Chùa Thiên Mụ Huế - Review Chi Tiết Về Ngôi Chùa Cổ Nhất đàng Trong
Có thể bạn quan tâm
Chùa Thiên Mụ Huế là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố. Đã biết bao lần ngôi chùa cổ kính này trở thành nguồn cảm hứng của những tác phẩm thi ca, nhạc họa bất hủ. Ngày nay, chùa Thiên Mụ được xem là địa chỉ hấp dẫn không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi ghé thăm xứ Huế mộng mơ.
Mục lục- 1. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ
- 2. Chùa Thiên Mụ ở đâu?
- 3. Đến chùa Thiên Mụ như thế nào?
- 4. Lịch sử của chùa Thiên Mụ
- 5. Nên đến chùa Thiên Mụ Huế vào thời gian nào?
- 6. Giá vé tham quan và giờ mở cửa tại chùa Thiên Mụ
- 7. Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ Huế
- 7.1. Khung cảnh nên thơ của chùa Thiên Mụ
- 7.2. Kiến trúc độc đáo
- 8. Chùa Thiên Mụ có gì hấp dẫn
- 8.1. Cổng Tam Quan
- 8.2. Tháp Phước Duyên
- 8.3. