Chùa Di Đà - Ngôi Chùa Lớn Nhất Xứ Sương Mù Bảo Lộc Với Lối Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Traveloka VN
27 Mar 2019 - 10 min read
Chùa Di Đà - Ngôi chùa lớn nhất xứ sương mù Bảo Lộc với lối kiến trúc độc đáoBảo Lộc không chỉ có Linh Quy Pháp Ấn mà còn có những ngôi chùa độc đáo khác nữa đó. Bài viết này chúng tớ sẽ bật mí cho các bạn một ngôi chùa lớn nhất của thành phố Bảo Lộc, đó là chùa Di Đà Bảo Lộc với quần thể kiến trúc mang đậm bản sắc Tây Nguyên.
Cánh đồng chè quanh chùa.
Chùa Di Đà thuộc buôn Đăng Đừng, xã Đạ Tồn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Bảo Lộc khoảng 30 km. Chùa được xây dựng từ năm 2005 với diện tích khoảng 13 ha, đây là nơi tu học, hành trì của đạo tràng phật tử người Kinh, Châu Mạ, Tày, K' Ho…
Với quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà phong cách kiến trúc Phật Giáo, Châu Mạ và kiến trúc Tây Nguyên. Hãy tạm tránh xa những bộn bề, lo toan của cuộc sống và theo chân chúng tớ khám phá những điểm độc đáo của ngôi chùa lớn nhất Bảo Lộc này nhé!
Khuôn viên chùa Di Đà Bảo LộcNgay khi đặt chân vào tham quan chùa, chúng tớ bắt gặp đầu tiên là những đồi chè xanh rộng bạt ngàn bao phủ xung quanh khuôn viên của chùa. Từ cổng chính của chùa là bậc thang đi xuống với hai bên là những thửa ruộng chè xanh, hai hàng cau xếp thẳng tắp tạo thành thế đối xứng trông khá đẹp mắt. Tiểu cảnh hồ sen, cầu thang bộ nhỏ giống như những ngôi chùa khác của Việt Nam.
Lối đi xuống từ cổng chính.
Điện thờ giống “chùa một cột” giữa hồ.
Đi sâu vào bên trong một chút, ngay bên trái chúng tớ là một điện thờ nằm giữa hồ lớn có lối đi bộ sang làm tớ liên tưởng tới chùa Một Cột ở Hà Nội. Chùa có sân để xe khá rộng, lối đi lên chánh điện hai bên là tượng hai con voi lớn nằm quay mặt vào nhau trông rất uy nghiêm, voi chính là con vật gần gũi rất và cũng là một trong những nét văn hóa Tây Nguyên đặc sắc.
Lối ra điện thờ chính.
Bầu trời trong xanh.
Xung quanh chùa là những lối đi bộ tham quan, tiểu cảnh hồ nước, cây xanh, rừng thông, tượng phật Quan Âm Bồ Tát, tượng phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề, tượng phật A Di Đà… Bước chân nhẹ nhàng tham quan từng địa điểm của chùa mà lòng cảm thấy bình an, thanh tịnh.
Tượng phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây bồ đề.
Tượng phật bà Quan Thế Âm.
Sau chùa là khách đường, trai đường… đây là nơi tiếp khách quan trọng của chùa, nơi dự khoá tu hay cũng là chơi cho những du khách muốn xin ở lại chùa lâu hơn để tĩnh tâm, thiền.Hiện giờ, chùa đang được tu sửa và xây dựng thêm. Nghe một người dân ở đây kể là ở đây người dân họ rất thích làm công quả cho chùa, công quả là việc họ cùng nhau xây dựng chùa để tích đức cho bản thân, gia đình. Nhìn những người già, thanh niên, phụ nữ, trẻ nhỏ đủ các thế hệ, họ chuyên tay nhau từng viên ngói để lợp mái cho chùa với nụ cười thấm đẫm mồ hôi thật khiến người khác xúc động, bồi hồi.
Công trình đang xây dựng của chùa.
Kiến trúc độc đáo của chùaChùa có kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông của Tây Nguyên, Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…
Điện thờ chính.
Một góc nhìn khác của điện thờ chính.
Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên.Không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà rông. Nhà rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.
Tháp chuông.
Nóc mái với hoạ tiết “lưỡng long chầu nguyệt” đây chính là hoạ tiết chính trong lối kiến trúc chùa chiền, đình,... của Việt Nam. Nó chính là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mà còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Bên cạnh đó là hoạ tiết cò bay, người múa dã gạo thổi kèn những hoạ tiết mang đậm bản sắc văn hoá của Việt Nam nói chung, cũng như văn hoá Tây Nguyên nói riêng.
Hoạ tiết “cò” trên mái.
Hoạ tiết hai người dã gạo, nhà rông của Tây Nguyên.
Từ chùa nhìn sang thác DambriTừ chùa Di Đà, bạn có thể ngắm thác Dambri - ngọn thác hùng vĩ nhất thành phố Bảo Lộc. Bạn hãy hỏi những người nông dân làm ở các đồi chè quanh đây, họ đều biết đường đi ra chỗ có view ngắm thác Dambri nằm trong rừng thông gần chùa.
Rừng thông tại chùa Di Đà.
Thác Dambri lừng danh của Bảo Lộc.
