Chùa Dơi Sóc Trăng | NGUỒN GỐC Và BÍ ẨN Của Những Con DƠI
Có thể bạn quan tâm
Chùa Dơi Sóc Trăng là một ngôi chùa đặc biệt bởi các con dơi sinh sống trong khuôn viên chùa. Thật ra cái tên chùa Dơi là do dân gian gọi tên để dễ nhớ hơn. Còn cái tên thật của nó là Serây tê chô mahatúp (Còn có nghĩa tiếng Việt là Trận Kháng Cự Lớn). Đây là một ngôi chùa Khmer linh thiêng có lịch sử lâu đời. Nó cũng là một điểm du lịch tâm linh và tìm hiểu kiến trúc chùa ở Sóc Trăng độc đáo.
Lịch sử Chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa Dơi là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời của Đồng bằng sông Cửu Long với lịch sử gần 450 năm. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1569. Sau nhiều lần trùng tu và sửa chữa vào các năm 1960 và lần gần nhất là vào năm 2009. Đặc biệt vào năm 1999, chùa Dơi đã được cấp chứng nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Nguồn gốc chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa dơi tên nguyên bản là Serây tê chô mahatúp. Theo phiên âm của người Khmer: Maha là lớn, còn Túp là trận kháng cự, ghép lại là trận kháng cự lớn. Theo lời kể của các bô lão ở đây, thuở bấy giờ nơi đây thường hay nổ ra các tranh chấp giữa người nông dân và chính quyền phong kiến. Nơi này là chỗ dựa tinh thần của người dân trong các trận kháng chiến lớn.
Địa điểm này thuở bấy giờ là kết tinh tinh thần của người dân cả vùng. Người dân cho rằng đây là một vùng đất lành, nên đã cùng nhau dựng nên một ngôi chùa và đặt tên Mahatup. Người đại diện đứng ra xây dựng là ông Thạch Út. Đến nay thì đã trả qua 19 đời Đại Đức làm chủ trì chùa.
Cái tên chùa Dơi thì do người dân gần đó gọi vì nơi đây có hàng nghìn con dơi sinh sống ở khuôn viên. Gần như chùa Dơi chính là tổ dơi lớn nhất ở Sóc Trăng. Nơi những con dơi treo mình trên cây ngủ vào buổi sáng và chiều tối đi tìm thức ăn là trái cây ở các vườn xung quanh. Đặc biệt, chúng hoàn toàn không sợ tiếng gõ mõ hay tiếng ồn khách du lịch.
Chuyện những con dơi sinh sống trong khuôn viên chùa
Dơi là loài vật thiêng liêng, mang ý nghĩa đặc biệt theo quan niệm thời xưa.
Đặc điểm loài dơi ở chùa Dơi (Mahatup)
Dơi ở chùa gồm hai loại là dơi ngựa Thái Lan và dơi ngựa lớn. Chúng sống ở đây từ trước cả lúc xây chùa. Hiện những loài dơi này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và nghiêm cấm săn bắt.
Khối lượng những con dơi ngựa ở đây từ 500gr – 1100gr/con. Cách của chúng khi căng ngang có chiều dài 1,1m đến 1,5m. Tốc độ tối đa khi bay có thể lên đến 50 – 60km/h. Chúng là loài động vật có vú, miệng có răng bén để gặm trái cây và miệng nhọn như loài chó phốc. Chân chúng có 5 ngón và nhọn như hình móc câu, chân chúng khá là khỏe. Khi ngủ, chúng móc chân vào cành cây và treo ngược lủng lẳng lên thân cây.
Mùa sinh sản của loài dơi ngựa này thường khoảng đầu xuân. Vì dơi là loài động vật có vú nên chúng không đẻ trứng mà đẻ con. Nên chúng không cần làm tổ như loài chim khác. Khi đẻ chúng vẫn treo thân mình lủng lẳng trên cây. Một cánh móc lấy cành cây, một cánh còn lại đỡ lấy đứa con sắp chào đời. Thông thường vào khoảng tháng thứ 3 dơi con sẽ bắt đầu biết bay và gia nhập chính thức vào bầy đàn để đi tìm thức ăn.
