Chùa Ông Núi - Khám Phá Tượng Phật Cao Nhất Đông Nam Á

Chùa Ông Núi là một địa điểm tâm linh nổi tiếng hàng trăm năm mà bạn không thể bỏ qua nếu đã đến Bình Định . Trong sách xưa từng dùng câu “Tựa Sơn – Vọng Hải” để mô tả vị trí của ngôi chùa và còn hàng tá sự tích kỳ bí liên quan đến chùa được truyền tai nhau bao đời nay. Vậy điều gì đặc biệt gì mà chùa Ông Núi lại nổi tiếng và thu hút đến vậy, hãy cùng Basantourist làm một chuyến khám phá địa danh này nhé!

Chùa Ông Núi cách Quy Nhơn bao xa?

Chùa Ông Núi được xây dựng ở địa phận thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tình Bình Định. Chùa cách quảng trường trung tâm thành phố Quy Nhơn gần 30km.

Con đường dẫn đến chùa mới được xây dựng trong thời gian gần đây nên rất dễ đi. Hai bên đường còn  nhiều công trình đang xây dựng dang dở nên quang cảnh còn rất hoang sơ. Bạn có thể dừng lại để chụp hình nhưng hãy chú ý an toàn.

Khám phá những nét đặc sắc của kiến trúc ngôi chùa này nhé
Khám phá những nét đặc sắc của kiến trúc ngôi chùa này nhé

Để thuận tiện cho việc đi đến chùa bạn có thể tham khảo google map mình đặt bên dưới nhéHoặc nếu khoảng đường đi quá xa, hoặc chi phí tự túc bị đội lên, bạn có thể tham khảo các tour du lịch của Basan với nhiều ưu đãi

Khám phá các tour du lịch trọn gói

Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á

Được hoàn thành vào năm 2017, Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi trên lưng chừng dãy núi Bà ở chùa Ông Núi với độ cao 69m trở thành tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Quang cảnh chùa Ông Núi từ trên chùa, một cảnh sắc tuyệt đẹp

Tìm hiểu lịch sử chùa Ông Núi – Hình thành và phát triển

Chùa không chỉ là nơi tu dưỡng mà còn là địa điểm du lịch nỗi tiếng ở Bình Định

Lên đến chùa Ông Núi bao nhiêu bậc thang? Chinh phục độ cao của Chùa

Tượng được xây dựng tại chỗ, đặt lên một tòa sen. Từ dưới chân núi để lên được tới tượng Phật thì phải trải qua 638 bậc thang. Càng đến gần với tượng, bạn sẽ choáng ngợp với sự kỳ vĩ của công trình. Ngoài các bồn trồng cây và hoa, dọc đường đi còn đặt các tượng La Hán có đề tên bên dưới (vì vậy gọi là hành lang La Hán). Đến nay công trình vẫn còn đang hoàn thiện nên trong lòng tượng Phật vẫn còn để trống.

Công trình vĩ đại - Tượng phật ngồi cao nhất Đông Nam Á
Công trình vĩ đại – Tượng phật ngồi cao nhất Đông Nam Á

Điện Vạn Phật – đặt ngay dưới chân tượng Phật ngồi

Điện Vạn Phật (tức là vạn vị phật) có kiến trúc hình tròn, trên trần trang trí bằng hình những cánh hoa sen nở rộ với đèn chuyển các màu sắc khác nhau. Ở chính giữa đặt bức tượng Phật lớn cao 5.4m làm bằng đồng và được mạ vàng bên ngoài, dưới chân tượng là rất nhiều tượng Phật nhỏ khác, phía trước là bàn thờ để dâng hương.

Điện vạn Phật - địa điểm cực đẹp khi đến Chùa Ông Núi
Điện vạn Phật – địa điểm cực đẹp khi đến Chùa Ông Núi

Xung quanh tường thiết kế rất nhiều ô rỗng, đặt vào bên trong là các tượng Phật, tổng cộng có 1438 tượng. Ở dưới mỗi bức tượng Phật đều được đề tên, đó là những người cúng vườn để góp phần xây dựng chùa.

Các tượng phật khác đều rất đặc biệt
Các tượng phật khác đều rất đặc biệt

Chiêm ngưỡng các giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời Đức Phật

Sau khi lễ xong, thường để tỏ lòng thành kính, phật tử sẽ đi quanh tượng Phật ba vòng, gọi là đi Nhiễu quanh tượng Phật. Khi đi quanh điện, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời Đức Phật qua các tranh lớn trên tường: khi sinh ra, khi thành đạo, khi thuyết pháp và khi nhập Niết bàn.

