đem khảm nạm ngọc lam Lạng Sơn chúa ngự thạch bàn Tay cầm đàn Tính hát vang núi rừng

Xem thêm một quan điểm khác về chúa bói Then và tín ngưỡng thờ Mẫu

Quyền phép và tục thờ chúa bói Then ?

Đền thờ bà chúa then đươc toạ lạc tại vị trí: Thôn Nà Lùng, Xã Hoàng Văn Thụ, Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng sơn. Ngôi đền xây dựng từ thời nhà Lê. Ngôi đền ban đầu chỉ là một cái miếu nhỏ, trong đền thờ tứ phủ công đồng ( nghi lễ thờ tam tứ phủ) và ngoài ra thờ một vị thần bà chúa then.

Xuất phát từ quan niệm ốm đau, bệnh tật là do hồn lìa khỏi xác trong một thời gian hay do “phi” nhập vào xác đánh đuổi xúc phạm đến hồn. Từ đó tất yếu nảy sinh quan niệm là muốn khỏi bệnh thì phải làm cách nào để hồn về với xác hoặc đánh đuổi hồn ma ra khỏi cơ thể. Nhưng con người không thể tự “gặp” trời để xin được mà phải có một loại người “đặc biệt” có khả năng kết nối cõi người với thế giới siêu nhiên, đó là “then”, “giàng” hay “pựt”; những người có tài năng, kinh nghiệm thực sự, giầu có về vốn sống người uy tín. Vì có kinh nghiệm nên họ biết cách xử thế, biết phân định những bất lợi và thuận lợi do thiên nhiên, thời tiết gây ra đối với hoạt động lao động sản xuất của con người.

Với nghĩa như trên thì “then”, “giàng”, “pựt” của người Tày, Nùng và Thái giống như thày mo của người Mường, hay thày cúng, cô đồng bà cốt của người Kinh. Họ là những người được nhân dân tin tưởng giao cho trọng trách linh thiêng là nốt kết giữa trời và đất. Để cho uy tín và “khả năng” siêu phàm của mình được tăng cao, các “then” còn cấp sắc được gọi là lẩu then. Số tua ở sau mũ là “chứng chỉ” khẳng định khả năng giao tiếp với thần linh của mỗi then. Nếu dải tua mũ càng nhiều càng chứng tỏ khả năng xuất chúng của then càng lớn và vì thế mà ông/bà then có nhiều dải càng được con hương tôn kính và trọng vọng hơn rất nhiều.

Thông qua các thầy Then có khả năng “đi lại dễ dàng từ cõi này sang cõi khác” mà cõi trời được cụ thể hóa như một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian, hay nói cách khác Then đã nhân hóa cõi trời để làm cho cõi trời gần gũi với cõi người hơn. Ngoài ra những thầy Then còn cụ thể hóa quan niệm linh hồn trong tín ngưỡng dân gian bản địa của người Tày, Nùng và Thái. Từ niềm tin dân gian quả trứng và chim én đã trở thành công cụ và biểu tượng nghề nghiệp của Then. Tất cả các vị thần trong quan niệm dân gian khi vào trong Then đều được hình tượng hóa như những nhân vật có thật. Ngoài tổ tiên tổ sư là những nhân vật có thực đã khuất, các vị thần linh khác trong Then đều có dáng vẻ riêng. Nhiều vị được hiện lên qua phương thức nhập đồng trong các đám lấu cấp sắc của “pựt” nhử Thổ công, Táo công. Khi nhập đồng, những thầy then sẽ trở thành nhân vật “nhà trời” đang hạ giới để giáo huấn, dạy bảo con nhang nghe và làm theo.

Đền thờ chúa bói Then hiện nay ở đâu?

