Ngôi Chùa Gần 2 Thế Kỷ Tại Tphcm - Chùa Giác Viên Q11

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CHÙA GIÁC VIÊN QUẬN 11
    1. Chùa Giác Viên quận 11
    2. Vị trí địa lý của chùa
    3. Lịch sử về chùa
    4. Lịch sử xây dựng chùa Giác Viên
  2. KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC CỦA CHÙA GIÁC VIÊN
    1. Kiến trúc tổng thể của chùa Giác Viên
  3. BÊN TRONG CHÙA GIÁC VIÊN CÓ GÌ?
    1. Bên trong chùa Giác Viên

Người Sài Gòn chính gốc không ai là không biết chùa Giác Viên quận 11. Tính đến nay chùa cũng đã trải qua gần 200 năm nắng mưa dãi dầu nhưng vẫn được bao thế hệ cố gắng lưu giữ kiến trúc của ngôi chùa chính gốc. Nào! Cùng tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này nhé.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CHÙA GIÁC VIÊN QUẬN 11

Chùa Giác Viên quận 11

Chùa Giác Viên quận 11

Vị trí địa lý của chùa

Ngoài tên gọi là Giác Viên thì chùa còn được biết đến với cái tên khác là chùa Hố Đất. Hiện tại chùa tọa lạc tại số 161/35/20 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 3 của Quận 11. Năm 1993, chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Lịch sử về chùa

Chuyện xảy ra vào năm 1798, lúc ấy chùa Giác Lâm được Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho trùng tu, quá trình trùng tu ấy kéo dài đến 6 năm mới xong. Trong lúc ấy, cây gỗ dùng để trùng tu chùa Giác Lâm được mang từ rừng về và lưu trữ tại vị trí của chùa Giác Viên ngày nay.

Suốt những năm trùng tu, chùa Giác Lâm của một ông hương đăng già đến nơi tập kết gỗ để canh giữ. Ông đã dựng tạm một cốc nhỏ bên và thờ Bồ Tát Quan Thế Âm để vừa tu hành trong lúc làm việc canh giữ.

Lịch sử xây dựng chùa Giác Viên

Lịch sử xây dựng chùa Giác Viên

Sau khi trùng tu xong, lúc bấy giờ là 1805, Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho sửa lại chiếc am nhỏ ngày nào của ông hương đăng thành một ngôi chùa và đặt tên là Quan Âm Các.

Đến năm 1850, vị trụ trì chùa Giác Lâm năm ấy là Tiên Giác - Tiên Hải cho trùng tu lại Quan Âm Các và đổi tên Quan Âm Các thành Giác Viên mà ngày nay người Sài Gòn quen gọi là chùa Giác Viên quận 11. Năm 2015, chùa trải qua một đợt đại trùng tu với kinh phí hơn 51 tỷ đồng.

KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC CỦA CHÙA GIÁC VIÊN

Trải qua nhiều đợt trùng tu lớn là những năm 1958, 1961, 1962 nên tính đến hiện nay diện mạo của chùa có sự thay đổi ít nhiều. Nhìn chung thì kiến trúc của chùa Giác Viên và chùa Giác Lâm gần giống nhau gồm phật điện ở giữa chùa, hai bên chùa có 2 dãy nhà.

Thế nhưng kiến trúc gốc của chùa Giác Viên được thiết kế dựa trên hình ảnh của những ngôi chùa ở Nam Bộ ngày xưa. Diện tích của toàn bộ khuôn viên chùa khoảng 20.000 m2, được thiết kế theo bình đồ hình chữ Trung.

Kiến trúc tổng thể của chùa Giác Viên

Kiến trúc tổng thể của chùa Giác Viên

Khi bước vào chính điện, bạn sẽ thấy ngay 2 nếp nhà tứ trụ được ghép liền kề với nhau:

  • Nếp nhà trước dùng làm nơi thờ phụ chư tổ;

  • Nếp nhà sau là không gian của giảng đường và phòng khách.

  • Hai hành lang Đông - Tây là lối dẫn bạn đến với nhà chính.

Chùa có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ mà hầu hết những pho tượng trong chùa đều được làm bằng gỗ, 58 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Đây được xem là những cổ vật đặc trưng của ngôi chùa hơn 200 năm tuổi - chùa Giác Viên quận 11, những cổ vật này đã xuất hiện từ thế kỷ 19 đến hoặc đầu thế kỷ 20. Đặc trưng của chùa là bộ sườn gỗ được chạm khắc tinh vi mang đậm giá trị văn hóa của những ngôi chùa ở miền Nam Việt Nam.

Theo ông Trương Kim Quân - Giám đốc trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa - Thể thao của TP. HCM cho biết rằng: Nhiều lần trùng tu chùa Giác Viên với mục đích tăng khả năng khai thác, sử dụng nhưng cố gắng không làm ảnh hưởng đến những kiến trúc gốc làm nên nét độc đáo, di tích, cảnh quan và môi trường xung quanh chùa.

BÊN TRONG CHÙA GIÁC VIÊN CÓ GÌ?

Trong chính điện của chùa được trưng bày một cách nghiêm trang, sắp xếp các pho tượng Phật theo trình tự rõ ràng. Ngay chính giữa là tôn trí Phật A Di Đà, xung quanh có bàn thờ của Bồ Tát Di Lặc, Quan Thế Âm, Thập Điện Diêm Vương, Thập Bát La Hán, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát, Chuẩn Đề Bồ Tát.

Không gian phía sau Chính Điện là nhà hậu Tổ, giữa nhà thờ Tổ Sư Đạt Ma và thờ những vị trụ trì tiền nhiệm. Còn Quan Thế Âm Bồ Tát đặt ngoài trời, phía sau Quan Thế Âm là vị Phật Di Lặc.

Bên trong chùa Giác Viên

Bên trong chùa Giác Viên

Trên các Bao Lam của chùa Giác Viên quận 11 thể hiện những hình ảnh dân gian quen thuộc về Việt Nam ta ngày xưa, tiêu biểu như: Tô Vũ chăn dê, Ngư tiều canh độc… và độc đáo nhất có lẽ là bao lam Bá Điểu và bao lam Thập Bát La Hán thượng kỳ thú.

Chiều dài của bao lam Bá Điểu vô cùng ấn tượng, khoảng 3m, chiều rộng 2.2m, khi ngắm nhìn bạn sẽ có cảm giác như cả thế giới loài chim được tụ họp tại bao lam. Ngoài ra, chùa Giác Viên vẫn còn lưu trữ rất cẩn thận những cổ vật mà triều Nguyễn tặng hòa thượng Tiên Giác-Hải Tịnh gồm 1 giá võng và một gốc mai cổ thụ.

Chùa Giác Viên quận 11 không hổ danh là ngôi chùa cổ đại của Phật Giáo ngụ tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Vậy tại sao chúng ta không cùng chung tay giữ gìn kiến trúc của ngôi chùa đã trải qua bao thăng trầm của năm tháng.

=> Có thể gia đình quan tâm: Tìm hiểu về chùa Giác Lâm tpHCM

Từ khóa » Chùa ở Q11