Xung quanh tượng Phật ngồi còn có các công trình khác như học viện Phật giáo, tháp thờ Xá Lợi Phật, Thiền Viện Thiên Hưng,…

Xung quanh tượng phật với nhiều tượng phật khác tại chùa Ông Núi Bình Định
Xung quanh tượng phật với nhiều tượng phật khác

Viếng thăm chùa Ông Núi

Chùa mang tên là Linh Phong, có tên chữ là Linh Phong Thiền Tự, nhưng người dân địa đường quen gọi là chùa Ông Núi từ xa xưa. Đến bây giờ, cái tên chùa Ông Núi được nhiều người biết đến và trở thành tên gọi quen thuộc gần xa.

Những nét đặc sắc của ngôi chùa đang làm say đắm du khách gần xa
Những nét đặc sắc của ngôi chùa đang làm say đắm du khách gần xa

Chặng đường đi lên chùa Ông Núi

Đi qua các cột cổng nằm dưới chân núi là các bậc thang bằng đá, xây dựng quanh co, tựa như con rồng đang lười biếng nằm trườn trên sườn núi. Chặng đường để đến được với chùa khá vất vả, tuy nhiên mỗi người khi đến đây dâng hương đều muốn tự vượt hết các bậc thang để tỏ rõ lòng thành.

Đường đi ngập tràn không khí mát mẻ từ cây cối dọc đường, xuyên qua các tán lá còn thấy được bầu trời cao xanh và biển ở xa xa. Thỉnh thoảng cũng sẽ bắt gặp một vài người bán đồ lưu niệm.

Cổng chính và những bậc thang để lên đến chùa

Cảnh quan chùa Ông Núi

Chùa tọa lạc ở một vị trí thoai thoải trên sườn núi, sau lưng là cả dãy núi vững chãi, trước mặt là biển cả bao la. Từ phía xa đã nhìn thấy được những mái ngói đỏ tươi xen lẫn cây cối xanh mướt của dãy núi Bà hùng vĩ.

Tuy đây không phải là ngôi chùa thuở ban sơ, nhưng trải qua quá trình tu bổ, nơi đây đã được mở rộng và khang trang hơn. Bước chân vào không khí trang nghiêm nơi đây, tin rằng cho dù bất cứ người nào đều sẽ cảm thấy tâm mình trở nên bình lặng hơn, nhẹ nhàng hơn.

Xung quanh tượng phật với nhiều tượng phật khác

Điện thờ chính – Với kiến trúc đặc sắc

Chính điện có mái ngói đỏ cong cong, điểm xuyến thêm các hình thù rồng bay trên đỉnh. Các cột chống đỡ cũng được sơn đỏ, điêu khắc thêm các hình thù công phu.

Trước cửa điện thờ chính có một cái lư hương lớn để người dân đứng vái và thắp hương khi đến đây. Trong điện thờ có một tượng Phật lớn cao 2.5m mang đến sự trang nghiêm, cổ kính.

Kiến trúc độc đáo của các điện ở Chùa Ông Núi

Khuôn viên chùa – Thanh tịnh, yên bình

Trong chùa trồng có nhiều cây cổ thụ to lớn và nhiều loài hoa khác nhau do phật tử ở chùa chăm sóc, bắt gặp nhiều nhất là hoa giấy trồng theo giàn hoặc chậu được đặt khắp nơi trong chùa.

Sau cổng chùa là hồ nước nhỏ trồng hoa sen, chính giữa đặt tượng Quan Âm Bồ Tát. Xung quanh còn có các tượng phật ở đặt ở khắp nơi, mộ tháp và các gian phòng được sử dụng cho nhiều mục đích với nhiều đồ vật mang nhiều dấu vết cổ xưa.

Hồ nước với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, thanh tịnh

Mùi hương khói thoang thoảng trong không khí cùng tiếng gõ chuông càng tăng thêm không khí cổ kính của ngôi chùa.

