Chùa Ông Núi - Ngôi Chùa Có Tượng Phật Lớn Nhất Tại Bình Định

Khi đi du lịch tâm linh ở Bình Định chắc chắn không ai không nghĩ ngay đến chùa Ông Núi – một trong những chốn linh thiêng mê hoặc du khách bằng vẻ đẹp tựa tiên cảnh, có tượng phật ngồi hướng ra biển to nhất Đông Nam Á.

1. Tìm hiểu về Chùa Ông Núi hay còn gọi Linh Phong Thiền Tự tại Bình Định

Từ cổ xưa, cái tên Linh Phong đã được nhắc đến trong sách “Đại Nam nhất thống chí” với vị trí đắc địa “Tựa Sơn – Vọng Hải ”: Chùa Linh Phong ở thôn Phương Phi, huyện Phù Cát, lưng dựa vào núi cao (núi Bà), mặt trông ra đầm Biển cạn (tức đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối lượn quanh phong cảnh thật đẹp. Ngày nay, người dân tỉnh Bình Định thường gọi chùa Linh Phong thiên tự với cái tên quen thuộc hơn, đó là chùa Ông Núi và là 1 trong những di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia Việt Nam.

Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi

Đến nay chùa Ông Núi đã qua 12 đời thừa kế và hàng năm đều có lễ hội mang tên chùa Ông Núi vào dịp 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi, cầu nguyện cho một năm mới an lành, thịnh vượng.

Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi

2. Tên gọi Chùa Ông Núi xuất phát từ đâu?

Theo tài liệu của chùa biên soạn năm 2001, chùa do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) sáng lập năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hoà thứ 5 thời vua Lê Hy Tông (theo sách “Đại Nam nhất thống chí” thì chùa thành lập năm 1702 niên hiệu Chánh Hoà thứ 11). Thầy trò tu thiền nơi hang đá. Trước mặt có một suối nước từ chóp núi đổ xuống, nên hang đá mang tên “Dũng tuyền thạch cốc” (hang đá nước xối mạnh). Sau đó thầy Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để đi vào phía Nam tu hành.

Theo một số thư tịch, sư thường xuất hiện trước mắt người dân trong vùng dưới lớp quần áo tự làm bằng vỏ cây rừng nên được “gán” cho danh hiệu “Mộc y Sơn ông” (tức “ông núi mặc áo vỏ cây”). Vì thế cái tên Ông Núi chính là xuất phát từ danh hiệu “Mộc y Sơn ông” mà dân gian dùng gọi bậc chân tu khai tự này.

Bài Viết Liên Quan
  • culaoxanh 27 “Sớm thức dậy ở một nơi xa” với tour du lịch Cù Lao Xanh 2 ngày 1 đêm Tháng Mười 24, 2024
  • 67110417 1739722212838391 3779793686901030912 o Thiên cảnh Hầm Hô – Vùng lâm sơn thủy mộc đẹp nhất đất võ Tây Sơn Tháng Một 10, 2024
  • 77270258 2705784972811061 7612537675878322781 n Những điểm đi dạo cực lãng mạn cho bạn khi đến Quy Nhơn Tháng Mười 16, 2024
  • suối nước nóng 1 Suối nước nóng Hội Vân Phù Cát – Điểm đến mới lạ chỉ dân bản địa mới biết tại Bình Định Tháng Chín 25, 2024
Tượng Phật Thích Ca Chùa Ông Núi
Tượng Phật Thích Ca Chùa Ông Núi

Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào.

3 Chùa Ông Núi ở đâu?

Xuất phát từ trung tâm thành phố Quy Nhơn chạy bằng xe máy một quãng đường dài tầm 30km để đến xã Cát Tiến huyện Phù Cát. Bạn tham khảo đường đi bằng Google Maps đến Chùa Ông Núi. Nếu không quen đường thì bạn nên chọn đi bằng taxi hoặc xe buýt tuyến số 7 (Quy Nhơn – Cát Tiến) để đến chùa Ông Núi

Đường đi khá xa nên bạn cân nhắc nên đi sớm để nếu có mệt thì bạn vẫn có thể nghỉ ngơi trên đường đi. Trên đường đi có những đoạn đèo, đoạn dốc bạn có thể ngắm được biển, sóng xanh đấy

Lưu ý khi đến chùa ăn bận đàng hoàng, lịch sự dù là bạn đến thắp hương hay du lịch vẫn nên tôn trọng nơi linh thiêng nhé!

