Chùa Đàn By Nguyễn Tuân - Goodreads

Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this book

Việt Nam danh tác

Chùa Đàn

Nguyễn Tuân

3.97Want to readBuy on AmazonRate this bookChùa Đàn là truyện ma quỉ của Nguyễn Tuân viết vào năm 1945 đã được một số nhà phê bình coi như tác phẩm đặc sắc nhất của ông, có thể nói đã đạt tới tột đỉnh của nghệ thuật. Trước năm 1975 ở Sài Gòn người ta có in lại. Sau cách mạng viết thêm một phần mở đầu gọi là Dựng và một phần kết gọi là Mưỡu Cuối, do Quốc Văn xuất bản tại Hà Nội 1946, năm 1947 Chùa Đàn được nhà xuất bản Tân Việt in lại tại Sài Gòn. Sau khi Nguyễn Tuân viết thêm, Chùa Đàn 1945 đã trở thành phần thứ hai và được gọi là Tâm Sự Của Nước Độc.
    GenresFictionLiterature

Bìa mềm

First published January 1, 1946

Book details & editionsLoading interface...Loading interface...

About the author

Profile Image for Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân

19 books67 followersNguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt.

Ratings & Reviews

What do you think?Rate this bookWrite a Review

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

3.975 stars72 (29%)4 stars103 (42%)3 stars60 (24%)2 stars7 (2%)1 star2 (<1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 30 of 52 reviewsProfile Image for Nguyên Trang.Nguyên Trang576 reviews653 followersOctober 3, 20224* này dành riêng cho phần "Tâm sự của nước độc" thôi nhé ;))Rất thường là tôi sẽ tìm được review chính xác nằm trong chính nội dung cuốn sách. Khi đọc Chùa Đàn, cái cảm giác này sộc rất mạnh ngay từ đầu, và tới kết thì được Nguyễn Tuân đúc rút hộ trong câu: "Ra khi người ta đã có một cái tâm sự và lại thiết tha và lại chân thành khi gởi nó vào giấy mực, thì người ta chấp được cả sự tưởng tượng của ngòi bút lành nghề." Tất nhiên là nó ngược lại với câu của Nguyễn Tuân, tức là khi đọc tôi cảm thấy thật sự ngưỡng mộ vì ông viết một truyện hư cấu mà y như tự truyện đời mình. Nhà văn kém thì hay gồng gân, nhà văn giỏi mới êm trôi nước chảy, kể cả ngay đoạn cao trào chơi đàn cũng thấy hợp lý chứ không phải làm lố. Dạo này tôi đọc văn học Việt Nam như hành trình về cội nguồn. Sau một số cuốn buồn nôn thì Chùa Đàn chính xác là thứ tôi tìm. Nó đẹp, đơn giản, sâu sắc với lối viết rất duy mỹ, chứa đựng nhiều nội dung lạ về cuộc sống người Việt xưa. Hai cái phần đầu và đuôi thì là sau 1945 ông này viết thêm cho đúng tinh thần Cách Mệnh nhé ;)) Đoạn đầu hơi buồn cười một tí nhưng vẫn còn văn chương hay ho xúc động chứ đoạn cuối thất vọng ghê =))) Tôi lúc đọc cứ tưởng sư cô Tuệ Không sẽ có bài đáp khiến nhân vật tâm phục khẩu phục, ai dè kết luôn như thế =)) Điều này khiến tôi không biết nên nghĩ là Nguyễn Tuân troll hay Nguyễn Tuân thời đó suy nghĩ nông cạn hay là chính tôi đang bị tôn giáo làm mụ mị.Rất nhiều người cũng thường bỉ bôi đạo Phật, nói y như Nguyễn Tuân, là đạo trốn đời. Rồi ông thầy chùa là ông ăn không ngồi rồi của xã hội. Người đời thì thôi tranh cãi làm gì nhưng Nguyễn Tuân thì tôi thấy hơi buồn cười. Ông ca ngợi sự cần thiết của văn học nghệ thuật thì tại sao lại bài bỉ đạo Phật? Hai thứ này có giao điểm rất lớn, đó đều là cái nâng đỡ tinh thần. Chị họ tôi từng nói chỉ có ai yếu tinh thần mới theo đạo. Quả thật cũng là cái đúng, nhưng mới được một nửa. Cá nhân tôi tìm tới đạo Phật cũng bắt nguồn từ một mong muốn được nương tựa nhưng càng tìm hiểu sâu, càng thấy nó là một triết lý sống rốt ráo nhất. Những quan điểm của Thích Ca Mâu Ni thật sự có giá trị khai mở hơn bất cứ triết thuyết nào tôi từng đọc.Còn nói ông thầy không ăn của thiên hạ? Tôi thấy cũng không đúng. Ông thầy chùa cũng giống như thầy giáo ở trường, dạy người ta để đổi lấy lương. Nhưng thầy chùa hơn thầy ngoài xã hội ở chỗ ai cho gì thì đều hoan hỉ nhận, mà không cho cũng chẳng làm sao. Nhiều chùa nghèo thì vẫn tự trồng trọt hái lượm nuôi thân có nhờ ai đâu. Còn nói thầy chùa biến chất tham ô hối lộ thì đó là con sâu làm rầu nồi canh, không phải bản chất Phật giáo. Ai thấy có gì phản bác tôi rất hoan nghênh. Hành trình học hỏi phải là một quá trình biện chứng mà hohoProfile Image for Magpie.Magpie224 reviews88 followersAugust 4, 2021Trong nước thích nhất bác Tuân, đến truyện ma mà cũng đẹp nữa. Đoạn tam tấu cuối truyện ngoài bác chắc không ai miêu tả được vậy.Còn phần viết thêm thì max hài. Khúc đầu có thể bỏ qua không nói, chứ phần kết đọc cười vl :))
    1-fiction2-vietnamese-authors
Profile Image for Quân Khuê.Quân Khuê335 reviews844 followersSeptember 22, 2016Phần Tâm sự của nước độc có những trang văn kiệt xuất; phần đầu tàm tạm, còn phần đuôi đúng là chúa của nhạt nhẽoProfile Image for gấu.gấu147 reviews67 followersMarch 8, 2018má đoạn đầu và đoạn cuối đúng propaganda. nguyễn tuân viết rất hay, dù mình ghét đọc chủ đề ma quỷ nhưng đọc Tâm sự của nước độc vẫn thấy mindblown vì cái aesthetics trong đó, tuy nhiên trừ 1 sao vì sự chắp vá không đáng có haha.
    owned
Profile Image for Bánh Ít Nhân Thịt.Bánh Ít Nhân Thịt134 reviews465 followersFebruary 8, 2023Có lẽ do nhiều người nói rằng đây là một trong những truyện xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân nên mình hơi có kỳ vọng chăng? Đối với mình thì đây là một truyện đọc ổn. Vẫn là cái chất Nguyễn Tuân không thể lẫn lộn mà mình luôn yêu thích. Tuy nhiên nó quá ngắn và không có quá nhiều diễn biến đặc sắc để có thể tách ra thành một truyện riêng độc lập. Mình nghĩ nếu để truyện này trong tuyển tập truyện của Nguyễn Tuân thì phù hợp và sẽ dễ gây điểm nhấn hơn.Ngoài ra mình cũng đồng ý là phần đầu và phần cuối được thêm vào sau này hơi đâm bang :)))) Mình appreciate ý đồ của Nguyễn Tuân nhưng mà nó đọc lên sượng trân luôn á trời. Profile Image for Tam.Tam426 reviews213 followersMay 18, 2013Nếu chỉ tính cái phần 2 - tức là Tâm Sự Của Nước Độc, hay là Chùa Đàn bản cũ, thì đọc cũng ổn. Cũng từa tựa như Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân lại giở ngón ngôn từ ra để tả đến là sợ, như liêu trai trí dị vậy. Nhưng có lẽ đọc nhiều thì dần thấy mệt, bởi ông mải khoe tài quá. Cả một bài văn mà như cả một hồ ngọc thế thì lóa mắt thật đấy, nhưng rồi chói quá ta phải quay đi. Nhưng giá như chỉ cần nhấn vào một đóa hoa thôi, thì tôi vẫn cứ sẽ nhớ mãi. giản dị là một cái đẹp ẩn mình.Phần 1 và phần 3, có lẽ là một sự thất vọng. Khó trách được. Nhưng văn chương phải là sự thật, khi nó biến thành một thứ công cụ thì tôi không còn muốn chạm đến.
    other-lit
Profile Image for Công Thắng.Công Thắng157 reviews15 followersDecember 21, 2024Sẽ là một tác phẩm hay nếu như Nguyễn Tuân không viết thêm phần Dựng và đặc biệt là phần Mưỡu Cuối, đọc thật nhảm nhí :3 Ngôn từ, hành văn của cụ thì đỉnh khỏi nói, hay nhưng đọc đau đầu :vĐọc lại lần hai ngay sau khi xem phim chuyển thể "Mê Thảo thời vang bóng". Năm ngoái mình đã đọc Yêu Ngôn, đọc lại Vang bóng một thời, nên hiểu thêm về thể loại truyện yêu ngôn (lời của ma) của cụ, thế nên giờ đọc lại Chùa Đàn, thấy đúng xứng danh là kiệt tác (dĩ nhiên vẫn trừ 2 phần thêm vào sau này :3)Profile Image for T O À N P H A N.T O À N P H A N498 reviews749 followersMay 22, 2019Tui thích cách dùng từ tỉ mỉ của cụ Tuân. Tuy không đặc sắc lắm nhưng tui thích Chùa Đàn hơn tập Vang bóng một thời, chắc vì tui thẩm thấu được.Profile Image for Bão.Bão53 reviews3 followersJune 23, 2019Câu chuyện thật buồn (và cảm động) :((
    2-ownct-vietnam
Profile Image for Mimi.Mimi69 reviews7 followersFebruary 13, 2021Đọc lại lần thứ hai mới thấm và hiểu được thêm một chút 'Chùa Đàn' của Nguyễn Tuân. Nên đọc lại sau dăm ba năm nữa.
    classichistorytragedy
Profile Image for Đào Kiên.Đào Kiên42 reviews12 followersFebruary 28, 2021Chùa đàn - Nguyễn Tuân - Tiếng đàn cho những linh hồn sầu muộn nơi trần thế.Chùa Đàn xoay quanh cuộc gặp mặt của ba người : Lãnh Út, Bá Nhỡ và Cô Tơ… Lãnh Út, một kẻ bê tha, sa ngã, từ chối thế giới văn minh sau nỗi ám ảnh cái chết của người vợ, Cô Tơ, một ả đào tài hoa, phải gác nghiệp đàn hát sau cái chết của chồng, và Bá Nhỡ, người quản gia của Lãnh Út, mang nặng món nợ cuộc đời với người chủ, khát khao cứu rỗi người đó bất chấp mạng mạng sống. Duyên phận định sẵn ba linh hồn trắc trở trong một chầu hát văn ma quỷ kì lạ. Một lời ca để siêu thoát, một lời ca để giải thoát nỗi khổ tâm cõi trần tục …. Ba con người, ba cuộc đời lầm lũi khác biệt, mang nặng duyên nợ với đời đã chạm đến nhau bằng CÁI ĐẸP, bằng tiếng đàn ca trù vừa ám ảnh lại vừa cao cả đẹp đẽ ma mị. Nghe tiếng đàn, một tâm hồn lìa xa nhân thế, một gương đức hạnh đã hiến dâng cuộc đời vì người mình yêu Nghe tiếng đàn, một tâm hồn tỉnh giấc u mê, một linh hồn tái sinh trên cõi đời và một linh hồn khác tìm lại chân lý Tiếng đàn dứt, máu đã đổ trong sự hân hoan của đám ma quỷ xô bồ Tiếng đàn dứt, kẻ rơi lệ xót xa, người đã tỉnh mộng nay lại chìm trong nỗi khổ đau day dứt Có một loại tàn nhẫn gọi là không từ mà biệt...Có một loại đau lòng gọi là kéo dài không dứt... Một khúc đàn vang lên thanh tao mê ly giữa những khí chất cao đẹp và những khát khao ẩn sâu của loài người và còn hơn thế nữa, tôn lên những vẻ đẹp đó ở tầm vũ trụ. Đó là niềm mong mỏi của kẻ giai nhân mong mỏi tìm lại cái hồn nghệ sỹ từng một thời thăng hoa vang bóng. Đó là khát khao tìm lại lý tưởng sống cho người mình yêu. Cây đàn trù truyền thống nay được thần thánh hóa, trở thành vị thần nghệ thuật được thờ phụng để giải thoát kiếp nạn cuộc đời : Đàn là khúc ly biệt cuối đời của Bá Nhỡ với cậu Lãnh, là công cụ siêu thoát của Cô Tơ cho chồng. Đàn là chứng nhân cho sự hy sinh vĩ đại của con người: hy sinh để người khác được giải thoát, và để một người kia tìm lại lẽ sống. Thử hỏi có gì cao quý hơn sự hiến dâng đó? "Chùa đàn" mang bóng hình của một truyện Yêu Ngôn, phong cách liêu trai ma mị như truyện Bồ Tùng Linh. Tôi thầm nghĩ, chắc hẳn Nguyễn Tuân đã trôi lạc đến cõi hoàng tuyền (âm phủ), chứng kiến tận mắt cái cảnh chầu hát ma quỷ đó mà viết lại cho người trần mắt thịt chiêm nghiệm. Ngòi bút như bị ma quỷ cầm tay, mực là máu và nước mắt, tuôn ra những dòng văn ma quỷ hút linh hồn người đọc gia nhập vào xem chầu hát văn địa ngục đó. “Chùa đàn” có một số phận gian truân và lạ lùng y như những con người sống trong đó. Được hạ bút năm 1945, với tên gọi ban đầu “Tâm sự của nước độc” - cũng là tên chương 2 của câu chuyện, vì sự bất đắc dĩ của thời thế mới sinh ra 2 ph���n đầu và cuối, 2 chương truyện đậm tính triết học mác xít không ăn nhập với cốt truyện và cả chất hồn người nghệ sĩ. Và rồi khi tập “Yêu ngôn” ra mắt năm 2000, sau những năm dài khuất bóng người văn sĩ hào hoa đã chắp bút cho nó, nó lại được trở về với cái tên thuở ban đầu, về với những gì thuần khiết là chính nó, về với cái thời vang bóng xưa cũ… Nghe kể, đạo diễn Việt Linh bị ám ảnh sâu sắc bởi sự ma mị trong tiếng đàn ma quỷ của Nguyễn Tuân, đã cho ra đời bộ phim “Mê Thảo - Thời vang bóng” vào năm 1992. Cái hồn của ngòi bút Nguyễn Tuân cứ vậy mà thoát ly từ trang sách vào một hình hài mới, phân phát cho những kẻ cuồng si cái đẹp văn chương của cố nhân xuyên suốt thế hệ. 18/2/2021Profile Image for Thao Tran.Thao Tran25 reviews1 followerJanuary 10, 2021Đây là một tập truyện gồm nhiều truyện nhỏ, cá nhân mình thấy không đặc sắc cho lắm. Tuy nhiên giọng văn của cụ Nguyễn Tuân thì không thể chê được, phần dựng cảnh của Chùa Đàn thật sự thú vị, giọng văn khiến người ta tưởng tượng được hình ảnh ma mị ngay trước mắt.Profile Image for Chi Luong.Chi Luong215 reviews33 followersMarch 3, 2020Với phương châm sáng tác “nghệ thuật vị nghệ thuật”, Nguyễn Tuân đã cho thấy cái tinh thần cao đẹp ấy trong tác phẩm Chùa Đàn (hay “Tâm sự của nước độc”) của ông. Một Bá Nhỡ dám đàn lên khúc ca đẹp nhất của cuộc đời dù biết cái cây đàn mà anh đang cầm kia, cây đàn có lời nguyền ấy sẽ giết chết anh ở những nhịp điệu cuối cùng. Một cô Tơ từng lẫy lừng tiếng danh nhưng đã thề nguyện sẽ không đàn hát nữa kể từ khi chồng cô mất đi, bởi nghệ thuật với cô là cao cả, giọng hát hay cần được vang lên cùng tiếng đàn xứng đáng, tiếng hát cô Tơ chỉ lại cất lên nếu có người dám cầm cây đàn có lời nguyền của chồng cô lên mà đánh. Một cậu Lãnh đã tìm lại được đời mình trước một cái chết cao đẹp vì nghệ thuật, và sau này thành một Lịnh “điếc”, một Lịnh “cô đơn” nguyện không lấn sâu vào cái tửu sắc xa đọa thêm nữa. Lại có một ngôi chùa nơi ấp Mê Thảo không thờ Phật không thờ tướng mà thờ Đàn – thờ thứ nghệ thuật thiêng liêng ấy. Và một nhân vật “tôi” đầy thấu hiểu với đôi mắt biết nhìn ra cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Nguyễn Tuân khiến mình đã yêu nay lại càng thêm yêu văn chương ông, tâm hồn ông và con người ông. “Ra khi người ta đã có một cái tâm sự và lại thiết tha và lại chân thành khi gởi nó vào giấy mực, thì người ta chấp được cả sự tưởng tượng của ngòi bút lành nghề.” Dù thừa nhận rằng hai phần được thêm vào sau này của ông có đôi chút “vô duyên”, phần mở đầu khiến mình ngỡ là đang đọc Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” và phần kết hơi gượng ép nhưng với mình nói mà nói, Nguyễn Tuân vẫn mãi là “bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ” với suốt một đời “đi tìm cái đẹp” đầy trân quý của ông.Profile Image for Jane.Jane42 reviews15 followersFebruary 20, 2012When finishing reading the last page of the last chapter, I only thought of one word: propaganda.Giống như nhiều nhà phê bình nhận xét: "vẽ rắn thêm chân", "đầu Ngô mình Sở". Tiếc thay. Cứ tưởng là một nghệ sĩ tài hoa, cứng cỏi ngạo nghễ như mai như trúc. Niềm ái mộ Nguyễn Tuân đã giảm đi một bậc.
    5-starsvietnamese-literature
Profile Image for Mão Xuyên.Mão Xuyên133 reviews49 followersOctober 27, 2022phần 1 có 1 câu Tuân dizz kinh quá: "...Lịnh đang nghiền ngẫm bộ Kinh Dịch và đang xoay nó vào Biện chứng pháp duy vật"có lẽ sau này Lịnh lại "giác ngộ" cách mạng Đảng cộng sản thay vì "giác ngộ" Phật giáo như cô Tơ =))) Profile Image for Tuấn Anh.Tuấn Anh12 reviews8 followersOctober 21, 2013Đến đúng thời điểm, một số cuốn sách sẽ khiến mình nhận ra rằng mình đã từng quá trẻ.Profile Image for Rin.Rin11 reviewsJanuary 13, 2023Cứ là sách mà tôi thấy mình khác đi sau khi đọc thì tôi cho 5 sao tất, vì nó đáng thời gian mình đọc, đáng cái kiên nhẫn lục tìm trong chuỗi ngôn từ kia. Tôi đọc sách, mở to mắt, tất nhiên là tôi thấy con chữ, thấy ba phần, thấy cái chắp vá của "Dựng" và "Mưỡu Cuối" được thêm vào sau với "Tâm Sự Của Nước Độc", càng hiểu khi biết đó là sau khi Nguyễn Tuân giác ngộ một cái gì đó rất chính trị. Nhưng hơn hết, tôi thấy Nguyễn Tuân lớn lên, với Lãnh Út, hay cô Tơ, là lúc ông từ bỏ đời trần mà trốn nhủi đi trong cái âm thanh ma mụi, trong men rượu, chối bỏ cái thực tại. Rồi thấy ông là tay quản gia, lo từ đầu chí cuối mọi việc, quan tâm gì nữa cái thân mình, rồi đánh lên tiếng đàn cuối, rồi chết một cái chết tự nguyện, cái chết đau đớn. Rồi cuối cùng, ông là Lịnh, là một tù nhân chính trị, có mấy lời thề độc với tửu thanh. Nhưng tôi học đó ở ông, cái quên mình, cái lo đời, cái nghĩa khí sống cao đẹp mà anh em yêu mến, cái hèn nhát (tất nhiên, ta cũng phải học cách để hèn cho ra hèn, suy cho ra suy) để rồi học cách đối diện với đời. Ông Tuân ơi, con kính nể cái sống với cái chữ của ông lắm!This entire review has been hidden because of spoilers.Show full reviewProfile Image for Nguyễn ThuSeok.Nguyễn ThuSeok23 reviewsMarch 20, 2019Mình lại đọc thêm được một tác phẩm nữa của Nguyễn Tuân (sung sướng :>>). Ngôn từ cụ dùng vẫn tuyệt diệu và cốt truyện cũng tuyệt diệu. Nếu không có cái tình cái nghĩa của Bá Nhỡ thì