Chùa Tam Thanh – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Tam Thanh.
Chùa Tam Thanh
Map

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn [1].

Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ[2]

Ngoài ra, Chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp.

Động Tam Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Cửa động Tam Thanh
Trong động Tam Thanh

Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.

Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị).

Giá trị văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Trong động chùa còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa[2].

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Tam Thanh tổ chức hội chính vào ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch) hàng năm.

Ca dao

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu ca dao về địa danh Lạng Sơn gắn liền với chùa Tam Thanh mà câu ca dao này đã gắn bó với bao nhiêu thế hệ người Việt Nam bởi nó được in trong sách giáo khoa.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một bàn thờ trong chánh điện. Một bàn thờ trong chánh điện.
  • Một bàn thờ trong chánh điện (ảnh 2). Một bàn thờ trong chánh điện (ảnh 2).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông tư 38/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Lạng Sơn. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 11/01/2019.
  2. ^ a b Bia khắc thơ quan đốc trấn Lạng Sơn Ngô Thì Sĩ vào năm Kỷ Hợi (1777) đã khắc lại bài thơ ngợi ca cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của động Tam Thanh.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Chùa tại Việt Nam
Chùa tại các tỉnh
  • Am
  • An Ninh
  • Bạch Hào
  • Bồ Đề
  • Bút Tháp
  • Cảm Ứng
  • Chùa Dâu
  • Đại Bi
  • Đại Phúc
  • Keo Thượng
  • Kim Sơn
  • Linh Sơn
  • Pháp Vân
  • Phúc Lâm
  • Kim Đài
  • Tam Bảo
  • Chân Tiên
  • Thích Ca Phật Đài
  • Hội Khánh
  • Tam Thanh
  • Tây Tạng
  • Tịnh Quang
  • Vạn Hạnh (Đà Lạt)
  • Viên Giác
  • Thiên Ấn
Chùa tại Hà Nội
  • Anh Linh
  • Bà Đá
  • Bà Già
  • Bà Nành
  • Bà Ngô
  • Bà Tấm
  • Báo Ân
  • Báo Thiên
  • Bát Tháp
  • Bồ Đề
  • Bồ Tát
  • Bộc
  • Cao
  • Chân Tiên
  • Châu Long
  • Cổ Loa
  • Đại Phúc
  • Đậu
  • Đông Linh
  • Dụ Tiền
  • Hòa Phong
  • Hòe Nhai
  • Hưng Ký
  • Hương
  • Keo
  • Khai Nguyên
  • Kiến Sơ
  • Kim Liên
  • Kim Sơn
  • La Khê
  • Láng
  • Liên Phái
  • Mía
  • Một Cột
  • Nam Dư Thượng
  • Nành
  • Nga My
  • Ngũ Xã
  • Non Nước
  • Pháp Hoa
  • Phúc Khánh
  • Quán Sứ
  • Quang Hoa
  • Quang Lãng
  • Quảng Nghiêm
  • Sải
  • Sét
  • Sủi
  • Tảo Sách
  • Tây Phương
  • Thầy
  • Thiên Niên
  • Thiền Quang
  • Trầm
  • Trấn Quốc
  • Tư Khánh
  • Tự Khoát
  • Tứ Kỳ
  • Tứ Liên
  • Vạn Niên
  • Võng Thị
  • Vũ Thạch
  • Vua
  • Yên Phú
Chùa tại TPHCM
  • Ấn Quang
  • Giác Hải
  • Giác Lâm
  • Giác Ngộ
  • Giác Viên
  • Hoằng Pháp
  • Hội Sơn
  • Huệ Nghiêm
  • Long Huê
  • Nghệ Sĩ
  • Ngọc Hoàng
  • Nhất Trụ
  • Pháp Hoa
  • Phú Long
  • Phụng Sơn
  • Quảng Đức
  • Quốc Tự
  • Tập Phước
  • Trung Tâm
  • Trường Thọ
  • Từ Ân
  • Vạn Đức
  • Vạn Hạnh
  • Vĩnh Nghiêm
  • Xá Lợi
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Thanh Xổi