4. Khám phá vẻ đẹp toàn diện của Chùa Ông Núi

Năm 1888, Ðào Tấn – một nhà văn hóa lớn của nước ta, đã đến cư trú tại Linh Phong thiền – Chùa Ông Núi tự một thời gian. Ông có bài phú đề nơi vách núi:

Một cảnh khói hoa trời tự tạiMười năm hồ hải giấc quy laiÐây học trò lành âu cũng PhậtÐó chùa tên Ông Núi ngỡ chốn Tiên.

Vì thế có thể nói Linh Phong thiền – Chùa Ông Núi tự có một vị trí khá đậm nét trong cuộc đời và sáng tác của danh nhân Đào Tấn. Vị đại thần – bậc hậu tổ của nghệ thuật hát bội ấy – lúc còn làm quan đã từng dốc sức cho sửa sang nâng cấp ngôi chùa. Đào Tấn cũng chính là tác giả bài “Linh phong tự ký” còn được hậu sinh nhắc đến tận hôm nay.

Bên trong Chùa Ông Núi
Bên trong Chùa Ông Núi

Hơn thế nữa, ẩn trong dáng núi ấy còn biết bao dấu ấn lịch sử khác: nào là hòn Vọng Phu ở Vĩnh Hội (xã Cát Hải, Phù Cát) gắn với truyền thuyết về người phụ nữ ôm con đứng ngóng chồng, lâu ngày hóa đá; là đỉnh Hòn Chuông có phế tích tháp Chăm cổ. Thời Tây Sơn, trên vùng đất này có Tây Phủ Càn Dương (thôn Trường Thạnh, xã Cát Tiến) với cảnh buôn bán sầm uất của phủ ly và Hải tấn Nha phiên vẫn còn mãi lưu truyền… Các bạn cùng tìm hiểu những vẻ đẹp xung quanh Chùa Ông Núi sau đây nhé

4.1 Cảnh đẹp xung quanh Chùa Ông Núi có gì?

Đứng trước sân Chùa Ông Núi, phóng tầm mắt ra xa: đầm Thị Nại long lanh nước trải dưới ánh của một ngày nắng đẹp. Phía Tây và Nam là những mái nhà chen giữa đồng lúa xanh. Lại tự nhủ, rằng mình đang đứng ngay trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Bà hùng vĩ (Núi Bà – theo sách xưa chép là Bô Chinh đại sơn, tức là ngọn núi lánh cái chiêng).

Phía trước Chùa Ông Núi
Phía trước Chùa Ông Núi

Để đến được cổng chùa Ông Núi các bạn phải đi bộ lên bằng các bậc thềm tam cấp được xây đúc bằng đá, xi măng trải dài lên tới đỉnh núi. Nếu đi bộ qua hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà khoảng 100m. Ở đây là các bạn đã có thể ngắm nhìn bán đảo Phương Mai được rồi.

4.2 Đường lên Hang Tổ trong Chùa Ông Núi

Từ chánh điện Linh Phong thiền tự, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Đường lên Hang Tổ Chùa Ông Núi
Đường lên Hang Tổ Chùa Ông Núi

Nơi đây, được người dân bản địa truyền miệng đây là nơi ngồi thiền của ông Núi, hàng ngày ngồi tụng kinh niệm phật. Ngày này trong hang Tổ, nhân dân cùng các đệ tử của sư Lê Ban đã đặt bàn thờ cùng với một pho tượng có tên “Mộc Y Sơn Ông” (mang ý nghĩa là Ông Núi mặc áo vỏ cây) để thờ cúng và tưởng nhớ. Và cái tên hay gọi của ngôi chùa Ông Núi bắt đầu từ đấy.

Nơi để tượng Thờ Ông Núi
Nơi để tượng Thờ Ông Núi

Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Tương truyền đây chính là hang đá ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật. Năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được tạo dựng, đặt tại hang Tổ. Tượng ngồi cao 84cm, nhũ vàng, do nghệ nhân Lê Ân thực hiện.

