CHÙA ÔNG NÚI CÁT TIẾN BÌNH ĐỊNH - DANH THẮNG THIÊN LIÊNG
Có thể bạn quan tâm
Chùa Ông Núi do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) sáng lập năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hoà thứ 5 thời vua Lê Hy Tông (theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì chùa thành lập năm 1702 niên hiệu Chánh Hoà thứ 11). Thầy trò “tu thiền quán nơi hang đá. Trước mặt có một suối nước từ chóp núi đổ xuống, nên hang đá mang tên “Dũng tuyền thạch cốc” (hang đá nước xối mạnh). Sau đó thầy Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để đi vào phía Nam tu hành.
Tương truyền, sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, mặc đồ bằng vỏ cây dù mùa đông hay mùa hạ, ung dung tự tại sống bên sườn núi, trong hang đá, chuyên hái thuốc trị bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng gọi là Ông Núi.
Năm Qúy Sửu (1733), Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho Ông Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện trì Đại lão Thiền sư, cho xây lại chùa Dũng Tuyền và đổi tên là Linh Phong.
Khoảng năm 1967, chùa bị bom đạn chiến tranh xóa sạch. Đến năm 1990, chùa mới bắt đầu được xây cất lại. Mái cổ lầu, lợp ngói ống, trên nóc gắn hình lưỡng long tranh châu, nạm sứ. Đôi cột trước điện hình song long cuộn. Chùa Linh Phong với Tượng Phật cao 2,5m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn, đều mới đúc tại chỗ bởi các nghệ nhân từ Huế và công việc tái thiết chùa diễn ra liên tục đến năm 2004 mới hoàn thành như ngày nay.
Chùa ông Núi là di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.
Đứng từ cổng chùa ông núi , nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Bước chân ra khỏi chùa, nhiều du khách sẽ thấy lòng thanh thản và bỗng thấy cõi nhân gian thật hữu tình.
Phía sau chùa chùa ông núi còn có nhiều tháp cổ xen giữa đá núi và những tán cây rừng cổ thụ. Đây là nơi an nghỉ của các vị sư. Đi sâu vào trong núi có nhiều hòn đá chồng lên nhau tạo thành những hình thù kỳ dị và cả những hang đá thâm u. Một số hang có thờ Phật nên ấm áp mùi nhang khói. Có những hang rất rộng, chứa được cả đoàn quân thời chiến. Nhiều hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào. Hang động núi Bà vẫn còn đó nhiều bí mật với khách hành hương.
Đường đến chùa ông núi
Chia sẽ kinh nghiệm : Cẩm Nang du lịch Quy Nhơn
Bình luận
Từ khóa » Chùa ông Núi ở Quy Nhơn
-
Chùa Ông Núi - Ohana Village Đồi Thiền Ven Biển.
-
Đến Chùa Ông Núi Bình Định Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Ngồi Lớn ...
-
Tượng Phật Chùa Ông Núi - Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á ...
-
Chùa Ông Núi Bình Định: Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á
-
Chùa Ông Núi - Ngôi Chùa Có Tượng Phật Lớn Nhất Tại Bình Định
-
Khám Phá Toàn Cảnh CHÙA ÔNG NÚI / CHÙA NỔI TIẾNG NHẤT ...
-
Chùa Ông Núi (Quy Nhơn, Việt Nam) - Đánh Giá - Tripadvisor
-
Chùa Ông Núi Bình Định | Địa Điểm Ngắm Biển Tuyệt Đẹp
-
Lên đến Tượng Phật Chùa Ông Núi Cần đi Bao Nhiêu Bậc Thang?
-
Chùa Ông Núi - Chốn Tâm Linh đẹp Nhất Nhì Bình Định
-
Khám Phá Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất ĐNA Tại Chùa Ông Núi Bình ...
-
Review Du Lịch Tâm Linh Chùa Ông Núi - Linh Phong Thiền Tự Bình ...
-
Chùa Ông Núi Bình Định - Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất ...