Chùa Ôn Lăng Quận 5 Với Tục "đánh Kẻ Tiểu Nhân" Nổi Tiếng - Liengtam

Chùa Ôn Lăng quận 5 còn được người đời biết đến với tên gọi là Chùa Ông Lào, Hội quán Ôn Lăng, hay Chùa Quan Âm. Sau nhiều năm tồn tại, Hội quán Ôn Lăng vẫn giữ cho mình được những nét kiến trúc độc đáo có 1-0-2. Nét độc đáo này tạo nên vẻ đẹp cổ kính, thanh thoát, là một trong những kiến trúc nổi bật giữa cảnh quan đô thị sầm uất của Sài Gòn. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa đặc biệt này nhé!

Mục Lục

  • 1 Chùa Ôn Lăng quận 5 được hình thành như thế nào?
  • 2 Chùa Ôn Lăng thờ ai?
  • 3 Chùa Ôn Lăng nằm ở đâu?
  • 4 Nét độc đáo trong kiến trúc chùa Ôn Lăng quận 5
    • 4.1 Kiến trúc mái chùa
    • 4.2 Kiến trúc tổng thể
    • 4.3 Kiến trúc bên trong
  • 5 Những phong tục độc đáo tại Hội quán Ôn Lăng

Chùa Ôn Lăng quận 5 được hình thành như thế nào?

Chùa Ôn Lăng quận 5 – Ngôi chùa với những nét kiến trúc độc đáo có 1-0-2

Theo tương quyền, vào năm 1787 để quản lý, thu thuế cũng như giải quyết tốt các vấn đề nội bộ Nguyễn Ánh cho phép dân người Hoa có cùng phương ngữ lập các ban hội. Mỗi ban đều có trụ sở làm việc riêng và được gọi là hội quán. Trong đó, Hội quán Ôn Lăng (nằm tại Chợ Lớn, quận 5) là trụ sở làm việc của người Hoa gốc ở phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Mỗi khi có dịp đến tham quan Chùa Ôn Lăng quận 5, du khách sẽ thấy có rất nhiều bia đá ghi chép về quá trình hình và phát triển của Hội quán Ôn Lăng. Thế nhưng thông tin về thời gian xây dựng Hội quán lại không có hoặc đã không còn. Do đó, cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa biết chính xác Hội quán được xây dựng từ năm nào.

Có nhiều nguồn tin cho rằng, Hội quán do những người đồng hương từ năm huyện: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) tại Chợ Lớn cùng nhau xây dựng nên từ năm 1740.

Căn cứ theo nội dung được ghi trên bia đá lập năm 1869 thì người Hoa xưa lập Hội quán với mục đích bàn việc công, thờ thần cũng như qua sự cúng tế mà tương trợ đồng hương, chỉnh đốn phong tục.

Đến nay Hội quán Ôn Lăng đã trải qua nhiều lần trùng tu. Theo đó, năm 1828, Đổng sự hiệu Thái Nguyên Hưng trong ban đã quyên góp được một vạn quan tiền dùng để trùng tu Hội quán. Đến năm 1867, Hội quán được trùng tu lần thứ hai và đến năm 1869 thì hoàn tất. Ngoài ra, còn vài lần trùng tu sau đó được thực hiện vào những năm 1897, 1993, 1995 (Căn cứ nội dung được ghi trên bia đá lập năm 1869).

Ngày 30/12/2002, Hội quán Ôn Lăng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT.

Chùa Ôn Lăng thờ ai?

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị thần được thờ chính tại Hội quán Ôn Lăng. Ngoài ra, người dân còn thờ thêm Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu buôn may bán đắt, cầu bình an, sức khỏe cho gia tộc thịnh vượng. Đây cũng lý do vì sao về sau Chùa Ôn Lăng còn được gọi là Chùa Quan Âm.

Bên cạnh đó, Chùa Ôn Lăng cũng thờ thêm nhiều vị thần tiên khác với khoảng 16 vị theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa, do cộng đồng người dân địa phương thống nhất lập nên.