Bên trong hang là những vách đá tự nhiên, tạo nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá, những tảng đá lớn xếp chồng nhau và dựng đứng, phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang qua hang, với độ sâu hơn 5m. Có lẽ vì vậy mà trước đây chùa có tên là “Dũng tuyền thạch cốc” chăng?

Những vách đá Chùa Ông Núi
Những vách đá Chùa Ông Núi

4.3 Những bức tượng đặt tại Chùa Ông Núi

Bước qua cổng tam quan, đặt chân vào trong khuôn viên của chùa dường như là một thế giới mới. Không khí bỗng trở nên trong lành hơn, tâm hồn cũng trở nên thanh tịnh hơn. Trong khuôn viên của chùa được trồng rất nhiều loài cây cổ thụ cùng rất nhiều loài hoa.

Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Những bức tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Tượng Phật Thích Ca tại Chùa Ông Núi
Tượng Phật Thích Ca tại Chùa Ông Núi

4.4 Bức tượng Phật to nhất Đông Nam Á tại Chùa Ông Núi

Tượng Phật được khởi công từ năm 2009 cho đến năm 2016 hoàn thành và đưa vào hoạt động tính ngưỡng cũng như tham quan hành hương. Bức tượng có chiều cao là 69m (đã tính cả phần chân đế của pho tượng). Điều đặc biệt, pho tượng này được đúc hoàn toàn tại bê tông cốt thép tại chỗ chứ không phải ghép các mảnh.

Tượng Phật tại Chùa Ông Núi
Tượng Phật tại Chùa Ông Núi

Hình ảnh tượng đức phật sừng sững cao 69m đang ngự trên một tòa sen lớn được đặt ở lưng chừng núi, cao khoảng 129m so với mặt nước biển trông vô cùng uy nghiêm. Hình ảnh pho tượng tự lưng vào núi Bà, ánh mắt trông ra biển Đông, mang ý nghĩa đức phật luôn che chở bảo vệ đất đai hòa bình cho người dân.

Đường lên tượng Phật
Đường lên tượng Phật

4.5 Bên trong Chùa Ông Núi

Khuôn viên chùa Ông Núi luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng,… và có rất nhiều liễu, hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng, trong vắt. Những điện thờ được thiết kế khang trang mà vẫn giữ được thần khí, những mái ngói đỏ au, nhấp nhô dưới tán cây cổ thụ, những hàng cột thẳng tắp bên hiên chùa và lối đi tạo nên sự trang nghiêm cổ kính. Mùi nhang trầm phảng phất giữa chốn thiền môn khiến lòng người trầm lặng hơn. Từ phía trước Chánh điện chùa với tượng Phật Bà, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Ben trong Chùa Ông Núi
Ben trong Chùa Ông Núi
Chùa Ông Núi - Ảnh: Pika Nguyễn
Không gian rộng rãi và thanh tịnh bên trong khuôn viên chùa – Ảnh: Pika Nguyễn
Chùa Ông Núi - Ảnh: Pika Nguyễn
Kiến trúc độc đáo tạo cho chùa cảm giác nghiêm trang và cổ kính – Ảnh: Pika Nguyễn
Chùa Ông Núi - Ảnh: Pika Nguyễn
Bao bọc xung quanh chùa là những tán cây xanh mát – Ảnh: Pika Nguyễn

5. Hướng dẫn đường đi lên trên Chùa Ông Núi

Từ đường nhựa, đi vào chân núi khoảng vài trăm mét chúng ta sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá có từ hơn ba thế kỷ trước. Những bậc đá được hình thành từ những khối đá lớn xếp chồng lên nhau.

Đường lên chùa cỏ cây, hoa dại mọc chen với đá, đâu đó thoang thoảng mùi hoa dú dẻ thật dễ chịu, những bông lau nghiêng mình trong nắng, thi thoảng có những tán cây lá vàng ươm hoặc đỏ chót trông rất thích thú, những chú dê núi nép mình trong hang đá đứng nhìn như đón chào du khách ghé thăm,… Du khách phải đi bộ hết hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m sẽ thấy cổng tam quan của chùa.