Trước đây, những người nông dân cũng thường lấy mùa sinh sản của dơi để làm mùa cấy lúa. Những con dơi được sinh ra, phúc lộc đâm chồi. Lúc ấy vừa vào mùa vụ mới, bắt đầu những điều mới.
Khi đi vệ sính, chúng dùng cánh bật thân thể lên. Sau đó, như một vòi nước bắn tất cả ra ngoài. Khi đi dưới những nơi con dơi ở, bạn hãy cẩn thận nếu bắt gặp chúng tung mình dùng hai cánh làm trụ. Đó không phải tập thể dục, nâng xa đâu, mà là…
Quan niệm về điềm phúc của loài dơi
Trong quan điểm tứ linh của người Hoa kinh doanh thì phải là Long Lân Bức Phụng. Bức ở đây chỉ loài dơi. Quy chỉ phù hợp với người làm quan, với thương gia, loài dơi khá chậm chạp không thích hợp vận làm ăn.
Khi con dơi treo ngược trên cành cây, thân hình chúng tương ứng với chữ Phúc. Người ta cho rằng đó là biểu tượng phúc đáo, phúc vào nhà nên dơi luôn là điềm đại cát đại lợi. Đặc biệt những loài dơi ở chùa dơi luôn rất gần gũi với con người.
Từng có lúc những con dơi ở đây luôn đi theo một vị Đại Đức chủ trì chùa. Ông xem chúng như là những người bạn yêu quý. Những con dơi đó đôi khi ngủ lại cả trong phòng ông. Hàng ngày nghe tụng kinh gõ mõ.
Đặc biệt, Sóc Trăng là vùng nhiều vườn trái cây. Nhưng không hiểu sao loài dơi thường chỉ thích ở trong chùa Dơi. Chúng ít khi ăn trái cây trong vườn. Cứ vào khoảng 6h00 – 7h00 chúng bay ra ngoài vườn xa để kiếm ăn. Khi bay, chúng thường bay vòng qua chánh điện chứ hiếm khi bay thẳng ngang đó. Dường như có điềm linh thiêng bao bọc lấy ngôi chùa và chúng vô cùng kính ngưỡng.
Chuyện về loài heo năm mống
Heo năm mống hay heo “ba giò” là những thứ linh thiêng mà người dân Khmer sợ hãi khi nhắc đến. Heo ba giò ở đây không phải là chỉ có ba chiếc giò mà là 3 giò có một màu và giò còn lại có màu khác
Người Khmer quan niệm, con heo nào mang yếu tố như vậy là cốt tinh của người. Kiếp trước người đó làm nhiều điều ác nên đầu thay thành heo năm mống. Người ở đây quan niệm heo năm mống là những linh hồn ác kiếp trước. Nên khi nuôi chúng, gia đình đó phải chịu tai kiếp và xui xẻo. Nhưng nếu giết chúng thì gia đình sẽ gặp điều bất hạnh to lớn hoặc có thể chết đi.
Chính vì vậy, đưa heo năm mống vào chùa để giải tai ương là điều mà bà con xung quanh hay làm. Họ mong với phúc đức của chùa sẽ giải đi linh hồn tội lỗi và giúp cốt tinh đó nhanh đầu thai thành người. Hàng ngày, những con heo đó được nghe những kinh kệ, sám hối nơi cửa Phật. Nó sẽ không còn đi mang tai họa đến người khác nữa. Từ đó chùa Dơi trở thành nơi nuôi dưỡng những con heo quái dị cho người dân.
Con heo 5 mống đầu tiên mà nhà chùa nuôi dưỡng là vào năm 1989. Truyện kể rằng trong chùa trước đây có một bà cụ tên Khiên. Cụ Khiên làm nhiệm vụ quét dọn, trông nom cửa chùa cho các sư thầy tu tập.