Đền thờ bà Chúa Then tọa lạc tại vị trí thôn Nà Lùng, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Không biết rằng chúa then có từ bao giờ mà được sự linh thiêng của chúa nên ngôi đền đã được gây dựng lên từ thời nhà Hậu Lê, ban đầu ngôi đền chỉ là miếu nhỏ có một lư hương cổ và được dòng họ Liễu qua các đời được vinh dự truyền nhau làm thủ nhang cho ngôi đền. Đền thờ tứ phủ công đồng (nghi lễ tam tứ phủ) và thờ một vị thần Bà Chúa Then. Theo gia phả họ Liễu ghi chép lại, Không biết chúa then có từ khi nào mà chỉ biết rằng khi từ Trung quốc đi vào và bắt dòng họ Liễu phải lập miếu thờ. Bà con dân bản đến miếu thờ cúng bái, dâng lễ với cầu khỏe mạnh, cầu may mắn, bình an... đều đạt được ước muốn... Dần dần, rất nhiều người biết đến miếu thờ.

Trải qua năm tháng lịch sử, ngôi đền vẫn nằm trên vị trí cũ. Hiện tại, ngôi đền vẫn lưu giữ cổ vật Lư hương với dòng chữ "Thánh cung vạn tuế" có giá trị lịch sử lên tới hơn 200 năm và cây kiếm, áo chàm và bộ sóc nhạc biểu tượng của người dân tộc Nùng dùng trong nghi lễ then đều có giá trị trên 100 năm.

Năm 2016 ngôi đền được trùng tu lại thành gồm ba cung, cũng giữa thờ tam tòa Thánh Mẫu và bà Chúa Then thủ đền, cung ngoài thờ Sơn Trang và cung thờ Thần Triều.

Ngày 6/6 hàng năm là ngày lễ chính của đền.

thay then lang son, chua boi then

Thầy Then tại Lạng Sơn

Văn bà chúa bói Then

Thỉnh mời tiên chúa bói then Nguyên xưa giá ngự một tòa sơn trang Vốn xưa sinh Thánh trên ngàn Vân Phong, Tĩnh Túc tiên nàng giáng sinh Cao Bằng hiển ứng anh linh Mán, Mường các bộ phụng tình làm tôi

Cảnh sơn lâm rừng xanh ngan ngát Cửa thượng ngàn tụ khí trung linh Có phen biến tướng hiện hình Chúa bà giáng thế lập nghề hát then

Chúa mặc áo đen chàm vạt ngắn Kiềng bạc đem khảm nạm ngọc lam Lạng Sơn chúa ngự thạch bàn Tay cầm đàn Tính hát vang núi rừng

Trên rừng cấm ngày ngày tu luyện Có phép tiên tà quỷ sợ uy Linh xà hổ phục tâu quỳ Muôn loài muông thú đều thì phục công

Miền sơn động chúa ngồi đàn hát Đàn âm dương gọi hồn thế nhân Một đời làm phúc cứu dân Bao nhiêu nghiệt chướng xoay vần hóa không

Thổ mán mường đồng thì phục đức Người tày nùng chúa thì độ cho Chúa truyền đệ tử chớ lo Hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn

Thường dạo cạnh sơn cùng bích thủy Chúa băng rừng thăm thú động tiên Xướng ca một cảnh thiên nhiên Hai nàng thị nữ khăn miên theo hầu

Vấn khăn chàm tay đeo vòng bạc Rẽ đường ngôi mườn mượt tóc mây Hây hây vành nguyệt vơi đầy Đáng thanh đáng lịch vẻ đầy khuôn trăng

Dáng tiên chúa cô hằng yểu điệu Bước khoan thai nhẹ gót lên non Dù cho nước chảy đá mòn Thương đồng chẳng quản dù còn bao xa

Chúa về đồng muôn nhà kính phục Nét hây hây mắt tựa sao xa Chúa tiên linh ứng hay là Gảy đàn non nước khúc ca chiêu hồn

Cân đàn then âm dương thấu tỏ Lai giáng về ngọn cỏ chân mây Hôm nay tụ họp về đây Về nghe câu hát làm tôi chúa bà

Làm tôi chúa đồng gia hưng thịnh Để cho đời nức tiếng thơm danh Rồi mai chọn lấy ngày lành Đàn tràng thiết lập cung nghinh chúa bà

Tamlinh.org

Từ khóa » đền Thờ Chúa Then Lạng Sơn