Không những vậy, chùa còn thờ phụng thêm một số vị thần gian khác, như Tề Thiên Đại Thánh, Bao Công Văn Xương Đế Quân, 18 vị La Hán, Địa mẫu Nương Nương, Thiên Phụ Gia Gia,v.v.

Chùa Ôn Lăng nằm ở đâu?

Chùa Ôn Lăng tọa lạc tại số 12 Lão Tử, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Hội quán Ôn Lăng là một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích kiến trúc Trung Hoa. Chùa nằm ở vị trí trung tâm thành phố nên sẽ rất thuận để du khách di chuyển đến đây tham quan.

Theo đó, để đi đến Chùa, du khách có thể đi từ phố đi bộ Nguyễn Huệ theo đường Nguyễn Thị Minh Khai qua bùng binh rồi rẽ vào đường Hùng Vương rồi đến Hồng Bàng. Tiếp đến, bạn rẽ trái ở Ngã tư Châu Văn Liêm rồi tiếp tục rẽ trái vào đường Lão Tử là đến được với Chùa Ôn Lăng.

Giờ mở cửa của Chùa Ôn Lăng là từ 6 giờ 15 phút sáng 17 giờ 00 phút. Riêng ngày 30 Tết, chùa sẽ đóng cửa từ 11 giờ để dọn đẹp và chuẩn bị đón du khách đến đây cúng bái vào ngày mùng 1 tết. Ngày mùng 1 tết chùa sẽ mở cả ngày để phục vụ cho nhu cầu đi lễ của người dân.

Nét độc đáo trong kiến trúc chùa Ôn Lăng quận 5

Từ đầu thế kỷ XIX, Hội quán Ôn Lăng được biết đến là một trong những công trình kiến trúc độc đáo. Bằng những kỹ thuật đặc biệt đã tạo cho Hội quán có hình dáng một chiếc thuyền rồng, mang đậm kiến trúc của vùng đất Phúc Kiến (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, các phù điêu, tượng rồng bằng gốm hoặc ghép bằng các mảnh gốm gắn trên đầu đao, đỉnh mái, v.v. cũng là những trang trí đặc biệt mà ta thấy chỉ riêng ở Hội quán Ôn Lăng. Vì vậy, người ta coi Chùa Ôn Lăng là một ngôi chùa vô cùng đặc biệt với những nét cấu trúc độc đáo có 1-0-2.

Kiến trúc mái chùa

Kiến trúc đền miếu cổ Trung Hoa gồm khung chịu lực bằng gỗ kết hợp với mái lợp ngói ống, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa thành bằng gốm, đường bờ nóc uốn cong chân mái chùa Ôn Lăng mang đậm nét phong cách kiến trúc của người Phúc Kiến.

Kiến trúc tổng thể

Chùa Ôn Lăng được xây dựng với khuôn viên 1.800m2 với mặt bằng tổng thể của chùa gồm một khối nhà hình chữ nhật ở giữa trong đó bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện cùng với đó là ba dãy nhà vuông góc với nhau tạo nên một hình chữ U bao quanh khối nhà ở giữa.

Hai dãy nhà dọc vừa là nơi bố trí gian thờ, vừa là trụ sở làm việc. Dãy nhà nằm ngang dùng để làm hậu điện. Cuối dãy nhà bên trái có cầu thang dẫn lên lầu.

Ngoài ra, một điểm độc đáo trong kiến trúc của Chùa Ôn Lăng cho thấy sự khác biệt với các hội quán người Hoa đó là sân của chùa Ôn Lăng khá hẹp. Cùng với đó là đầu mái tiền điện hơi thấp nên khi đến đây, từ sân du khách có thể nhìn thấy các lân phượng, tượng lưỡng long tranh châu và mô hình tòa thành cùng các tượng gốm người, vật,v.v. trên nóc mái.

