Chùa Quán Sứ – Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Nổi Tiếng Nhất ở Hà Nội

Chùa Quán Sứ – Đây chính là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Hầu hết các phật tử khi đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này. Để hiểu sâu thêm về ngôi chùa linh thiêng này, các bạn đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi.

  • Chùa Đại Bi (Chùa Sét)- Ngôi chùa cổ tứ pháp phật
  • Chùa Tam Thanh – Ngôi chùa ẩn mình trong vẻ đẹp thiên nhiên
  • Chùa Khải Đoan & Những nét đặc sắc thu hút du khách thăm quan

Nội dung bài viết

  • 1. Chùa Quán Sứ ở đâu
  • 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Quán Sứ
  • 3. Đại diện chùa Quán Sứ
  • 4. Chùa quán sứ thờ ai
  • 5. Chùa quán sứ mở cửa đến mấy giờ
  • 6. Đường đi đến Chùa Quán Sứ
    • Tới chùa Quán Sứ bằng phương tiện cá nhân
    • Tới chùa Quán Sứ bằng phương tiện công cộng
  • 7. Những nét kiến trúc độc đáo của Chùa Quán Sứ
    • Tam quan chùa Quán Sứ Hà Nội
    • Chính điện của Chùa Quán Sứ
  • 8. Khung cảnh chùa Quán Sứ
  • 9. Một số đại lễ lớn được tổ chức tại Chùa Quán Sứ
  • 10. Kinh nghiệm đi lễ chùa quán sứ
  • 11. Những điểm du lịch khác gần chùa quán sứ

1. Chùa Quán Sứ ở đâu

Ngôi chùa nằm tọa lạc ngay tại 73 Quán Sứ  trước đây thuộc thôn An Tập,phường Cổ Vũ, huyện Thọ Xương, nay thuộc phố Quán Sứ, Q.Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội.

chùa quán sứ hà nội

Với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, chỉ cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1 cây số du khách hành hương, các phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến nơi đây.

Dù tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính. Không gian thanh tĩnh và vô cùng thiêng liêng không bị xen lẫn với sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị.

Chùa quán sứ là một một trong số ít những ngôi chùa thuộc miền Bắc nước ta có tên gọi và những câu đối được treo trên cửa hay trên tường của chùa đều được viết bằng chữ Quốc ngữ.

Phải chăng chính vì điều này, nơi đây được coi như là trụ sở trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1980.

♻️♻️♻️ XEM THÊM: Chùa Đại Bi

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Quán Sứ

Theo như dân gian truyền tụng lại: Chùa Quán Sứ được xây dựng  vào giữa thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông.

Trước đây, triều đình nước ta thường tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam như Chiêm Thành , Ai Lao, Nam Chưởng và Vạn Tượng.

quan su pagoda

Chính vì vậy, vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị sứ thần khi đến với kinh thành Thăng Long xưa (nay là Thủ đô Hà Nội).

Do các sứ thần từ các nước đều thờ Phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày làm việc và diện kiến vua.

Triều đình đã cho lập một ngôi chùa ngay tại công quán và lấy tên ngôi chùa này cũng là tên của công quán – Đó là Quán Sứ.

Ngày này, công quán không còn nữa nhưng chùa Quán Sứ vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Cũng theo một vài vị giáo sư tiến sĩ khác nghiên cứu về lịch lại cho ra những nghiên cứu chùa được xây dựng dưới thời vua Lê Trang Tông (1533 – 1548); thời Lê Trung Hưng;….

??? NÊN ĐỌC: Chùa Tam Thanh Lạng Sơn thờ ai

3. Đại diện chùa Quán Sứ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chùa Quán sứ được coi là trung ương cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Một trong số đó là vào năm 1934 tổng hội Phật Giáo Bắc Kỳ được thành lập và lấy nơi đây làm văn phòng trụ sở trung ương.

chùa quán sứ ở đâu

Theo năm tháng, nơi đây đã là nơi chứng kiến và diễn ra rất nhiều hoạt động vô cùng quan trọng của hội Phạt giáo Việt Nam.

Từ năm 1980, tổng hội Phật giáo Bắc kỳ được đổi tên thành Giáo hội phật giáo Việt Nam, vẫn chọn chùa Quán Sứ là trụ sở chính cho đến ngày nay.

Nơi đây vẫn là nơi diễn ra mọi hoạt động quan trọng của phật giáo Việt Nam, sự kiện quan trọng nhất đó chính là sự hòa nhập giữa tổ chức Phật giáo nước ta với Phật giáo thế giới.

Ngoài ra, ngày nay nơi đây chính là nơi diễn ra các đại lễ phật đản, thu hút hàng ngàn phật tử đến với nơi đây.

✅✅✅ XEM NGAY: Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

4. Chùa quán sứ thờ ai

Cũng giống như tất cả các ngôi chùa trên thế giới, chùa Quán Sứ là nơi thờ đức phật Thích Ca Mô Ni. Hàng ngày, người dân có thể đến đây để thắp hương cầu nguyện.

Chùa quán sứ thờ ai

Vào những dịp lễ lớn trong năm như tết nguyên đán, lễ phật đản, lễ vu lan,… Chùa thường có rất nhiều hoạt động như: Phóng sinh, cung rước xá lợi,… Để người dân có thể hiểu thêm về những nét đẹp của phật giáo.

??? HƯỚNG DẪN: Đường đi đến chùa Diệu Pháp

5. Chùa quán sứ mở cửa đến mấy giờ

Để đến thắp hương, thờ cúng tại chùa Quán Sứ các phật tử có thể đến từ lúc 6 giờ sáng cho tới 19h cùng ngày.

Tuy nhiên vào các dịp lễ, chùa có thể đóng cửa muộn hơn một chút so với ngày thường.

6. Đường đi đến Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ khá gần so với trung tâm Thủ Đô, rất thuận tiện để bạn di chuyển tới đây thăm quan, lễ phật. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết bạn đọc hướng đi gần nhất để tới được chùa:

  • Tới chùa Quán Sứ bằng phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển đến chùa bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, bạn có thể đi theo hướng sau đây:

Đường đi đến Chùa Quán Sứ

Từ trung tâm hồ Gươm, bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, dọc xuống đường Bà Triệu rồi rẽ phải theo đường Lý Thường Kiệt.

Sau đó, bạn rẽ trái vào đường Quán Sứ, đi thẳng thêm 500m nữa là tới được chùa.

Tổng chiều dài quãng đường chỉ khoảng 3 km, rất thuận tiện cho bạn trong việc đi lại.

  • Tới chùa Quán Sứ bằng phương tiện công cộng

Ngoài việc tới chùa bằng các phương tiện cá nhân, nếu chưa thực sự quen đường, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như Grab, taxi, xe bus,…

Với xe buýt, bạn có thể đến chùa theo các tuyến như:

+ 01: Bến xe Gia Lâm – Bến xe Yên Nghĩa

+ 38: Bến xe Nam Thăng Long – Mai Động

+ 49: Trần Khánh Dư – Khu đô thị Mỹ Đình II

Lưu ý: Khi lên xe bus, bạn nhớ nhắc phụ xe về địa điểm xuống, tránh việc bị đi vượt bến. 

7. Những nét kiến trúc độc đáo của Chùa Quán Sứ

Vì chùa nằm ngay trên phố, phật tử nếu như di chuyển bằng ô tô, xe máy thì nên gửi xe ở phía xa rồi đi bộ vào bên trong chùa.

Đến với nơi đây, ngoài tham gia vào các lễ hội phật giáo lớn nhất Việt Nam, hành hương khấn phật.

 kiến trúc độc đáo của Chùa Quán Sứ

Các du khách và phật tử còn được chiêm ngưỡng tham quan phong cảnh kiến trúc độc đáo của ngôi chùa này.

Ngôi chùa này đã từng được tu sửa theo thiết kế của 2 vị kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng.

  • Tam quan chùa Quán Sứ Hà Nội

Từ ngoài cổng chùa đã toát lên nét cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ.

Không chỉ có vậy, từ những câu đối hay tên của ngôi chùa cũng được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Đây chính là nét độc đáo và đặc sắc riêng của ngôi chùa này.

Đi vào bên trong chùa, với khoảng sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùa.

??? CHIÊM NGƯỠNG: Phật điện trong chùa Giác Lâm

  • Chính điện của Chùa Quán Sứ

Từ sân chính đi lên khoảng hơn chục bậc thềm là tới chính điện.

Tất cả các pho tượng phật tại điện đều được bày trí vô cùng trang nghiêm, tất cả các pho tượng đêì có kích thước lớn được thiếp vàng sáng tạo nên vẻ uy nghiêm.

Chính điện của Chùa Quán Sứ

Từ đây, các phật tử có thể thắp nhang, đặt lễ để cầu phúc.

Đi sâu vào bên trong của điện trên bậc cao nhất là nơi thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật.

