Khám Phá Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất ĐNA Tại Chùa Ông Núi Bình ...
Có thể bạn quan tâm
Chùa Ông Núi Bình Định được biết đến là một trong những di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia lâu đời thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Điểm đặc sắc nơi đây đó chính là sự bí ẩn và tâm linh mang vẻ đẹp ma mị lâu đời, nổi bậc nhất là tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á. Để hiểu rõ hơn về điểm đến đặc sắc này, hãy cùng Miền Trung Có Gì? ghé thăm mảnh đất linh thiêng và thanh tịnh này nhé!
1. Đôi nét về chùa Ông Núi Bình Định
Chùa Ông núi ở đâu?
Chùa Ông Núi hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Linh Phong tọa lạc tại thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát của tỉnh Bình Định.
Phía trước của ngôi chùa trông ra đầm Thị Nại, phía sau được tựa lưng vào núi Bà vô cùng vững chắc, xung quanh toàn bộ là cảnh non nước bao la cùng với biển Đông ở phía xa với tiếng sóng vỗ rì rào quanh năm. Nơi đây chính là một vị thế cực kỳ đặc địa theo quan niệm của người xưa thường tương truyền rằng “Tựa Sơn – Vọng Hải”.
Video review chi tiết từ Nếm TV
2. Lịch sử hình thành chùa Ông Núi Bình Định
Tương truyền rằng, chùa Ông Núi chính thức được thành lập vào năm 1702 tại thời của chúa Nguyễn Phúc Chu. Lúc này có một nhà sư mang tên Lê Ban đã ẩn tu tại hang đá ở phía Đông của núi Bà. Tại đó, ông đã gây dựng một chiếc am nhỏ và lấy tên là Dũng Tuyền. Nhà sư Lê Ban quanh năm chỉ tu luyện trên núi, hái thuốc để chữa bệnh cứu người và thường mặc đồ từ vỏ cây.
Dân chúng trong vùng khi đó vô cùng tôn kính ông và gọi ông với cái tên “Ông Núi”. Tại sườn núi phía Bắc hiện nay vẫn còn một hang đá rất to và rộng sâu trong lòng núi, người đời nay hay gọi là hang Tổ. Được biết đây chính là vị trí và Ông Núi đã tu luyện trước đây.
Vào khoảng thời gian 31 năm sau đó, chúa Nguyễn đã ban cho Ông Núi hiệu Tịnh Giác Thiện Trì do vô cùng hâm mộ tài đức của nhà sư này. Đồng thời, chúa Nguyễn còn cho trùng tu lại Dũng Tuyền lớn hơn và lấy cái tên là Linh Phong thiền tự.
3. Đường đi tới chùa Ông Núi Bình Định
Chùa Ông Núi nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng 30 km. Vì thế, du khách có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô tự lái để di chuyển tới đây mà vẫn có thể chủ động thời gian cũng như tiết kiệm nhiều chi phí khác có thể phát sinh.
Tại đường Võ Nguyên Giáp, du khách rẽ trái vào quốc lộ 198, đi thẳng 20km sau đó rẽ phải để vào tỉnh lộ 640, đi khoảng 7km nữa rồi rẽ trái để vào thông Phương Chi, đi thêm 1km là tới chùa Ông Núi.
Với những du khách lần đầu tới chùa còn chưa quen cũng như dễ lạc đường có thể bắt xe bus tuyến số 7 hoặc bắt xe taxi để tới chùa một cách dễ dàng.
4. Có gì khám phá tại chùa Ông Núi Bình Định?
Đối với Chùa Thiên Hưng – Bình Định được ví như Phượng Hoàng Cổ Trấn và được tuyên truyền là nơi lưu giữ ngọc xá lợi của phật Thích Ca Mô Ni mang tính linh thiêng thì chùa Ông Núi Bình Định lại mang vẽ đẹp của sự uy nghiêm mà cổ kính, có bề dày lịch sử lâu đời (thành lập năm 1702), chứng kiến bao cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc Việt Nam.
Có hòn Vọng Phu gắn với truyền thuyết người đàn bà ôm con chờ chồng, có Hòn Chuông – ngọn tháp Chăm bí ẩn ngàn năm tuổi, là vùng đất Tây Phủ Càn Dương với không khí tấp nập, buôn bán sầm uất còn mãi lưu truyền, và nổi bậc nhất chắc có lẽ là Tượng Phật Ngồi lớn nhất Đông Nam Á
4.1 Cảnh đẹp bao quanh chùa
Phía trước chùa là đầm Thị Nại hiện lên với nắng tràn ngập long lanh nước. Hướng mắt về phía Nam và phía Tây chính là hàng loạt các mái nhà san sát cùng đồng lúa xanh rì rào như đang đứng giữa một khoảng trời thật yên bình và rộng lớn.