Lãnh Út có lẽ đã vẫn cứ chìm đắm trong men say u uất ngày đêm nhớ về người vợ quá cố. Mình thấy khâm phục Bá Nhỡ thật đấy. Vì ân nhân mà mặc kệ cái chết!Lãnh Út sau khi biết cái chết rợn người của Bá Nhỡ, đã thề độc sẽ không chạm vào một chén nào nữa, cuối cùng cũng thức tỉnh sau những ngày ảm đạm thê lương. Và mình nghĩ là hai phần viết thêm của tác giả rất hợp lí. Lãnh Út đã tham gia Cách mạng và chưa bao giờ bỏ cuộc, được nhiều người yêu mến.Nói chung mình rất thích tác phẩm này, mình luôn thích tác phẩm của cụ Nguyễn Tuân :>>Nhưng với mình thì mình vẫn thích "Vang bóng một thời" hơn ý. Ngôn từ và cách diễn đạt trong "Chùa Đàn" khó hiểu hơn của "Vang bóng một thời". Tất nhiên tác phẩm nào cũng hay hết :>>
    thế-giới-tâm-hồn-của-thuseok
Profile Image for Huynh Trung.Huynh Trung101 reviews2 followersJune 23, 2021Lại là một tác phẩm liêu trai xuất xắc của Nguyễn Tuân.Chùa Đàn có 3 phần: Dựng; Tâm sự của nước độc; Mưỡu cuốiTuy nhiên mình cũng đồng tình với nhận xét của Khắc Linh hay Khắc Hưng gì đó.*Chùa đàn* nên và chỉ nên có duy nhất "Tâm sự của nước độc" đó là tinh túy của Chùa Đàn, là tinh hoa của văn học Việt Nam trước cách mạng.Một tác phẩm bao quát tư tưởng sống của con người: Cậu út lãnh một người vì tình mà buông thả, Bá nhỡ một kẻ phạm trọng tội được Mợ út lãnh cưu mang mà từ đó tân tụy đến đánh đổi cuộc đời mình vì chủ. Cô Tơ một kép chính luôn dày dặt bản thân, vì đã trông thấy Bá Nhỡ từ biệt cuộc đời trước mặt mình.Câu tự vấn của Bá Nhỡ vẫn là cái gì khiến người ta phải vắt óc suy nghĩ đó dù đã trải qua gần một thế kỷ:“THÀ MỘT PHÚT HUY HOÀNG RỒI CHỢT TẮTCÒN HƠN BUỒN LE LÓI SUỐT TRĂM NĂM”Úi chà chà ai chưa có sách thì nên đọc onl vì nó đỉnh thiệt sự.Bật mí là mình chỉ đọc có 3h là xong quyển nàyProfile Image for thích sách mê game.thích sách mê game17 reviewsJune 30, 20243.25/5- chữ người tử tù + báo oán + chém treo ngành + những chiếc ấm đất = chùa đàn. một tác phẩm nghệ thuật vượt quá khả năng cảm thụ của mình :))) văn chương của cụ nguyễn lúc nào cũng vậy, thêm cả việc viết theo hướng ma quỷ làm từng con chữ có phần hơi tăm tối và mơ hồ. mình rất thích cách chia truyện ngắn thành 3 phần như một bài nhạc ả đào, gắn liền với nội dung truyện.- mình đọc bài review thì thấy mọi người chê phần 1 và phần 3 (tức phần cụ viết thêm vào sau cmt8) nhiều quá :)) riêng mình thấy phần 1 khá hay, phần 2 tuy là phần chính nhưng mình đọc chỉ thấy ở mức tạm ổn, phần 3 thì có phần hơi gượng ép thật... kiểu cảm giác 2/3 của phần 3 như là một bức propaganda vậy :v. sẵn sàng đổi mạng sống của mình để được thỏa mãn ước mong của một người nghệ sĩ thực thụ và để đổi lại cuộc sống cho một người khác, biết là văn chương cụ nguyễn luôn viết về những con người tài hoa nhưng câu chuyện này đối với mình khó đồng cảm quá, mình vẫn thích "vang bóng một thời" hơn.
    việt-nam
