Chùa Quán Sứ ở đâu? Thời Gian Mở Cửa Cùng Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa
Có thể bạn quan tâm
Vẫn là một ngôi chùa nằm giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, chùa Quán Sứ mang lại cảm giác bình yên đến lạ cho tâm hồn mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây. Chùa Quán Sứ cổ kính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay. Hãy cùng Oản Cô Tâm tìm hiểu thêm những điều thú vị về ngôi chùa này nhé!
NỘI DUNG
Giới thiệu về lịch sử chùa Quán Sứ – biểu tượng của Phật giáo Việt Nam
Chùa Quán Sứ (舘使寺) là ngôi chùa nằm tại số 73 Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Trước đây, địa phận chùa thuộc thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Đến thời vua Lê Thế Tông, triều đình bấy giờ thường tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam tới Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội). Nhà vua đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ tại địa phận phường Cổ Vũ để tiếp đón họ . Được biết sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên trong khuôn viên tòa nhà này có dựng thêm một ngôi chùa để họ có điều kiện hành lễ.
Đến thời Gia Long, khi Thăng Long trở thành Bắc Thành và triều đình nhà Nguyễn dời vào Phú Xuân lập kinh đô mới, ngôi chùa Quán Sứ cũng theo đó mất dần vị trí, trở thành nơi hành lễ cho quân nhân đồn Hậu Quân. Sau đó, chùa được tôn tạo và xây dựng thêm các khu hành lang, tô tượng, đúc chuông để có một vóc dáng như hôm nay.
Xem thêm: Chùa Thầy – điểm hẹn tâm linh Phật giáo tại Hà Nội không thể bỏ qua
Khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ (nay là Giáo hội phật giáo Việt Nam) thành lập vào năm 1934 , chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương chính. Đến năm 1942 chùa đã được xây dựng lại trở nên khang trang bề thế như ngày nay.
Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Cho đến nay, công quán không còn nữa nhưng chùa vẫn tồn tại, phát triển và vẫn được coi là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam. Chùa do thượng tọa Thích Thanh Nhiễu trụ trì.
Kiến trúc chùa
Ngày nay, chùa Quán Sứ có kiến trúc khang trang gồm các hạng mục như tam quan, chính điện, thư viện, phòng khách, nhà cho tăng ni và giảng đường.
Đến với số 73 phố Quán Sứ, ta sẽ thấy công trình cổng Tam quan 3 tầng mái và ở giữa được đặt một lầu chuông. Nét độc đáo và đặc sắc riêng của chùa Quán Sứ là những câu đối hay tên của ngôi chùa đều được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ.
Đi qua cổng vào bên trong chùa, ta sẽ thấy khuôn viên rộng được lát gạch. Toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng nổi bật lên những khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Chính giữa đối diện cổng tam quan là tòa Chính điện. Bước qua 11 bậc thang xung quanh có hành lang, du khách sẽ tiến vào điện thờ của chùa. Tất cả các pho tượng phật tại đây đều có kích thước lớn, được thếp vàng sáng và bày trí vô cùng trang nghiêm. Gian giữa gồm 4 bậc, bậc cao nhất thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật. Bậc tiếp theo đặt tượng Phật A Di Đà ở giữa, 2 bên thờ tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí. Phía dưới nữa là thờ Phật Thích Ca nằm ở giữa, 2 bên thờ tượng A – Nam – Đà và Ca – diếp. Bậc cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương. Phía bên phải là điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) và 2 thị giả. Gian bên là nơi thờ tượng Đức Ông, tượng Châu Sương, Quan Bình.
Xem thêm: Tham quan kiến trúc và tìm hiểu lịch sử “Đệ nhất đại danh lam” chùa Đậu (Thường Tín)
Di chuyển tới khu vực phía sau qua một khoảng sân, ta sẽ thấy tòa Hậu đường 3 tầng khang trang. Đây là nơi thờ Thiền sư Khuông Lộ – vị quốc sư vô cùng nổi tiếng dưới triều nhà Lý. Bên cạnh đó là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Tròn đó, giảng đường và thư viện là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).
Tại Gian Quan âm trong chùa Quán Sứ đang trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bức tượng tại đây có kích cỡ và biểu cảm giống như người thật.
Thời gian mở cửa chùa
Nằm ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ vẫn giữ cho mình những nét cổ kính, thanh tịnh chốn cửa thiền mà không bị xen lẫn với sự xô bồ. Đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động vô cùng quan trọng của hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn là giảng đường tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử. Cũng như là thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo mang nhiều giá trị mãi về sau.
Chính vì vậy, đây là địa điểm thu hút hàng ngàn du khách và phật tử gần xa tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh. Đến chùa Quán Sứ Hà Nội, bạn cần lưu ý đến thời gian chùa mở cửa là từ 6h sáng tới 21h tối các ngày trong tuần. Ngoài ra, bạn có thể truy cập trang web chuaquansu.net và liên hệ số điện thoại của chùa để thuận tiện sắp xếp thời gian sắp xếp buổi lễ bái cho suôn sẻ và may mắn.
Xem thêm: Lộ trình và kinh nghiệm hành hương tới chùa Trăm Gian Hà Nội
Đặc biệt vào thời gian tổ chức Đại Lễ Phật Đản chùa Quán Sứ vào tháng 4 âm lịch hàng năm tại chùa Quán Sứ, hàng ngàn phật tử mọi miền đều tới đây để tham gia vào đại lễ cùng các hoạt động ý nghĩa như rước xe hoa, cung nghinh xá lợi Phật, thả bóng bay, chim bồ câu cầu nguyện hòa bình… Còn vào ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Kinh nghiệm tham quan vãn cảnh chùa Quán Sứ
Tới chùa Quán Sứ lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Chùa Quán Sứ ở đâu? Lộ trình di chuyển tới chùa
Chùa Quán Sứ là ngôi chùa nằm tại số 73 Quán Sứ, phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km.
Tới chùa Quán Sứ, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe bus đều thuận tiện và dễ dàng.
Nếu di chuyển bằng ô tô, xe máy từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể tham khảo lộ trình sau: Từ hồ Gươm trục đường Lê Thái Tổ – Bà Triệu. Đến ngã tư Bà Triệu – Lý Thường Kiệt thì rẽ phải. Đi thẳng tới phố Quán Sứ thì rẽ trái và đi thêm 500m nữa là tới chùa. Bạn nên gửi xe ở phía xa rồi đi bộ vào bên trong chùa.
Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể xuống tại điểm dừng 54 Lý Thường Kiệt (xe 49, 86) hoặc điểm bus tại đường Quán Sứ gần chùa (tuyến xe 01. 32, 40) đều rất gần chùa.
Từ khóa » Chùa Quán Sứ Có Mở Cửa Không
-
Đến Chùa Quán Sứ Hà Nội Tìm Chốn Bình Yên - Klook Blog
-
Review Chùa Quán Sứ Hà Nội 2022: Văn Khấn? Cầu Gì? Thờ Ai ...
-
Chùa Quán Sứ – Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Nổi Tiếng Nhất ở Hà Nội
-
Chùa Quán Sứ - Home | Facebook
-
Chùa Quán Sứ ở đâu? Thờ Ai? Mấy Giờ Mở đóng Cửa? Giá Vé Bao ...
-
Review Chùa Quán Sứ Kèm Hình ảnh Mới Nhất Tháng 7/2022
-
Những Ngôi Chùa ở Thủ đô được Mở Cửa đón Khách Du Xuân
-
Chùa Quán Sứ - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Đền Chùa Nơi đóng Nơi Mở, Người Dân đội Mưa đi Lễ Ngày Rằm ...
-
Vắng Vẻ Lễ Vu Lan Thời COVID-19 - Diễn đàn Doanh Nghiệp
-
Khám Phá Chùa Quán Sứ - Có Gì Trong Trụ Sở Phật Giáo Việt Nam?
-
Những Chùa ở Hà Nội được Phép Mở đón Du Khách Tết
-
[Ảnh] Chùa Quán Sứ Và Phúc Khánh Mở Cửa Trước Quy định Cho Phép
-
Review Chùa Quán Sứ Hà Nội- Cổ Kính Là Linh Thiêng Nhất Giữa ...