Hang Tổ – Nét huyền bí độc đáo

Đi qua cây cầu nhỏ ở phía Tây chùa là con đường hoang sơ dẫn lên Hang Tổ. Nơi đây được tương truyền là nơi tu hành của người xây dựng chùa năm xưa – thầy Lê Ban. Mặc dù đường đi hơi cực nhọc, nhưng các biển chỉ dẫn được khắc trên đá sẽ dẫn bạn đến nơi.

Hang tổ – hang rất tâm linh

Đến được với Hang Tổ, bạn sẽ choáng ngợp trước sự kỳ lạ của núi rừng tự nhiên. Các tảng đá to bao quanh, chỉ chừa trống một mặt phía trước như cửa ra vào của một ngôi nhà. Đi xuống hang, bạn sẽ thấy được hai điện thờ và bức tượng Ông Núi trên điện thờ đối diện với cửa hang. Trong hang luôn có sư thầy túc trực để trông coi, sắp xếp bàn thờ và hướng dẫn cho những người đến đây thắp hương xin phước lành. Cho nên, dù bạn không hiểu nên làm thế nào thì cũng đừng quá lo lắng vì đã có người hướng dẫn.

Điện Âm Phủ và dòng nước “thánh”

Sát cạnh đó có một hang rất sâu, gọi là Điện Âm Phủ. Hang này rất sâu và nguy hiểm nên đã được bịt kín lại. Nơi đây cùng với Hang Tổ là một chứng tích lịch sử quý giá được giữ gìn cẩn thận.

Đứng bên cạnh hang bạn có thể nghe được âm thanh róc ránh của tiếng suối chảy, tuy nhiên đường đi tới chỗ có nước rất khó đi, phải trèo qua các tảng rất nguy hiểm. Nếu bạn muốn thấy được chỗ có nước, hãy tìm một người biết dường để dẫn bạn đi nếu không bạn rất dễ bị lạc hay gặp nguy hiểm trong lúc đi qua các tảng đá chông chênh. Vì nước ở trên núi cao chảy qua các khe đá nên nước đặc biệt trong vắt, mát lạnh và có vị ngọt tự nhiên.

Cũng  không biết đường dẫn của suối ra sao, nhưng một cách huyền diệu nào đó lại thấy nó xuất hiện ở dưới ngôi chùa. Vì vậy người đến viếng chùa thường xin nước này uống để xin phước lộc từ Ông Núi.

Quang cảnh chùa Ông Núi từ trên chùa, một cảnh sắc tuyệt đẹp
Quang cảnh chùa Ông Núi từ trên chùa, một cảnh sắc tuyệt đẹp

Khung cảnh thiên nhiên nhìn từ trên cao

Nhưng điều khiến du khách phải trầm trồ lên là khung cảnh cả một vùng của đất Bình Định đều đặt trước mắt. Bạn có thể thấy được bên dưới là vô số nhà dân xen lẫn giữa màu xanh của cây cối, xa xa hơn là dải cát vàng chạy theo biển rộng lớn, còn có thể thấy được xa hơn là một phần bán đảo Phương Mai và các cánh quạt điện gió thấp thoáng.

Chùa càng lung linh dưới ánh nắng chiều
Chùa càng lung linh dưới ánh nắng chiều

Lễ hội chùa Ông Núi

Hằng năm vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch sẽ diễn ra lễ hội chùa Ông Núi. Tương truyền rằng Ông Núi rất linh và người đến đây thành tâm cầu nguyện đều được toại nguyện nên dân địa phương luôn đổ xô về dâng hương, cúng lễ mỗi khi đến ngày lễ chùa.

Đến khi công trình tượng Phật ngồi được khánh thành đã thu hút thêm nhiều người từ khắp nơi đổ về viếng Phật, ngắm cảnh và tìm hiểu về công đức của ông Núi.

Khám phá những nét đặc sắc của kiến trúc ngôi chùa này nhé
Khám phá những nét đặc sắc của kiến trúc ngôi chùa này nhé

Chùa Ông Núi không chỉ là một ngôi chùa cổ kính với các sự tích về Ông Núi, hay tượng Phật ngồi hùng vĩ nổi tiếng mà còn là một di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Ngôi chùa đã được truyền qua nhiều đời và luôn là một điểm thờ Phật linh thiêng trong mỗi người dân Bình Định. Hãy dành thời gian đến nơi đây, cầu nguyện cho một năm bình an và lưu lại những kỷ niệm đáng quý chốn linh thiêng nhé!

Từ khóa » Chùa ông Núi Cát Tiến