Những Ngôi Chùa Linh Thiêng Nổi Tiếng ở Lạng Sơn
Có thể bạn quan tâm
Tín ngưỡng - Tâm linh
Những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Lạng SơnNhững ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Lạng Sơn Hhành hương về Lạng Sơn trong những ngày đầu năm mới,đây là những ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng không thế không đến một lần trong đời. Chùa Tam Thanh Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng. Trải qua thăm trầm lịch sử, chùa Tam Thanh dần được biết đến hơn cả bởi tính linh thiêng, ẩn chứa những giá trị văn hóa nghệ thuật và tọa lạc trong lòng một ngôi động đẹp. Nơi đây vẫn còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ khác nhau. Trong đó, nổi bật là tấm bia số 4 có niên đại cổ nhất gọi là bia Ma Nhai, vốn được tạo tác vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo thắng cảnh chùa Tam Thanh. Chùa Tam Thanh là ngôi chùa khá nổi tiếng ở Lạng Sơn. (Ảnh: Mytour) Chùa Tam Thanh có một tượng Phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Mạc (thế kỷ XVI – XVII) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 2.02m, lộng 0.65m, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ. Ngoài ra, chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp. Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Giêng hằng năm với nhiều nghi lễ đặc sắc: Rước kiệu, thỉnh chuông, đánh trống khai hội, dâng hương, tế lễ trong chùa tại cung Thánh Mẫu, tụng kinh Phật tại cung Tam Bảo. Cùng với đó là các trò chơi dân gian, chương trình văn hóa văn nghệ: múa sư tử, hát dân ca… Đền Mẫu Đồng Đăng Đền Mẫu Đồng Đăng tọa lạc ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên gọi khác là “Đồng Đăng linh tự”. Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, nơi đây còn thu hút du khách bởi đền Mẫu, một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên đỉnh núi. Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào mồng 10 tháng giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an. Dịp đầu năm, đền Mẫu Đồng Đăng thu hút đông đảo khách thập phương về viễn cảnh, lễ bái cầu cho năm mới nhiều may mắn, tài lộc. (Ảnh: denchua.nhadatso.com) Vào ngày chính hội, hàng chục nghìn du khách từ khắp nơi (đặc biệt là khách Trung Quốc) cùng đến đây để dự lễ, tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống, nhiều du khách trong nước nhân dịp này đã kết hợp tham gia các tuor du lịch quốc tế (Trung Quốc). Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời nào đền Mẫu Đồng Đăng cũng được nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đã mang diện mạo khác hẳn, tường bao hoa văn đẹp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền, ghế đá, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học. Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác. Thấp thoáng phía sau Tam bảo, một tòa tháp tráng lệ đang được hoàn thiện, như một minh chứng cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tuor du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh… Đền Bắc Lệ Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn. Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế... Du khách hành hương về đên Bắc Lệ. (Ảnh: Hotdeal.vn) Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Tuy nhiên, vào dịp đầu năm, đền Bắc Lệ cũng thu hút một lượng lớn khách thập phương về hành hương, chiêm bái. Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước… Không khí của buổi lễ hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng với những điệu nhạc và những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền, người dân ở đây tin rằng điệu múa sẽ đem lại may mắn và bình an. Đền Kỳ Cùng Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa. Nhưng sau đó, đền Kỳ Cùng thờ ông Tuần Tranh. Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn ải biên thùy. Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Đền Kỳ Cùng là nơi thờ thần sông nước. (Ảnh: Wikipedia) Trong đền có bến đá Kỳ Cùng là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong "Trấn doanh bát cảnh" xưa Ngô Thì Sỹ gọi với cái tên Kỳ Cùng thạch độ. Sở dĩ như vậy là vì theo sử sách chép lại, ngày xưa bất cứ cuộc hành quân hay cuộc hành trình nào của các sứ giả qua lại Trung Quốc cũng đều phải qua nơi nay. Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ. Chùa Tiên - Giếng Tiên Chùa Tiên thường gọi là chùa Song Tiên, tọa lạc ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa nằm ngang chừng núi Đại Tượng (lên 64 bậc cấp), quả núi đá có hình con voi nằm về phía Nam thị xã Lạng Sơn, cách cầu Kỳ Cùng khoảng 500m, trên đường đi Mai Pha. Sự tích của chùa qua các chuyện kể dân gian đều tập trung vào Ông Tiên ngự trên núi, đã dẫm chân xuống đá biến thành giếng Tiên có đầy nước trong vắt cho dân làng dùng trong những năm hạn hán. Có truyền thuyết khác kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá... Khung cảnh Yên Bình tại chùa Tiên. (Ảnh: Mytour) Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa trước đây ở cạnh giếng Tiên do dân làng Phai Luông lập vào thời Lê Hồng Đức (1460 – 1497). Sau đó, chùa bị hư hại, mới chuyển vào động núi Đại Tượng. Chùa gắn với truyền thuyết Tiên Ông giúp dân làng nguồn nước để sinh hoạt. Chùa nằm trong động, chính giữa thờ chư Phật, Bồ tát. Cung bên phải thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, cung bên trái thờ Thánh Mẫu. Động còn giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ ghi trên bia đá bài Trấn doanh bát cảnh (tám cảnh đẹp của xứ Lạng). Lễ hội chùa Tiên hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng (âm lịch). Năm 1992, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Vũ Vũ (TH) / Tin nhanh Online Nguồn: Báo Lạng Sơn |
Chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.
Trải qua thăm trầm lịch sử, chùa Tam Thanh dần được biết đến hơn cả bởi tính linh thiêng, ẩn chứa những giá trị văn hóa nghệ thuật và tọa lạc trong lòng một ngôi động đẹp. Nơi đây vẫn còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ khác nhau. Trong đó, nổi bật là tấm bia số 4 có niên đại cổ nhất gọi là bia Ma Nhai, vốn được tạo tác vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo thắng cảnh chùa Tam Thanh.
Chùa Tam Thanh là ngôi chùa khá nổi tiếng ở Lạng Sơn. (Ảnh: Mytour)
Chùa Tam Thanh có một tượng Phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê – Mạc (thế kỷ XVI – XVII) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề.
Tượng cao 2.02m, lộng 0.65m, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ. Ngoài ra, chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp.
Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Giêng hằng năm với nhiều nghi lễ đặc sắc: Rước kiệu, thỉnh chuông, đánh trống khai hội, dâng hương, tế lễ trong chùa tại cung Thánh Mẫu, tụng kinh Phật tại cung Tam Bảo. Cùng với đó là các trò chơi dân gian, chương trình văn hóa văn nghệ: múa sư tử, hát dân ca…
Đền Mẫu Đồng Đăng
Đền Mẫu Đồng Đăng tọa lạc ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên gọi khác là “Đồng Đăng linh tự”. Đồng Đăng không chỉ nổi tiếng bởi phố Kỳ Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh, nơi đây còn thu hút du khách bởi đền Mẫu, một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên đỉnh núi.
Lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng được tổ chức vào mồng 10 tháng giêng hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến đây thưởng ngoạn nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Lạng. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.
Dịp đầu năm, đền Mẫu Đồng Đăng thu hút đông đảo khách thập phương về viễn cảnh, lễ bái cầu cho năm mới nhiều may mắn, tài lộc. (Ảnh: denchua.nhadatso.com)
Vào ngày chính hội, hàng chục nghìn du khách từ khắp nơi (đặc biệt là khách Trung Quốc) cùng đến đây để dự lễ, tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống, nhiều du khách trong nước nhân dịp này đã kết hợp tham gia các tuor du lịch quốc tế (Trung Quốc).
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời nào đền Mẫu Đồng Đăng cũng được nhân dân góp công, góp của tôn tạo. Đến nay, ngôi đền đã mang diện mạo khác hẳn, tường bao hoa văn đẹp mắt; cây cối xanh rì tỏa mát cả sân đền, ghế đá, biển chỉ dẫn được sắp đặt gọn gàng, khoa học. Du khách khi đến thắp hương, vãn cảnh không phải bận tâm, bực mình vì gặp cảnh ăn xin đeo bám, không có cảnh xem quẻ, bói toán lộn xộn như ở một số đền chùa khác.
Thấp thoáng phía sau Tam bảo, một tòa tháp tráng lệ đang được hoàn thiện, như một minh chứng cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất miền biên ải. Ngày nay, đền Mẫu Đồng Đăng còn là một điểm dừng chân trong tuor du lịch từ các tỉnh đến Lạng Sơn, đi cửa khẩu Tân Thanh và chợ Đông Kinh…
Đền Bắc Lệ
Bắc Lệ là một ngôi đền cổ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Không ai biết rõ đền xây dựng vào thời gian nào mà chỉ căn cứ vào văn bia năm 1919 rằng trước đó đền là một am nhỏ thường hay bị hỏa hoạn.
Được sự cúng tiến của một mạnh thường quân người Hải Phòng, đền Bắc Lệ được xây dựng thành một ngôi nhà ba gian theo phong cách nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Sau này qua nhiều lần tu bổ nhưng ngôi đền vẫn giữ được dáng vẻ cổ truyền kết hợp với các yếu tố hiện đại cùng nhiều di vật cổ: mười chín bức tượng lớn nhỏ làm bằng gỗ mít, hoành phi câu đối chạm trổ tinh tế...
Du khách hành hương về đên Bắc Lệ. (Ảnh: Hotdeal.vn)
Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Ngoài ra, được suy tôn trong đền còn có Chầu Bé – một nhân vật có thật người vùng Bắc Lệ, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Tuy nhiên, vào dịp đầu năm, đền Bắc Lệ cũng thu hút một lượng lớn khách thập phương về hành hương, chiêm bái.
Lễ hội đền Bắc Lệ bao gồm các phần lễ chính: lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước… Không khí của buổi lễ hòa trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng với những điệu nhạc và những trang phục rực rỡ sắc màu của điệu múa sanh tiền, người dân ở đây tin rằng điệu múa sẽ đem lại may mắn và bình an.
Đền Kỳ Cùng
Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa. Nhưng sau đó, đền Kỳ Cùng thờ ông Tuần Tranh. Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn ải biên thùy.
Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch.
Đền Kỳ Cùng là nơi thờ thần sông nước. (Ảnh: Wikipedia)
Trong đền có bến đá Kỳ Cùng là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong "Trấn doanh bát cảnh" xưa Ngô Thì Sỹ gọi với cái tên Kỳ Cùng thạch độ. Sở dĩ như vậy là vì theo sử sách chép lại, ngày xưa bất cứ cuộc hành quân hay cuộc hành trình nào của các sứ giả qua lại Trung Quốc cũng đều phải qua nơi nay.
Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ.
Chùa Tiên - Giếng Tiên
Chùa Tiên thường gọi là chùa Song Tiên, tọa lạc ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa nằm ngang chừng núi Đại Tượng (lên 64 bậc cấp), quả núi đá có hình con voi nằm về phía Nam thị xã Lạng Sơn, cách cầu Kỳ Cùng khoảng 500m, trên đường đi Mai Pha.
Sự tích của chùa qua các chuyện kể dân gian đều tập trung vào Ông Tiên ngự trên núi, đã dẫm chân xuống đá biến thành giếng Tiên có đầy nước trong vắt cho dân làng dùng trong những năm hạn hán. Có truyền thuyết khác kể về hai ông Tiên ngồi đánh cờ đến sáng không về trời, đã hóa đá...
Khung cảnh Yên Bình tại chùa Tiên. (Ảnh: Mytour)
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa trước đây ở cạnh giếng Tiên do dân làng Phai Luông lập vào thời Lê Hồng Đức (1460 – 1497). Sau đó, chùa bị hư hại, mới chuyển vào động núi Đại Tượng. Chùa gắn với truyền thuyết Tiên Ông giúp dân làng nguồn nước để sinh hoạt.