Chùa Ông Núi - Ảnh: Hoa Khá
Cổng chùa từ dưới chân núi Bà – Ảnh: Hoa Khá
Chùa Ông Núi - Ảnh: Hoa Khá
Du khách phải leo hơn trăm bậc thang để lên đến chùa – Ảnh: Hoa Khá

Từ phía trước cổng Tam quan, du khách có thể nhìn thấy dãy núi Bà hùng vĩ, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa.

6. Lễ Hội Chùa Ông Núi thu hút mỗi năm

Mỗi 24 tháng Giêng hàng năm, hàng ngàn người dân và khách du lịch lại hội tụ đông đúc về chùa cầu tài lộc, cầu Bình An. Vì quá đông nên để hướng dẫn và giữ an toàn trật từ cảnh sát giao thông, công an được phân phối để đảm bảo người dân lên chùa đi lễ an toàn

Mọi người tại chánh điện chính của Chùa Ông Núi
Mọi người tại chánh điện chính của Chùa Ông Núi
Mọi người trước cổng chùa bên trong Chùa Ông Núi
Mọi người trước cổng chùa bên trong Chùa Ông Núi
Lễ hội chùa Ông Núi Bình Định Quy Nhơn
Lễ hội chùa Ông Núi Bình Định Quy Nhơn

Ngoài đi lễ thì các vị khách xa đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ xung quanh chùa, những pho tượng Phật đặc biệt là pho tượng lớn nhất Đông Nam Á.

Tượng Phật Thích Ca Chùa Ông Núi
Tượng Phật Thích Ca Chùa Ông Núi

7. Các bạn có thể nghỉ ngơi tại Chùa Ông Núi?

Khi bạn dâng hương hết các nơi tại chùa thì rất nhiều phật tử ở tại nhà ăn đã sẵn sàng nấu nhiều đồ ăn để phục vụ các vị khách gần xa đến đây ăn giỗ. Nên hãy ghé để ăn cũng như nghỉ ngơi quãng đương xa xôi đến với Chùa Ông Núi. Thức ăn chay tại đây được đông đảo phật tử đến sơm để chuẩn bị bạn nên ăn thử vì đồ ăn rất ngon.

Sau khi chiều dần tàn, thì mọi người sẽ bắt đầu ra về. Nếu bạn muốn check in thì xung quanh chùa rất nhiều nơi để bạn lưu giữ kỉ niệm, đặc biệt nhất thì có tượng phật trên đỉnh núi. Trong chùa Ông Núi cũng có những ngôi đình để bạn có thể ngồi vừa thư giãn ngắm khung cảnh nghỉ ngơi một lát để cho hành trình đi về

Một nơi nghỉ yên bình tại Chùa Ông Núi
Một nơi nghỉ yên bình tại Chùa Ông Núi

8. Một số lưu ý cho bạn trước khi đến Chùa Ông Núi

Đi đến những nơi linh thiêng thì các bạn nên chú ý một chút về tác phong ăn mặc của mình nhé để tránh gây phản cảm, không phù hợp với chùa

  • Ăn bận lịch sự, kín đáo
  • Đi nhẹ, nói khẽ vì rất nhiều người
  • Nên giữ đồ kĩ, bỏ trong túi khóa vì sẽ không kiểm soát được tình trạng ăn cắp đồ
  • Không quay phim, vui đùa quá trớn tại các nơi tượng Phật, nhà Tổ, Chánh Điện
  • Không xả rác xuống nền, nhớ bảo mệ môi trường nhé!
  • Tránh các hành động như: vẽ, ngồi, gây tổn hại các pho tượng tại Chùa

Tìm đến chùa Ông Núi như tìm đến sự rốt ráo thanh tịnh, tìm đến lời kinh Pháp Hoa văng vẳng bên tai. Chốn đất Phật của Mộc Y Sơn ông này cũng có thể ví như một kiệt tác. Mà kiệt tác trên thế gian khi có trong tầm tay, thưởng thức chỉ một lần thôi là hết sức phí phạm. Tôi ấn tượng với câu phú của Đào Tấn đọc được ở chùa:

“Một cảnh khói hoa trời tự tại

Mười năm hồ hải giấc quy lai.

Ðây học trò lành âu cũng Phật

Chùa tên Ông Núi ngỡ chốn Tiên…”.

Tú Trinh – Hi!Quynhon.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.vn.

4.7 / 5 ( 4397 bình chọn )

Từ khóa » Chùa ông Núi Cát Tiến