Một hôm khi quét dọn, bà Khiên mệt mỏi nên ngủ thiếp đi bên cửa chùa. Bà Khiên năm mơ thấy Bồ Tát hiển linh báo mộng. Nói rằng ngày hôm sau, sẽ có một cô gái đến xin quy y, nương nhờ cửa Phật để tu tâm. Bà Khiên sau khi tỉnh giấc, đã thắp nhang và mong chờ vị nữ thí chủ sẽ đến vào ngày hôm sau.
Sáng hôm sau, bà Khiên dậy sớm trông chờ. Nhưng lạ thay, hôm đó cửa chùa vẫn vắng khách. Không có người nào đến xin quy y cửa phật. Bà Khiên cho rằng mình đã nằm mơ không linh. Chiều tối đến, bà cầm chổi quét dọn sân chùa và làm sạch cỏ dạy như thường lệ. Bất ngờ thay bà phát hiện phía sau vườn là một con heo cái năm mống đang nằm ngủ ngon lành.
Thế là bà biết rằng vị nữ thí chủ mà Bồ Tát nói đến chính là nàng heo này. Mọi người cũng bảo rằng đó là điềm báo của Phật để giải nghiệp oán cho nàng heo. Thế là mọi người cùng bà Khiên bắt đầu làm lễ nhận nàng heo năm móng quy y đúng như nghi lễ. Đặt tên pháp danh cho nàng heo này là “Năm Hợi”. Và cũng từ đó, sau này những người dân làng xung quanh hễ có heo năm móng sinh ra đều dẫn lại chùa nhờ nuôi.
Sau này khi Năm Hợi chết, các sư thầy cho mai táng sau chùa như thủ tục người chết bình thường. Mọi người dân khi hay tin đều đến đốt nhang cúng viếng cô. Một ngày sau, bỗng có một người phụ nữ đến từ Sài Gòn tìm đến chùa. Người phụ nữ bảo rằng mẹ cô sau khi mất đã tìm về báo tin rằng bà đã hóa thành kiếp heo. Hiện đã trả xong nghiệp báo và đầu thai.
Người phụ nữ đó mong các sư cho phép làm lễ cầu siêu để linh hồn mẹ cô đầu thai an lành. Sau khi cầu siêu xong, người phụ nữ đã cho lập bia, vẽ hình một chú heo lên và đề tên Năm Hợi vào bia mộ. Sau này khi có heo chết, những người nhà gửi heo đều học theo làm bia mộ cho những chú heo năm móng đó. Phía sau chùa Dơi xuất hiện một nghĩa địa heo năm móng là như vậy.
Kiến trúc chùa Dơi Sóc Trăng
Chùa Dơi ở Sóc Trăng là một ngôi chùa Khmer điển hình. Tổng thể kiến trúc chùa bao gồm: Chánh điện, Sala, phòng các thầy sư và phòng tín đồ, phòng trụ trì, phòng các vị sư khác, phòng khách, tháp để tro cốt người, nghĩa địa, hồ nước và cả một khu vườn lớn. Khu vườn cũng là nơi trú chân của hàng nghìn con dơi ngựa của chùa.
Chánh điện được xây bằng gạch, mái ngói được lợp cong vút lên cao với hình tượng rắn naga, đỉnh mái là tháp nhọn. Xung quanh chánh điện là các cột hình tiên nữ Kemmar chấp hai tay trước ngực.
Bên trong chánh điện là pho tượng Phật bằng đá ngồi trên tòa sen cao khoảng 2m và một pho tượng khác mô tả đức Phật cưỡi trên thần rắn Muchalinda. Trên 4 bức tường là những hình vẽ mô tả về cuộc đời đức Phật. Từ khi sinh ra đến lúc người lớn lên, chiêm nghiệm cuộc đời và ngồi dưới gốc cây bồ đề niết bàn thành Phật.
Mỗi một bảo tháp ở sân chùa đều chứa các di hài của trụ trì đời trước. Sala là kiểu nhà rông, là nơi nghỉ ngơi và tu học riêng tư của các sư. Phía sau vườn là những ngôi mộ heo năm mống mà tôi đã kể về sự tích của chúng ở trên. Chùa cũng còn nuôi một số con heo năm mống trong khuôn viên.