Bậc tiếp theo sau đó là tượng Phật A – di – đà ở giữa, 2 bên thờ tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí.

Phía dưới nữa là thờ Phật Thích Ca nằm ở giữa, 2 bên thờ tượng A – Nam – Đà và Ca – diếp. Bậc cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.

??? NẾU LÀ NGƯỜI HÀ NỘI BẮT BUỘC PHẢI BIẾT: Chùa Tảo Sách

8. Khung cảnh chùa Quán Sứ

Phía gian bên phải của điện chính là điện thờ Lý Quốc Sư và 2 thị giả. Gian bên là nơi thờ tượng Đức Ông.

Di chuyển từ chính điện ra đến khu vực phía sau, các phật tử sẽ cảm nhận được không khí trong lành, tĩnh mịch.

chùa quán sứ thờ ai

Cùng chút hương thơm thoang thoảng của hoa đại cùng với khói hương  tạo nên không gian thanh tĩnh, yên bình.

Đi qua khoảng sân, sẽ đến với tòa hậu đường gồm có 3 tầng chính và là nơi thờ vị quốc sư Thiền sư Khuông Lộ. Đây là vị quốc sư vô cùng nổi tiếng dưới triều nhà Lý.

Bên cạnh đó, chùa Quán Sứ còn có hội trường cũng như giảng đường và thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo và là nơi tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử.

Đây chính là địa điểm tham quan, ngắm cảnh không thể bỏ qua sau khi các phật tử đã hành hương tại các điện chính.

Sau khi hành hương, khấn phật tại chùa Quán Sứ, các phật tự có thể di chuyển ra bên ngoài chùa thưởng thức những món ăn chay tịnh tại các quán ăn.

Vì đây là trung tâm của Thành phố, mọi người có thể dễ dàng di chuyển tham quan những địa điểm vô cùng nổi tiếng của Hà Nội: Hồ Gươm, phố cổ Hà Nội, nhà thờ, chợ Đồng Xuân…..

??? KHÁM PHÁ: Kiến trúc chùa Đậu Thường Tin Hà Nội

9. Một số đại lễ lớn được tổ chức tại Chùa Quán Sứ

Hàng năm, cứ khoảng tầm tháng 4 âm lịch tại chùa Quán Sứ thường tổ chức Đại Lễ Phật Đản, đây là sự kiện phật giáo lớn và quan trọng nhất trong năm.

chùa quán sứ lễ giải hạn

Chính vì vậy, hàng năm cứ đến dịp này hàng ngàn phật tự của mọi miền đều mong muốn đến với chùa Quán Sứ để tham gia vào đại lễ.

Đến với Đại lễ Phật Đản được tổ chức tại chùa, các tăng ni phật tử sẽ được tham gia vào dòng người rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, cầu nguyện Quốc thái dân an.

Tham gia vào Lễ Quy y Tam Bảo, thả bóng bay, chim bồ câu cầu nguyện hòa bình…. cùng với rất nhiều hoạt động khác vô cùng ý nghĩa.

✅✅✅ TÌM HIỂU: Đi lễ chùa Cái Bầu nên ăn gì

10. Kinh nghiệm đi lễ chùa quán sứ

Khi đến chùa quán sứ cũng như rất nhiều địa điểm tâm linh khác, bạn cần phải chú ý tới các vấn đề sau đây:

+ Không sử dụng đồ mặn để cúng, lễ. Lễ vật để dâng lên đức phật chỉ là hoa quả, đồ chay.

+  Không ăn đồ mặn tại các khu vực chính điện của chùa.

khu vực thờ lý quốc sư chùa quán sứ

+ Khi vào chùa, bạn cần ăn nói nhẹ nhàng, không nói to, nói tục, gây mất trật tự, ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh trong chùa

+ Ăn mặc kín đáo, gọn gàng, không mặc đồ phản cảm khi vào chùa.

11. Những điểm du lịch khác gần chùa quán sứ

Bên cạnh ngôi chùa trăm năm tuổi Quán Sứ, các tăng ni phật tử có thể đến tham quan, ngắm cảnh, hành hương tại một số ngôi chùa khác: Chùa Láng, Chùa Cầu Đông, chùa Liên Phái, chùa Hà

Đây đều là những ngôi chùa vô cùng linh thiêng, hàng năm có hàng ngàn tăng ni phật tử tìm đến để cầu phúc, cầu duyên….

5 / 5 ( 2 votes )

No related posts.

Từ khóa » Chùa Quán Sứ Có Mở Cửa Không