Kiến trúc bên trong

Kiến trúc bên trong của chùa Ôn Lăng là sự kết hợp của nhiều bộ môn như điêu khắc, hội họa, trang trí một cách hài hoà, đa dạng và phong phú. Ngoài ra, bởi tại chùa có rất nhiều bàn thờ nên có thể thấy số lượng tượng được thờ trong chùa cũng lớn hơn rất nhiều so với các hội quán khác.

Tượng thờ ở đây được tạc chân phương và tô màu trang trí theo quy ước. Đặc biệt, tinh thần và phong cách của các vị thần thánh đều được các nghệ nhân thể hiện thông qua nét mặt và dáng vẻ toàn thân. Do đó, các bức tượng này tạo nên sự gần gũi với người đến chiêm bái. Ví dụ, như Quan Công mặt đỏ có Quan Bình, Châu Xương theo hầu, bà Thiên Hậu có nét mặt phúc hậu ngồi trên ngai, Ngọc Hoàng tay cầm hốt,v.v.

Bên cạnh đó, các phù điêu gỗ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc trang trí. Hai loại chạm nổi và chạm lộng được thếp vàng tạo nên vẻ lộng lẫy, kiêu sa. Đặc biệt là kỹ thuật chạm trổ được thể hiện trên tàu mái, đầu bẩy, bẩy hiên, cốn v.v. cùng với các linh vật như long, lân, quy, phụng; dây hoa bông sen và các điển tích Trung Hoa.

Cặp sư tử đá chầu (khắc vào năm 1869) được đặt hai bên cửa và một số hiện vật khác như đại hồng chung (được đúc năm Ất Dậu – 1885) cũng là một trong những tác phẩm điêu khắc đặc sắc của Chùa Ôn Lăng. Những tác phẩm này đã tạo cho chùa Ôn Lăng giá trị nghệ thuật đi cùng năm tháng.

Những phong tục độc đáo tại Hội quán Ôn Lăng

Ngoài việc được biết đến là ngôi chùa mang những nét cấu trúc độc đáo có 1-0-2, Hội quán Ôn Lăng còn có nhiều phong tục lễ bái khá độc đáo, thú vị. Một trong số đó là tục “đánh kẻ tiểu nhân”.

Theo đó, người dân thực hiện tục “đánh kẻ tiêu nhân” bằng cách dùng giày dép đập liên tục vào hình nhân (người) bằng giấy dưới đất tượng trưng cho những điều xấu, để chúng không dám hại người nữa.

Có thể nói, Chùa Ôn Lăng quận 5 là một trong những ngôi chùa hiếm hoi có tục “đánh kẻ tiểu nhân”. Tục này được thực hiện trước bàn thờ Ông Hổ, thường diễn ra vào ngày mùng 5, mùng 6 tháng 3 dương lịch hằng năm.

Vật cúng được sử dụng phổ biên trong tục “đánh kẻ tiểu nhân” là những trái quýt và bánh bao theo số chẵn, có in chữ Phước và Đại Phát màu đỏ. Phía chính điện bàn thờ được người dân cúng bằng thịt heo sống.

Ngoài ra, Chùa Ôn Lăng còn được biết đến là ngôi chùa cầu duyên có tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến cầu duyên, ngoài bánh trái thì du khách sẽ phải mua thêm cuộn chỉ đỏ, bên trên được cắm kim đã luồn sợi sẵn rồi đặt tại bàn thờ Hoa Phấn phu nhân để cầu thần ban duyên.

Ngày nay, không chỉ riêng người Phúc Kiến mà đông đảo người Hoa, du khách trong và ngoài nước đến chùa Ôn Lăng để bày tỏ niềm tin vào các thần thánh, cũng như chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu lịch sử văn hóa của Sài Gòn xưa.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chùa Ôn Lăng, hi vọng có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về ngôi chùa đặc biệt này. Nếu chưa từng đến đây hãy thử một lần, đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị của bạn.

Rate this post

Từ khóa » Chùa On Lăng Linh Thiêng