Cổng chùa được xây nhìn về hướng Tây Bắc, trang trí cách điệu với họa tiết cánh sen và hoa cà ri được cách điệu. Xung quanh sân vườn có nhiều cây cổ thụ được trồng. Buổi trưa rợp bóng mát, mỗi lần gió thổi ngang lại rì rào như đang hát ca.
Du lịch chùa Dơi
Bạn có thể tham quan ngôi chùa Dơi nổi tiếng này miễn phí. Nếu đi xe lớn bạn phải đi xe điện đón đến chùa với chi phí 10.000đ/vé khứ hồi. Phí gửi xe máy là 7000đ/xe.
Mua gì ở chùa Dơi?
Đến chùa Dơi bạn có thể mua các loại khô khác nhau trước cổng chùa. Vì là chùa Khmer nên thường sư ở đây sẽ không ăn chay. Quan niệm ở chùa Khmer là người dân cho gì họ sẽ ăn đó chứ không lựa chọn.
Bạn cũng có thể thưởng thức những trái dừa nước trái nhỏ ở trước cổng chùa. Trưa nắng oi bức, tham quan chùa Dơi rồi làm một quả dừa mát lạnh thì thật tuyệt vời. Dừa ở đây vị ngọt, thanh, uống vào rất mát.
Kinh nghiệm du lịch chùa Dơi
Khi tham quan chùa Dơi bạn nên tránh mặc đồ quá hở hang. Tuy là chùa Khmer nhưng vẫn cần giữ sự tôn nghiêm khi tham quan chùa. Bạn nên tránh dùng đá hay vật cứng chọi, chọc phá những con dơi đang ngủ trên cây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi tiết các điểm du lịch và cách du lịch Sóc Trăng tại đây: https://huynhhieutravel.com/du-lich-soc-trang
Địa chỉ chùa Dơi: Văn Ngọc Chính, Phường 3, Sóc Trăng, Việt Nam.
Tour du lịch
Thông thường ta sẽ có những Tour du lịch khám phá ba ngôi chùa đặc trưng Sóc Trăng và kết hợp cả khám phá Bạc Liêu. Bạn có thể xem chi tiết Tour du lịch Sóc Trăng, Bạc Liêu từ Cần Thơ tại đây.
Thẻdu lịch miền tâyTừ khóa » Sự Tích Chùa Dơi Sóc Trăng
-
Chùa Dơi Sóc Trăng - Ngôi Chùa Cổ Với Những Câu Chuyện Kì Bí (2022)
-
WATH SÊRÂYTÊCHÔ – MAHATUP BÍ ẨN VỚI NHỮNG TRUYỀN ...
-
Giới Thiệu Về Chùa Dơi Sóc Trăng
-
Chùa Dơi Sóc Trăng - Sự Tích Heo 5 Móng Do Người đầu Thai
-
Khám Phá Chùa Dơi Sóc Trăng Và Những Giai Thoại Về Loài Dơi Ngựa ...
-
Chùa Dơi - Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Sóc Trăng
-
Chùa Dơi - Ngôi Chùa Cổ Với Những Câu Chuyện Kì Bí ở Sóc Trăng
-
Chùa Dơi Sóc Trăng | Heo 5 Mống | Dơi Thành Tinh Và Giá Trị Khmer ...
-
Chùa Dơi: Ngôi Chùa Hơn 400 Tuổi đặc Sắc ở Sóc Trăng - Tràng An
-
Ghé Thăm Ngôi Chùa Mã Tộc Tâm Linh Bậc Nhất Sóc Trăng - Chùa Dơi
-
Độc đáo Chùa Dơi (Sóc Trăng) - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Chùa Dơi Sóc Trăng Và Những Câu Chuyện đằng Sau
-
Chùa Sêrâytêchô-Mahatup (Chùa Dơi) - Tổng Quan Lễ Hội