Chùa Cót Và Những điều Bí ẩn Không Phải Ai Cũng Biết

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHÙA CÓT
    1. Vị trí địa lý của chua Cót
    2. Tìm hiểu về vị trí địa lý của chua Cot
    3. Lịch sử hình thành chua Cot
    4. Chua Cot có lịch sử hình thành từ trước năm 1642
  2. TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC CỦA CHÙA CÓT
    1. Đặc điểm kiến trúc của chua Cot
    2. Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc của chua Cot
    3. Những danh hiệu được ghi nhận tại chua Cot
    4. Chua Cot là một di tích lịch sử giữa đất Thủ Đô

Chùa Cót hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi Ngọc Quán Tự thuộc phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này vốn được biết với lịch sử hình thành qua nhiều năm và được nhiều người lui đến.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết được về nguồn gốc hình thành của ngôi chùa là như thế nào. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này ngay sau đây.

TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHÙA CÓT

Vị trí địa lý của chua Cót

Chua Cót là một trong những ngôi chùa tọa lạc ngay trên đất Thủ Đô và được nhiều người dân lui tới để thờ bái, cúng kiếng nhằm cầu bình an, gia đình thuận hòa. Ngôi chùa này vốn được biết đến với tên chữ chính là Ngọc Quán Tự. Chùa nằm ngay tại số 188 phố Yên Hòa và thuộc phường cùng tên cũng là Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.

Xét về vị trí địa lý, chùa nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, thuận lợi cho việc đi lại, di chuyển để thăm quan, thờ cúng, thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Ngọc Quán Tự có tọa độ như sau 105°47’ 36" E, 21°1’ 25" N.

Tìm hiểu về vị trí địa lý của chua Cot

Đặc biệt về phía Tây, chùa chỉ cách Hồ Gươm khoảng 8km, rất nhanh chóng để di chuyển đến các khu vực trung tâm thủ đô Hà Nội. Nhìn về phía Tây Nam, hiện chùa quay lưng mình về bên phía chùa láng nằm ở bờ Đông của sông Tô Lịch. Ngoài ra cổng ngõ của chua Cot hiện được đặt ở ngay cạnh cổng của ngôi miếu mở ra ngã ba của phố Hoa Bằng của Yên Hòa ở hướng Đông Nam.

Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, du khách và người dân có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu di chuyển bằng xe bus, chùa gần các bến xe số 5 và 51, điểm dừng sẽ tọa lạc ngay trên phố Trung Kính. Nếu lựa chọn tuyến xe bus số 9, số 16, số 24 và số 35, điểm dừng chân sẽ tọa lạc ngay trên đường Láng.

Lịch sử hình thành chua Cot

Ngọc Quán Tự hay Chua Cot được nhiều người truyền tai nhau là ngôi chùa có lịch sử hình thành từ trước năm 1642. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có bằng chứng hoặc bất ký xác nhận nào chính xác về thông tin này. Do đó năm thành lập ngôi chùa vẫn là một ẩn số đối với nhiều người.

Chua Cot có lịch sử hình thành từ trước năm 1642

Chua Cot có lịch sử hình thành từ trước năm 1642

Theo như những ghi chép lại từ tấm văn bia hiện có niên đại Dương Hòa đời thứ 8 và còn giữ lại tại Ngọc Quán Tự. Tấm văn bia đã ghi nhận về quá trình mua bán ruộng đất để cúng hậu cũng như làm lại ngôi chùa cũ này. Như vậy, qua ghi chép từ tấm văn bia này thì ngôi chùa cũng phải có lịch sử hình thành ít nhất là từ trước năm 1642 và đã tồn tại ngay từ nửa đầu của thế kỷ 17.

Tuy chùa có tên gọi chữ là Ngọc Quán Tự nhưng người dân nơi đây lại quen miệng gọi là chua Cot với tên nôm của thôn tên là Hạ Yên Quyết có nghĩa là làng Cót. Ngôi làng này trước kia từng nổi tiếng với nghề gia truyền làm giấy.

TÌM HIỂU VỀ KIẾN TRÚC CỦA CHÙA CÓT

Đặc điểm kiến trúc của chua Cot

Hiện nay, kiến trúc của chua Cot mang đầy nét phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn ta hàng trăm năm trước. Tuy nhiên, sau quá trình chiến tranh phá hoại tại miền Bắc Việt Nam thì ngôi chùa đã từng xuống cấp khá nghiêm trọng. Từ cuối thế kỷ thứ 20 ngôi chùa này đã bắt đầu được tu bổ và tôn tạo gần như là toàn bộ đối với tất cả các hạng mục. Tất cả hạng mục bao gồm tới trên trăm gian nhà bằng gỗ thiết kế theo lối kiến trúc cổ xưa.

Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc của chua Cot

Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc của chua Cot

Trong khuôn viên chùa hiện vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ, ngoài ra còn thuộc vào loại rộng trong nội thành của thủ đô Hà Nội. Kiến trúc của ngôi chùa hiện bao gồm một khu chùa chính được thiết kế theo kiểu gọi là “nội công ngoại quốc”. Ngoài ra còn có một khu vườn mới được cải tạo, sửa sang nằm ở phía Tây cùng với một ngọn tháp khá cao. Trong ngọn tháp nào được đặt với 6 pho tượng hình Phật nhỏ.

Xét về tam quan thì ngôi chùa được xây khá to và cao. Trên tầng trên cùng có gác chuông và phía sau sẽ là một khu vườn nhỏ. Ngay chính giữa được xây một lối đi để qua sân con và đi đến tiền đường. Ngoài ra dọc bên sân cũng như khu vườn còn có hai nhà giải vũ khá ngắn. Ngôi chùa có tới ba hồ nước nằm ở ba mặt.

Những danh hiệu được ghi nhận tại chua Cot

Ngôi chùa này có tiền đường rộng 7 gian và 2 dĩ được xây liền với nhà thiêu bằng hương với 5 gian với lối kiến trúc kiểu chuôi vồ. Ở giữa khu vực sân sẽ là tòa phương đình, nơi đây đặt tấm bia đá rất lớn đứng trên lưng của một chú rùa. Cuối sân chính là bậc thềm để dẫn lên hai tòa nhà hậu cung và trung đường được xếp song song để thành hình chữ “Nhị”.

Chua Cot còn được biết đến là một di tích lịch sử giữa đất Thủ Đô. Vào năm 1945, ngôi chùa được đoàn thể mặt trận Việt Minh quyên góp và cứu tế. Đến tối ngày 18/8/1945, tại đây là địa điểm để tổ chức buổi lễ mít tinh nhằm chào mừng chính quyền của cách mạng Việt Nam. Sau ngày toàn quốc thực hiện kháng chiến 19/12/1946, ngôi chùa chính là địa điểm để tiếp tế cho đội tự vệ khi Đại La cũng như bộ đội để chiến đấu ở tuyến đường Kim Mã và Cầu Giấy.

Chua Cot là một di tích lịch sử giữa đất Thủ Đô

Chua Cot là một di tích lịch sử giữa đất Thủ Đô

Vào tháng 12 năm 1972, chưa chính thức được chọn làm địa điểm sở chỉ huy nhằm bảo vệ bầu trời Thủ Đô Hà Nội của chính chiến dịch để tiêu diệt đội pháo đài bay B52. Cho đến năm 1994, chùa Ngọc Quán chính thức được thành phố công nhận là di tích lịch sử và văn hóa của Việt Nam.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin cũng như lịch sử hình thành lâu đời của chua Cot. Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngôi chùa đầy nét đẹp văn hóa này.

Từ khóa » Cầu Cót ở đâu