Chùa Lý Quốc Sư Thờ Ai? Cách Sắm đồ Dâng Lễ Chùa - Oản Cô Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nằm ngay gần hồ Gươm, chùa Lý Quốc Sư là một trong những ngôi chùa tiêu biểu góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm linh Phật giáo tại Hà Nội. Đồng thời tạo nên một nét yên ả, thanh tịnh cho Thủ đô luôn tấp nập, xô bồ.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Lý Quốc Sư
Chùa được lập vào năm 1131 mang tên Lý Triều Quốc Sư hay Lý Quốc Sư tự. Theo nhiều tư liệu, trước kia nơi đây được gọi là đền. Năm 1932, hoà thượng Thích Thanh Định đến trụ trì đã bài trí thêm tượng Phật nên đền được gọi là chùa Lý Quốc Sư. Chùa lúc bấy giờ thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Nay là số 50 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Xem thêm: Chùa Bối Khê (Hà Nội) – Kiến trúc, lễ hội và lộ trình di chuyển tham khảo
Chùa được đặt theo tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141) là một trong ba Thiền sư có pháp thuật cao cường cùng với Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Sử cũ ghi chép vào năm 1136, Thiền sư Minh Không đã chữa khỏi bệnh nan y của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm hành hương tới chùa Liên Phái (Hà Nội)
Tọa lạc tại vị trí phố cổ hiện đại, tấp nập, chùa Lý Quốc Sư vẫn đứng đó tượng trưng cho vẻ đẹp của tín ngưỡng Phật giáo. Cũng là minh chứng gợi cho người dân nhớ về lịch sử của dân tộc. Người dân kính trọng lấy tên chùa làm tên phố. Ngôi chùa danh tiếng của thủ đô vẫn giữ nguyên những nét cổ kính và giá trị tâm linh lâu đời, là nơi tiếp đón hàng vạn Phật tử, du khách đến sinh hoạt, lễ bái.
Năm 1995, Chùa Lý Quốc sư được công nhận di tích lịch sử văn hoá.
Chùa Lý Quốc Sư thờ ai?
Từ khi mới được xây dựng, chùa đã trải qua rất nhiều lần trùng tu và tôn tạo. Cho đến kháng chiến năm 1946, chùa đã bị phá hủy nghiêm trọng cho đến tháng 6 năm 1954 mới được tu sửa lại. Đến nay, Chùa Lý Triều Quốc Sư đã được tôn tạo lại nhiều lần và hiện đang lưu giữ được những bức tượng, những hiện vật quý mang phong cách tạo tác của thời Lê.
Gian trước của chùa đươc bài trí như sau:
- Tượng đức Phật A Di Đà ở chính giữa gian trước.
- Tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí nằm tại hai bên. Phía trước là các tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm tọa sơn, Bồ tát đản sanh (tòa Cửu Long) và Nam Tào, Bắc Đẩu.
Hậu cung được bài trí như sau:
- Chính giữa điện thờ Tượng thiền sư Minh Không làm bằng gỗ cao 1m, cùng ba bức hoành phi Thiên, Nhân, Sư.
- Phía sau tôn trí tượng Tam Thế Phật.
- Tượng bà Tằng Thị Loan và ông Từ Vinh – thân mẫu và thân phụ của Quốc sư Minh Không cùng tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh và cả Thiền sư Giác Hải được đắp nổi trên bia đá.
- Tượng gia đình quan huyện Thọ Xương được tạc bằng gỗ năm 1855 để ghi nhớ việc gia đình quan huyện đã góp nhiều công đức trong việc sửa chữa tôn tạo.
Xem thêm: Địa chỉ chủ Vĩnh Nghiêm ở đâu? Kinh nghiệm hành hương tới chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
Ở sân chùa có một cột trụ bằng đá cao 2,4m có niên đại từ thế kỷ 17. Ở đỉnh trụ đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm cùng Thiện Tài và Long Nữ. Thân cột đá có các trang trí họa tiết hoa sen, hoa cúc mang nét mỹ thuật tinh tế của thời Hậu Lê.
Ngoài ra còn có một cái chuông tên là “Báo Tháp Từ chung” tức là “chuông đền Báo Tháp”, đề niên hiệu Ất Hợi.
Năm 2000 và 2010 chùa đều được tu sửa các hạng mục thêm khang trang để đón chào Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi.
Sắm lễ dâng cửu chùa cần chú ý điều gì?
Chùa Lý Triều Quốc sư vừa mang dấu ấn của đền thờ nhân thần, vừa là chùa thờ Phật nên đã trở thành một nơi linh thiêng của các tín đồ Phật giáo. Tại đây, các nhà sư trong cũng thường xuống đường, mở rộng cổng đền phục vụ cơm chay.
Vào những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay cả ngày thường nhật, chùa Lý Quốc Sư lại tiếp đón đông đúc nhân dân thủ đô cùng du khách gần xa tới hành hương chiêm bái vãn cảnh.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa Phật. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Lý Quốc Sư, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu dâng lễ thần, ta cũng chỉ nên sắm đồ mặn đơn giản như giò, gà, rượu,…
Trong những vật lễ dâng chùa Lý Quốc Sư, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lộ trình di chuyển tới chùa
Chùa nằm tại số 50 phố Lý Quốc Sư, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, rất gần với hồ Gươm.
Khi lựa chọn phương tiện di chuyển tới đây, quý khách có thể đi ô tô, xe máy hoặc xe bus đều rất tiện lợi. Điểm dừng bus gần nhất: ngã ba Hàng Trống – Lê Thái Tổ (xe 09, 31, 36), đầu Quán Sứ hoặc Triệu Quốc Đạt (xe 01), đoạn giữa Tràng Thi (xe 02, 09).
Từ khóa » đền Lý Quốc Sư
-
Đền Lý Quốc Sư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Quốc Sư – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Tích Về Ngôi Chùa Lý Triều Quốc Sư - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
-
Chùa Lý Quốc Sư | Du Lịch Hoàn Kiếm - Dulich24
-
Chùa Lý Quốc Sư Xưa | Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 1
-
Lược Sử Về Quốc Sư Sư Minh Không Và Chùa Lý Quốc Sư (HT Thích ...
-
Chùa Lý Quốc Sư Một Phong Cách Kiến Trúc độc đáo | Giác Ngộ Online
-
Chùa Lý Quốc Sư - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Đền Lý Quốc Sư Là Gì? Chi Tiết Về Đền Lý Quốc Sư Mới Nhất 2021
-
Đền Lý Quốc Sư - Wikiwand
-
Top 14 đền Lý Quốc Sư
-
Lý Quốc Sư – Ngôi Chùa 900 Tuổi Giữa Phố Phường đông đúc
-
Chùa Lý Quốc Sư (Lý Quốc Sư Tự – Hoàn Kiếm, Hà Nội)
-
Thần Tích Lý Quốc Sư – đại Sư Nguyễn Minh Không - Du Lịch
-
Đền Lý Quốc Sư - Balodi Index
-
Chùa Lý Triều Quốc Sư - Hà Nội 360°