Chửa ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị

Tổng quan bệnh Chửa ở vết mổ

Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có lớp cơ tử cung dày cùng diện tích thích hợp để làm tổ và sinh trưởng.

Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó. Khi mổ đẻ lần đầu, vết sẹo mổ cũ làm cơ tử cung tại đó không thể co giãn và mềm mại như cơ tử cung bình thường. Việc túi thai phát triển tại vị trí cơ bị tổn thương và diện tích chật hẹp hết sức nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, rách vết mổ và dẫn đến sự phát triển không bình thường và nguy cơ sảy thai cao.

Nguyên nhân bệnh Chửa ở vết mổ

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là do sai sót trong quá trình di chuyển và làm tổ của phôi thai làm trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó cho nên không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người bệnh có thể phòng tránh bằng việc đi kiểm tra thai nhi một cách thường xuyên để phát hiện và có phương hướng để đảm bảo an toàn và bảo tồn tử cung cho người mẹ.

Chửa ở vết mổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Triệu chứng bệnh Chửa ở vết mổ

Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua khám thai định kỳ nên hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi đã xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức.

Một số biểu hiện có thể xuất hiện như: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo. Trường hợp người bệnh số lần mổ đẻ càng cao thì nguy cơ mắc chửa ở vết mổ càng cao.

Đối tượng nguy cơ bệnh Chửa ở vết mổ

Mặc dù đây là một bệnh lý với biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên đây lại là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1% mắc phải trên các phụ nữ mang thai sau lần mổ đẻ đầu tiên. Vì vậy đối với các lần mang thai tiếp theo của bệnh nhân đã mổ đẻ lần đầu cần đi khám và kiểm tra một cách thường xuyên và kỹ càng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chửa ở vết mổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chửa ở vết mổ

Việc chẩn bệnh chửa ở vết mổ dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Các phương pháp chẩn đoán gồm:

  • Thăm khám kỹ các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm thai kiểm tra vị trí làm tổ của thai để phát hiện bệnh. Nếu người bệnh mắc chửa tại vết mổ đẻ cũ sẽ thấy trên hình ảnh siêu âm.
  • Buồng tử cung trống cùng với không thấy có túi ối trong buồng tử cung.
  • Tim thai sẽ nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bàng quang.
  • Có sự phân bố mạch máu quanh túi thai kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai.
  • Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai.

Các biến chứng xảy ra:

Chửa ở vết mổ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp như vỡ tử cung, băng huyết và có thể gây tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh Chửa ở vết mổ

Người bệnh mắc chửa ở vết mổ phải chấp nhận việc bỏ thai theo nguyên tắc điều trị. Nguyên tắc điều trị: lấy khối thai ra trước khi vỡ và bảo tồn khả năng sinh sản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc trên từng người bệnh.

  • Nạo, hút thai, nong thai: Sử dụng trong trường hợp thai còn nhỏ, chưa xâm lấn sâu vào vết mổ đẻ cũ và chưa xảy ra các biến chứng gì. Tuy nhiên việc nạo hút thai dễ gây ra các biến chứng xuất huyết với tỷ lệ cao. Nhân viên y tế sẽ đặt sonde cầm máu vào tử cung cho người bệnh. Trường hợp không cầm được máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để cầm máu.
  • Phẫu thuật: Mục đích để bảo tồn tử cung và lấy khối rau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khi không đáp ứng điều trị nội khoa và do khối rau thai phát triển mạnh làm xâm lấn nhiều khi thai đã phát triển lớn. Ngoài ra phẫu thuật còn thực hiện để cầm máu khi không cầm được máu bằng phương pháp thông thường.

Sau khi thực hiện lấy thai ra ngoài, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị hóa trị liệu với mục đích giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu hủy tế bào rau thai.

Theo dõi và phục hồi sau khi điều trị:

  • Người bệnh sau khi điều trị được nghỉ ngơi thoải mái và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Sau khi xuất viện, người bệnh nghỉ ngơi đồng thời đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.
  • Khuyến cáo người bệnh tránh thai trong vòng 3 năm, không đặt vòng tránh thai. Người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng dữ dội và ra máu âm đạo nhiều. Ở các lần mang thai tiếp theo, người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Vinmec

Từ khóa » Chửa Vết Mổ Tử Cung