Du khách muốn tới cổng chùa cần phải leo bộ qua các bậc thềm tam cấp xây bằng đá và xi măng trải dài tới đỉnh núi. Tại đây, du khách hoàn toàn có thể nhìn ngắm toàn bộ bán đảo Phương Mai hùng vĩ.
Bài viết liên quan: Khám Phá Cây Cầu Thị Nại Quy Nhơn Dài Nhất Đông Nam Á
4.2 Hang Tổ – Nơi Ông Núi tụng kinh, niệm Phật hàng ngày
Du khách khi tới chùa không thể bỏ qua địa điểm Hang Tổ trên núi ngay phía sau chùa chỉ cần đi từ Linh Phong Thiền Tự về phía tây. Theo người dân truyền miệng lại, Hang Tổ chính là nơi mà trước đây Ông Núi ngồi thiền, tụng kinh niệm phật hàng ngày.
Hang Tổ nằm tại vị trí ngay sát mép suối với các khối đá tự nhiên che kín cả ba mặt của hang độc đáo. Vào năm 2000, tượng Ông Núi được đặt chính thức tại hang Tổ với chiều cao là 84cm và nhũ bằng vàng do người nghệ nhân tên Lê Ân thực hiện.
4.3 Tượng Phật to nhất Đông Nam Á
Sự hình thành tượng Phật chùa Ông Núi Bình Định.
Tới với chùa Ông Núi, du khách không khỏi trầm trồ và thán phục khi bắt gặp một bức tượng Phật vô cùng lớn tại lưng chừng núi. Bức tượng bắt đầu khởi công vào năm 2009 và hoàn thành vào tháng 11-2017.
Bức tượng được đúc toàn bộ bằng bê tông và cốt thép tại chỗ không phải thực hiện ghép các mảnh với nhau như nhiều bức tượng khác.
Chùa Ông Núi có bao nhiêu bậc Thang?
Tượng Phật chùa Ông Núi có chiều cao 108 m tính cả bệ tượng, đường kính chân tượng rộng 52 m. Bên trên là tượng Đức Phật ngự sừng sững trên một toà sen lớn, dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái .
Bức tượng được đặt tại lưng chừng núi có độ cao 129m so với mực nước biển, tựa lưng với núi Bà hướng mặt ra biển vô cùng hùng vĩ và uy nghiêm. Với độ cao này cũng là một thách thức lớn cho du khách khi phải leo trên dưới 600 bậc thang để có thể đến chiêm ngưỡng được bức tượng Phật to nhất Đông Nam Á.
Một số tượng Phật khác
Bài viết liên quan: Bảo Tàng Quang Trung Quy Nhơn – Nơi Gìn Giữ Lịch Sử Dân Tộc.
4.4 Khuôn viên chùa Ông Núi Bình Định
Đi tới khuôn viên bên trong chùa Ông Núi, con người như chìm vào một chốn linh thiêng ấm áp và bình yên đến vô cùng. Những tán cây cổ thụ rộng lớn cùng vô số những loài hoa xung quanh hồ trong vắt làm cho khuôn viên chùa luôn trong trạng thái dễ chịu và mát mẻ.
Các điện thờ đều được thiết kế một cách rất hiện đại nhưng lại giữ được nét cổ kính, thần khí tạo nên sự hài hòa về tổng thể và toát lên vẻ trang nghiêm vốn có.
4.5 Lễ hội chùa Ông Núi Bình Định
Thông thường vào ngày 24 và 25 tháng Giêng mỗi năm, lượng du khách và người dân lại nô nức hội tụ tại đây để cầu bình an và tài lộc. Đây chính là lễ hội lớn nhất trong năm diễn ra tại chùa mà bất kỳ du khách nào cũng không nên bỏ qua.
4.6 Nghỉ ngơi tại chùa
Vốn là nơi thờ tự để cúng lễ, cầu bình an nhưng du khách khắp nơi tới chùa đều có thể an tâm khi đi xa cần chỗ nghỉ ngơi. Chùa có nhà ăn riêng để du khách dâng hương xong có thể dùng bữa và nghỉ ngơi sau những quãng đường xa xôi tới chùa Ông Núi Bình Định.
Thức ăn ở chùa Ông Núi tất cả là thuần chay được các phật tử đến rất sớm để chuẩn bị và nấu vô cùng tỉ mỉ và công phu. Vì thế, tới với chùa Ông Núi bạn đừng quên bỏ qua những món chay đặc biệt này nhé.
Bên cạnh đó, xung quanh chùa Ông Núi còn có rất nhiều địa điểm check in thú vị để tất cả mọi người có thể lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngoài ra, du khách còn có thể tự do ngồi thư giãn, nghỉ ngơi và đắm mình vào những khung cảnh bình an nơi đây và kết thúc hành trình.
Bài viết liên quan: Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn – Nét Đẹp Kiến Trúc Chăm Pa Cổ
5. Lưu ý khi đến thăm chùa Ông Núi Bình Định
Chùa Ông Núi là một nơi thờ tự linh thiêng, vì thế quý khách tới với nơi đây cũng nên lưu ý về cách ăn mặc của mình để tránh gây sự phản cảm và không phù hợp khi tới chùa.
- Ăn mặc quần áo kín đáo, lịch sự để phù hợp với sự trang nghiêm của nhà chùa
- Nói năng từ tốn, nhẹ nhàng vì tại đây có rất nhiều người
- Không đi cửa chính giữa lúc vào bởi đây là lối dành cho đức Phật.
- Không được phép đặt lễ mặn tại chính điện
- Hạn chế quay phim, chụp ảnh, không đùa cợt quá trớn tại những vị trí linh thiêng như nhà Tổ, tượng Phật chùa Ông Núi hoặc Chánh Điện.
- Tránh đốt vàng mã hay thắp quá nhiều hương gây hại tới không khí chùa cũng như có thể gây cháy nổ.
- Tuyệt đối không xả rác bừa bãi tại chùa, hãy có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường.
- Không thực hiện các hành động: vẽ hay ngồi, gây tổn hại tới những pho tượng trong chùa Ông Núi.
Bài viết liên quan: Thăm Mộ Hàn Mạc Tử ( Quy Nhơn) – Thi Nhân Tài Hoa Nhưng Bạc Mệnh
6. Những thắc mắc của du khách khi đến tham quan tại chùa Ông Núi Bình Định
Chùa Ông Núi nằm ở đâu?
Chùa Ông Núi tọa lạc tại thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát của tỉnh Bình Định.
Lễ hội chùa Ông Núi Bình Định được tổ chức vài thời gian nào?
Hàng năm cứ vào diệp 24 và 25 âm lịch, du khách lại đến tham gia vào lễ hội chùa Ông Núi để thắp hương, cầu tài lộc bình an…
Chùa Ông Núi có bao nhiêu bậc thang?
Với độ cao 108m so với mực nước biển, du khách phải leo khoảng 600 bậc thang để có thể đến được bức tượng Phật chùa Ông Núi.
Kích thước Tượng Phật chùa Ông Núi?
Tượng Phật chùa Ông Núi có chiều cao 108 m tính cả bệ tượng, đường kính chân tượng rộng 52 m.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về điểm đến chùa Ông Núi – Bình Định mà Miền Trung Có Gì? muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nơi đây như một chốn kiệt tác mà thế gian ban tặng giúp người sau có thể tận hưởng và thưởng thức một cách hoàn hảo nhất. Còn chần chừ gì nữa mà không lên kế hoạch và đặt chân tới chốn tiên cảnh này thôi nào.
Từ khóa » Chùa ông Núi ở Quy Nhơn
-
Chùa Ông Núi - Ohana Village Đồi Thiền Ven Biển.
-
Đến Chùa Ông Núi Bình Định Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Ngồi Lớn ...
-
Tượng Phật Chùa Ông Núi - Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á ...
-
Chùa Ông Núi Bình Định: Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất Đông Nam Á
-
Chùa Ông Núi - Ngôi Chùa Có Tượng Phật Lớn Nhất Tại Bình Định
-
Khám Phá Toàn Cảnh CHÙA ÔNG NÚI / CHÙA NỔI TIẾNG NHẤT ...
-
Chùa Ông Núi (Quy Nhơn, Việt Nam) - Đánh Giá - Tripadvisor
-
Chùa Ông Núi Bình Định | Địa Điểm Ngắm Biển Tuyệt Đẹp
-
Lên đến Tượng Phật Chùa Ông Núi Cần đi Bao Nhiêu Bậc Thang?
-
Chùa Ông Núi - Chốn Tâm Linh đẹp Nhất Nhì Bình Định
-
Review Du Lịch Tâm Linh Chùa Ông Núi - Linh Phong Thiền Tự Bình ...
-
Chùa Ông Núi Bình Định - Chiêm Ngưỡng Tượng Phật Ngồi Lớn Nhất ...
-
CHÙA ÔNG NÚI CÁT TIẾN BÌNH ĐỊNH - DANH THẮNG THIÊN LIÊNG