Chùa Giác Viên (Tổ Đình Giác Viên – Quận 11, TP Hồ Chí Minh )

Tên gọi và vị trí địa lý

Tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, chùa Giác Viên (còn gọi là chùa Hố Đất) là 1 trong số ngôi cổ tự tại thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử và nhân vật

Năm Mậu Ngọ (1798), chùa Giác Lâm được Thiền sư Tổ Tông -Viên Quang (đời thứ 36, trụ trì: 1774 – 1827) cho trùng tu lớn, gần như là làm mới lại tất cả. Gỗ xây dựng chùa được chở từ rừng về bằng đường sông, theo rạch Hố Đất (tức rạch Tân Hòa) vào rạch Ông Bường, rồi đỗ ở bến mà sau này là vị trí của chùa Giác Viên ngày nay.

Chùa Giác Viên (15)

Sau khi cưa xẻ, những cây ván được đưa về chùa Giác Lâm (cách đó khoảng 2 km) bằng xe trâu. Công trình đại trùng tu đó kéo dài khoảng 6 năm mới xong (1798–1804). Trong khoảng thời gian đó, một ông hương đăng già (lo việc nhang đèn trong chùa, không rõ họ tên) được cử đến trông coi việc cưa xẻ và giữ gìn cây gỗ. Đến đây ông dựng một cốc nhỏ (bên trong có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm) vừa làm nơi tu, vừa để lo cho công việc. Đến khi chùa Giác Lâm được trùng tu xong, Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho sửa am thành chùa, đặt tên là Viện Quan Âm.

Năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là Tiên Giác Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì: 1827 – 1869) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là Giác Viên.

Kiến trúc cảnh quan

Chùa Giác Viên được xây dựng theo kiểu chùa cổ Nam Bộ với kiến trúc tổng thể gồm cổng tam quan, ngôi Chính điện, nhà tăng, vườn Tháp… Ngôi chùa có hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau; nếp trước là khu chính điện, thờ chư tổ; nếp sau là giảng đường, phòng khách. Hai bên có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính. 

Chùa Giác Viên (10)

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có 153 pho tượng và 57 bao lam, hầu hết được tạo tác và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu ngôi chùa. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam.

Được biết, trải qua vài lần trùng tu vào những năm 1899 – 1902, 1908 – 1910, chùa vẫn giữ được những nét xưa với bộ khung cột gỗ, kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương cổ kính.

Thầy Thích Huệ Quang, đại diện chùa Giác Viên cho biết: “Toàn bộ khuôn viên diện tích gần 20.000m2, theo bình đồ hình chữ Trung. Chùa gồm kiến trúc chánh điện, nhà tổ, nhà giảng, đông lang và tây lang có tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt. Chùa Giác Viên hiện đã qua các đời trụ trì: Minh Vi, Minh Khiêm, Như Nhu, Như Phòng, Hồng Dung, Hồng Từ, Thiện Phú và hiện quản lý là hòa thượng Thích Thiện Xuân”. 

Khu mộ tháp tại chùa Giác Viên, nơi yên nghỉ của các vị trụ trì trong chùa là một quần thể di tích rất độc đáo. Bắt đầu xây dựng tháp đầu tiên từ năm 1930 đến nay đã có 7 tòa tháp đang chôn cất 7 vị sư trụ trì đã qua đời.

Hiện vật

Các pho tượng Tổ thờ ở nhà Tổ được xem là tượng chân dung sớm ở Nam Bộ. Chánh điện thờ đến 120 pho tượng, đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà, Bồ Tát Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thập Điện Diêm Vương (10 tượng), Thập Bát La Hán (18 tượng). Ngoài ra, ở bàn thờ Tổ, có ba tượng chân dung của ba vị trụ trì là: Tiên Giác – Hải Tịnh, Như Nhu – Chân Không và Như Phòng – Hoằng Nghĩa.

Chùa Giác Viên (5)

Các bao lam ở chùa đều có giá trị nghệ thuật cao như ba bao lam chạm lộng cả hai mặt ở nhà Tổ. Nhiều đề tài dân gian được thể hiện trên bao lam như: Tô Vũ chăn dê, Ngư tiều canh độc… đặc biệt là bao lam Bá Điểu và bao lam Thập bát La Hán thượng kỳ thú. Ở bao lam Bá Điểu, với chiều dài 3m, chiều rộng 2,2m, người xem như thấy cả thế giới loài chim đang sinh hoạt ở quanh mình, từ chim công, phụng, trĩ đến chim sẻ, chim bói cá, chào mào, họa mi, le le… Chùa còn có bộ Sám bài bằng gỗ chạm nổi Ngũ Hiền (tượng Phật và bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền) đặc sắc; tấm bình phong đặt ở bàn thờ Tổ, Đề Thính được khắc chìm, nét chạm điêu luyện, săc sảo; tượng Giám Trai bằng gốm cao 105cm, đặt tại Đông lang do Nam Hưng Xương tạo vào năm 1880.

Ngoài số cổ vật ấy, chùa còn lưu giữ một chiếc giá võng của Triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Tiên Giác – Hải Tịnh và một gốc mai cổ thụ. Theo Gia Định xưa, gốc mai này “nguyên lấy giống cây mai của ông Mạc Cửu đem từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

_____________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Chua Giac Vien, also known as Ho Dat Pagoda, is located at 161/85/20 Lac Long Quan Street, Ward 3, District 11, Ho Chi Minh City, and is one of the city’s oldest ancient temples.

The temple was originally built during the time of Zen Master To Tong Vien Quang (36th generation, abbot from 1774 to 1827). In the year of Mau Ngo (1798), the temple underwent a major renovation, with timber transported from the forest via the Ho Dat and Ong Buong streams. The construction lasted 6 years (1798-1804), supervised by an elderly monk overseeing the timber cutting and preservation. Upon completion, the temple was renamed from “am” to Vien Quan Am.

In the year of Canh Tuat (1850), Venerable Tien Giac Hai Tinh (37th generation, abbot from 1827 to 1869) continued the renovation and upgraded the monastery to a temple, renaming it Giac Vien.

Chua Giac Vien features traditional Southern architectural style, including a triple gate, main hall, monk’s quarters, and tower garden. The temple consists of two main connected structures: the front house is the main hall for ancestor worship, and the rear house serves as the lecture hall and reception area. Particularly noteworthy are its 153 Buddha statues and 57 intricately carved baos, predominantly crafted during major renovations in the 19th and early 20th centuries, showcasing intricate wood carvings as its distinctive feature.

Today, Chua Giac Vien retains its ancient charm with wooden structures, classic yin-yang tiled roofs, and a tower cemetery where past abbots rest in peace. Its precious artifacts include ancestral statues and elaborately carved baos, reflecting the diversity and richness of folk art within the architectural style of Chua Giac Vien.

Tiếng Trung (Chinese)

位于胡志明市区11区3街161/85/20号的嘉应寺(又称“河土寺”),是这座城市中历史悠久的古寺之一。

该寺始建于禅宗祖师袁光(第36代主持,1774年至1827年)。1798年(戊午年),寺庙进行了大规模的重修,通过从森林运送木材经过河渠“河土河”和“王扑河”。这项工程历时6年(1798年至1804年),期间一位老尼姑(负责砍伐和保护木材的事务,姓名不详)监督了砍伐和保护木材的工作。完工后,寺庙由道场改建为观音寺。

到了乙酉年(1850年),天王祖师海定(第37代主持,1827年至1869年)继续进行重修并将寺院升级为寺庙,改名为嘉应寺。

嘉应寺的建筑风格遵循南部传统,有三门、主殿、僧舍和塔园等整体结构。寺庙有两个主要的四柱建筑群,前面是主殿供奉祖先,后面是讲经堂和客房。特别是,寺庙有153尊佛像和57个包螺纹,主要在19世纪和20世纪初的两次大修中制作和雕刻,其木雕精细的特点是这种建筑的特色。

如今,嘉应寺仍然保持着古老的风貌,有着木制建筑、古老的阴阳瓦屋顶和塔墓区,是已故主持的安息之地。珍贵的藏品包括供奉祖先的雕像和精美的包螺纹,展示了嘉应寺建筑风格中民间艺术的多样性和丰富性。

Tiếng Pháp (French)

La pagode Giac Vien, également connue sous le nom de pagode Ho Dat, est située au 161/85/20 rue Lac Long Quan, quartier 3, arrondissement 11, Ho Chi Minh-Ville, et est l’une des plus anciennes pagodes de cette ville.

La pagode a été construite à l’époque du maître zen To Tong Vien Quang (36e génération, abbé de 1774 à 1827). En l’an Mau Ngo (1798), la pagode a fait l’objet d’une importante rénovation, avec du bois transporté depuis la forêt à travers les ruisseaux Ho Dat et Ong Buong. Les travaux ont duré 6 ans (1798-1804), supervisés par un moine âgé chargé de la coupe et de la préservation du bois. À l’achèvement des travaux, la pagode a été renommée de “am” à Vien Quan Am.

En l’an Canh Tuat (1850), le vénérable Tien Giac Hai Tinh (37e génération, abbé de 1827 à 1869) a poursuivi la rénovation et a transformé le monastère en pagode, la renommant Giac Vien.

La pagode Giac Vien présente une architecture traditionnelle du Sud, avec un triple portail, une salle principale, des quartiers des moines et un jardin de tours. Le complexe comprend deux structures principales reliées : la maison avant est la salle principale dédiée au culte des ancêtres, tandis que la maison arrière sert de salle de conférence et de réception. Particulièrement remarquables sont ses 153 statues de Bouddha et ses 57 baos richement sculptés, principalement créés lors de grandes rénovations aux XIXe et XXe siècles, mettant en valeur la sculpture sur bois comme caractéristique distinctive.

Aujourd’hui, la pagode Giac Vien conserve son charme ancien avec ses structures en bois, ses toits classiques de style yin-yang et un cimetière de tours où reposent les anciens abbés. Ses précieux artefacts comprennent des statues ancestrales et des baos finement sculptés, reflétant la diversité et la richesse de l’art populaire dans le style architectural de la pagode Giac Vien.

4/5 (1 bình chọn)

Từ khóa » Chùa ở Q11