Thác Dambri được coi là thác lớn nhất Lâm Đồng với chiều cao 60 m, tạo thành 2 dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ. Nhìn từ rừng thông tại chùa Di Đà, chúng tớ vẫn nghe được tiếng thác đổ, nhìn thấy dòng nước chảy xiết từ trên đỉnh thác xuống tạo thành một làn sương mờ trông rất huyền ảo.
Thác Tam HợpSau khi ngắm thác Dambri xong, các bạn có thể đi men theo con đường đổ bê tông ra phía sau chùa để ngắm thêm một con thác cũng hoang sơ, huyền ảo chẳng kém “người anh em” trước đó là thác Tam Hợp. Đường xuống thác không quá khó tìm, đi qua một đoạn ngắn bậc thang lát đá, sau đó băng qua khu rừng nguyên sinh rậm rạp bóng cây cổ thụ, rễ cây chằng chịt dọc lối đi, và tiếp tục xuống lối bậc thang và tới thác.
Con đường xuống thác.
Những bậc thang xuống thác.
Thác mang tên Tam Hợp là vì có 3 dòng nước lớn đổ xuống từ độ cao 70 m. Từ những bậc thang đầu tiên xuống thác, chúng tớ đã nghe được tiếng ào ào thác đổ từ phía xa sâu trong cánh rừng. Dạo chơi thác vào mùa mưa và lúc sáng sớm sương chưa tan mới cảm giác hết được sự huyền diệu của thiên nhiên. Lắng nghe tiếng chim hót trên những lùm cây, tiếng xào xạc của gió qua từng tán cây, tiếng nước chảy róc rách làm chúng tớ cảm thấy yên bình và nhẹ lòng đến khó tả.
Những dòng nước chảy dưới chân thác Tam Hợp.
Cảm ơn chùa Di Đà - ngôi chùa lớn nhất, đặc sắc nhất thành phố Bảo Lộc mù sương này đã đem lại sự bình yên và thư giãn cho tâm hồn của chúng tớ. Nếu có dịp ghé Bảo Lộc, bạn nhớ tham quan ngôi chùa Di Đà lừng danh nhé!Không chỉ thế, theo như lời nhận xét của mọi người nơi đây, Bảo Lộc là thành phố có khí hậu ôn hòa nhất được cân bằng giữa cái lạnh của Đà Lạt và cái nóng của Sài Gòn. Đến Bảo Lộc, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh chạy đua theo mặt trời cùng sương sớm mà còn cảm nhận vẻ đẹp của vườn trà, cà phê lẩn khuất phía sườn đồi nữa đấy.Tác giả: Vũ Văn Tuyến*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal
Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại:https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal
Mục lục bài viếtKhuôn viên chùa Di Đà Bảo Lộc
Kiến trúc độc đáo của chùa
Từ chùa nhìn sang thác Dambri
Thác Tam Hợp
Khách sạnVé máy bayThings to DoLuôn biết thông tin mới nhấtĐăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.Đăng kýĐăng kýHợp tác với TravelokaĐối tác thanh toán
Về Traveloka
- Cách đặt chỗ
- Liên hệ chúng tôi
- Trợ giúp
- Tuyển dụng
- Về chúng tôi
Theo dõi chúng tôi trên
- TikTok
- Youtube
- Telegram
Sản phẩm
- Khách sạn
- Vé máy bay
- Vé xe khách
- Đưa đón sân bay
- Cho thuê xe
- Hoạt động & Vui chơi
- Du thuyền
- Biệt thự
- Căn hộ
Khác
- Traveloka Affiliate
- Traveloka Blog
- Chính Sách Quyền Riêng
- Điều khoản & Điều kiện
- Quy chế hoạt động
- Đăng ký nơi nghỉ của bạn
- Đăng ký doanh nghiệp hoạt động du lịch của bạn
- Khu vực báo chí
- Vulnerability Disclosure Program
Tải ứng dụng Traveloka
Công ty TNHH Traveloka Việt Nam. Mã số DN: 0313581779. Tòa nhà An Phú, 117-119 Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3, TPHCMCopyright © 2024 Traveloka. All rights reservedTừ khóa » Di Tích Lịch Sử ở Bảo Lộc
-
Di Sản Văn Hóa Bảo Lộc Từ A đến Z!
-
Lịch Sử Văn Hóa - Cổng Thông Tin điện Tử Lâm Đồng
-
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa đền Bảo Lộc - Đền Mẫu Chèm
-
Lịch Sử Hình Thành Thành Phố Bảo Lộc Ngày Nay (tên Gọi Cũ Là B'Lao ...
-
Lịch Sử Thành Phố Bảo Lộc
-
Đền Bảo Lộc - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Đền Bảo Lộc ở Mỹ Lộc, Nam Định - Văn Hóa Tâm Linh
-
Blao Theo Dòng Lịch Sử (tiếp Theo) - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Lâm Đồng: Quản Lý, Bảo Tồn Và Phát Huy Các Di Sản Văn Hóa
-
Bảo Lộc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Bảo Lộc, Nơi Sinh Ra Đức Thánh Trần
-
Bóp Méo Lịch Sử để Kinh Doanh Di Tích - Báo Thanh Niên
-
Có Một Góc Paris ở Bảo Lộc - Báo Lao Động