Profile Image for Maru.Maru528 reviews69 followersOctober 21, 2023Phải nói thiệt là “Tâm sự của nước độc” quả thật đậm nét Nguyễn Tuân, cái tâm điểm hy sinh vị nghệ thuật vị nhân sinh được tôn vọng y như những gì tác giả mong cầu cả đời. Phần “Dựng” cũng đậm phong cách của cụ Tuân, nó không quá khiên cưỡng. Nhưng “Mưỡu cuối” lại trở thành dấu chấm đột ngột, không liên kết gì với cả tác phẩm, có cảm giác như cụ cũng chả nghĩ gì nhiều khi viết thêm phần này.Riêng nói về “Tâm sự của nước độc”, cụ Tuân đã viết theo đúng lối chẳng màng thế sự, cả câu chuyện nhuốm cái màu nhờ nhờ của buổi chiều tà, áng chừng đã tiên đoán cho sự kết thúc của mấy mảnh đời. Nhưng như thế cũng phải. Lãnh Út đã thoả cái ước muốn, nhận ra chính mình đẩy mình vào cô độc. Bá Nhỡ đã rút hết ruột gan để trả tình cho chủ, và cô Tơ thì cũng đã có một chốn yên phận mình. Thế thời không cần một cái kết rõ ràng, con người không cần cứ phải một mạch tiến lên ghi danh thiên hạ.
    vietnam
Profile Image for Huong Nguyen.Huong Nguyen17 reviews1 followerJanuary 1, 2024TRuyện đọc khá cuốn. Tuy nhiên có khá nhiều từ cũ, với nhiều người trẻ, nếu ít đọc những văn bản trước cách mạng thì sẽ thấy khá khó hiểu và khó đọc (mình cũng thế :v). Một cuốn truyện hư cấu nhưng rất giống thể loại tùy bút, rất chân thực. Có rất nhiều lớp ý nghĩa có thể cảm nh��n được sau khi đọc xong câu chuyện: tinh thần cách mạng, tinh thần hy sinh cho nghệ thuật, sự đồng cảm, yêu thương con người, ... hay thậm chí là quan điểm về đạo phật dưới điểm nhìn của một người làm cách mạng như tác giả. Khoan hãy nói về việc đúng sai, vì quan điểm không phải là thứ để phát xét tính đúng đắn của nó, điều quan trọng là tác giả đã lồng ghép rất tài tình những ý nghĩa đó, quan điểm đó qua câu chữ và cốt truyện, để đưa đến cho người đời một tác phẩm xuất sắc.Profile Image for Chóe.Chóe249 reviews30 followersOctober 24, 2022Vâng, một tác phẩm đổ vỡ."Tâm sự tuổi nước độc" là một truyện yêu ngôn tuyệt vời. Từ nhân vật đến ý tưởng, mạch truyện rồi hành văn, tất cả đều thú vị. Lãnh Út - Bá Nhỡ - Cô Tơ.Vậy mà "Dựng" và "Mưỡu cuối" thì đúng văn tuyên truyền. Đọc 2 đoạn thêm vào này như kiểu sung sướng bay trên mây, nó rớt bịch xuống đất. Thậm chí đoạn lên án người đi tu, rời ra cuộc sống là ích kỉ, là đi tự tử nhưng không chết ngay, mất gạo của nông dân, mất áo của công nhân!!! Không thể ngờ là 2 phần này cùng một người viết được. Một người tài hoa phong lưu nhường đó mà trở thành một thợ viết tuyên truyền kiểu vậy được ư?!Thôi tạm cho 3⭐️.
    4-văn-học-việt-nam
Profile Image for Tung Ta.Tung Ta41 reviews1 followerAugust 23, 2019Chương 2, "Tâm sự của nước độc" thật quá tuyệt vời. Diễn biến cốt truyện không có những tình huống lắt léo nhưng mạch truyện vẫn vô cùng cuốn hút. Nói về hai chương đầu và chương cuối của Chùa Đàn, nhiều người nói hai chương đấy quá vô duyên và vô vị. Nếu xét về hoàn cảnh in truyện cũng như đứng trên lập trường nghệ thuật vị nghệ thuật thì quả có vậy, "không thể vô vị hơn". Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm vào năm 2019, thì hai chương đem lại giá trị hoàn toàn mới. Đó là một góc nhìn rõ hơn về cách mà giới văn nghệ sĩ thích ứng với sự biến chuyển của thời cuộc.Profile Image for Hy.Hy7 reviewsOctober 3, 2022Như mọi người nhận xét thì phần 2 , Tâm sự của nước độc là cốt lõi, nguyên bản và tinh hoa của cuốn tiểu thuyết này, Phần 1 và 3 được thêm vào sau đó. Về phần 1, “Dựng”, khi lâu lắm rồi mới đọc một tác phẩm quốc văn, không phải nghi ngờ gì về vấn đề dịch thuật thì mình thấy nó viết không-tệ, dẫn dắt khá ổn. Đọc đến phần 2 thì thấy khác biệt hoàn toàn, mang một màu sắc huyền ảo rợn rùng ma mị nổi bật, cốt truyện chặt chẽ, từ nào từ ấy được xếp ở đúng chỗ, không một chút thừa thãi, không có một kẽ hở nào. Cái dư vị nó để lại quá lớn, đến mức phải dùng phần 3 - “Mưỡu cuối” để dập nó đi, ép nó phải mang sắc thái khác, ý nghĩa khác, dù vốn ban đầu chẳng liên quan gì.Profile Image for Phuong Linh.Phuong Linh62 reviews5 followersReadJune 4, 2019Mình mới hoàn thành lần đọc đầu tiên. Quả thật rất khó để nhận định và đánh giá, xếp hạng cho cuốn này. Vì không như đại đa số các cuốn sách hiện nay, cuốn sách này đáng giá nhất ở chỗ tác giả đã chơi với con chữ như thế nào. Giá trị nghệ thuật văn chương đầy ắp đến độ mình không thể nhìn và cảm nhận được luôn và ngay vậy nên mình sẽ phải đọc lại nhiều lần nữa và tìm review chi tiết về cuốn sách này.Profile Image for Nguyễn Thanh Hằng.Nguyễn Thanh HằngAuthor 3 books92 followersMarch 1, 2022Truyện sẽ hay nhất nếu không có phần cuối khiên cưỡng và không hoà hợp với toàn bộ câu chuyện.Không khí mê mị, tâm linh và không gian văn hoá miền quê miền Bắc rất đặc sắc, đẹp u buồn và thật sự mang tính văn học. Lời văn gãy gọn mà trau chuốt, lối kể chuyện giàu tính gợi tả. Chỉ tiếc là thêm vào đoạn cuối làm loãng cả tác phẩm và làm mất tính cô đọng của kết thúc.
    tác-giả-việt-namtruyện-hiện-thực-huyền-ảotruyện-nói-chung
Profile Image for Chin.Chin73 reviewsSeptember 26, 20225 sao cho Tâm sự của nước độc, lời văn quá đỉnh cao, ma mị như một cơn ác mộng mà đẹp đến ko muốn tỉnh dậy.1 sao cho Dựng và Mưỡu cuối😔Dựng đọc còn tàm tạm chứ Mưỡu cuối xin lỗi bác Tuân là ko thể nuốt nổi có ai dí súng vào đầu bắt bác viết đúng ko😭😭😭Chương giữa mê đắm quá nên vẫn chấm tổng thể 5 sao thôi coi như ko có tồn tại 2 chương kia trên đời🙏🏻
    beautiful-wordsđời-buồntâm-lý-gùng-gợn ...more
Profile Image for Khanh Xtian.Khanh Xtian59 reviews5 followersJune 20, 2018Cho 4 sao nhờ Hồi II đỉnh cao xuất thần - Câu chuyện của hồi 2 đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng Mê Thảo thời vang bóng. Còn hồi 1 và 3 nghe lời khuyên từ các review khác không đọc. Chỉ đọc lướt qua và cảm thấy mình bỏ đọc đoạn này thật sáng suốt...Ahihi2 reviewsAugust 21, 2022Đọc Tâm sự của nước độc đang định cho 4 sao, xong tự dưng có Mưỡu cuối thì thành 3 sao thôi :))) Phần cuối rời rạc khiên cưỡng không liên quan đến mạch truyện, đọc rất khó chịu, cảm giác như tác giả đang viết luyên thuyên những cái đâu đâu ấy. Điểm sáng là giọng văn trau chuốt mượt mà, miêu tả sinh động và có hồn. Tốt nhất là chỉ nên đọc Tâm sự của nước độc thôi, hai phần kia không đọc cũng chẳng hề gì.Displaying 1 - 30 of 52 reviewsMore reviews and ratings

Join the discussion

1quoteStarta discussionAska question

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.Help center

Từ khóa » Họ Lịch Sự Như Tiên Phú Quý Như Giời