Chùa nằm trong động, chính giữa thờ chư Phật, Bồ tát. Cung bên phải thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, cung bên trái thờ Thánh Mẫu. Động còn giữ bút tích của Ngô Thì Sĩ ghi trên bia đá bài Trấn doanh bát cảnh (tám cảnh đẹp của xứ Lạng).
Lễ hội chùa Tiên hàng năm vào ngày 18 tháng Giêng (âm lịch). Năm 1992, chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Vũ Vũ (TH) / Tin nhanh Online
Nguồn: Báo Lạng Sơn
Trở về đầu trang du lich lang sonhanh huong lang sonnhung ngoi chua linh thieng o lang son0 Tổng số: | ||||||||||
|
Các tin khác
- Đền Chóa, Yên Phong thờ phụng Tam vị Thủy Thần thời Hồng Bàng
- Chân Lạc, một làng quê đậm trầm tích văn hóa
- Bắc Ninh dự kiến chi 5,8 tỉ đồng tu bổ di tích đình Đình Tổ
- Tuồng Huế “bước ra phố”: Di sản hòa nhịp cùng Lễ hội
- Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch
- Tuyệt đẹp ngôi chùa hơn 400 năm tuổi mùa hoa gạo tháng Ba
- Cụm di tích miếu và chùa Trung Hành
- Đình Lệ Tảo, Kiến An thờ phụng thần Bạch Mã và Bạch Thiên Quan Cán Trúc Chi Thần
- Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
- Đình Thượng Hiệp, Phúc Thọ, thờ phụng Bạch Hạc Long thần Đại vương thời Hùng Vương
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
| |||||||
|
Tin đọc nhiều
- Miếu Ngư Ông và nghĩa trang Cá voi ở Cẩm Xuyên,...
Tọa lạc tại thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Miếu Ngư Ông là...
235 - Ngư Linh Miếu, thờ phụng Đức Cá Ông, Đức Cá Bà ở...
Đến làng biển xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hỏi về Ngư Linh Miếu, thờ...
223 - Donghai Airlines mở đường bay Thâm Quyến (Trung...
Ngày 31/10, lãnh đạo Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, hãng hàng...
206 - Don Quảng Ngãi - Đặc sản dân dã của xứ núi Ấn,...
Mang hương vị mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn, con don Quảng Ngãi là...
205 - Đình Tiền Lệ, nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời...
Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, được...
192
- Trang thông tin du lịch - Email: didulich.net@gmail.com
Từ khóa » Chùa On Lăng Linh Thiêng
-
Ngôi Chùa Nổi Tiếng Với Tục 'đánh Kẻ Tiểu Nhân' - VnExpress Du Lịch
-
Chùa Ôn Lăng Quận 5 Với Tục "đánh Kẻ Tiểu Nhân" Nổi Tiếng - Liengtam
-
Chùa Ôn Lăng (Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) - Đánh Giá
-
Chùa Ôn Lăng | Ngôi Chùa Người Hoa Linh Thiêng Bậc Nhất Sài Gòn
-
5 Chốn Cầu Duyên Linh Thiêng ở Sài Gòn - Photos & Travel
-
Chùa Ôn Lăng 300 Tuổi ở Quận 5 | An Vietnam
-
Chùa Ông Quận 5 - Ngôi Chùa 300 Năm Tuổi LINH THIÊNG Bậc Nhất
-
Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng Về Cầu Duyên - Hànộimới
-
Chùa Hà – Nơi Linh Thiêng Về Cầu Tình Duyên - Nguoi Viet
-
Khám Phá Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Linh Thiêng Cổ Kính Nhất ...
-
Chùa Quan Âm - Hội Quán Ôn Lăng Với Lịch Sử Hơn 300 Tuổi
-
Top 8 Ngôi Chùa Cầu Duyên Ở Sài Gòn Linh Thiêng Nhất
-
25 Ngôi Chùa ở Sài Gòn LINH THIÊNG Và ĐẸP Nhất
-
Linh Thiêng Chùa Ông ở Sài Gòn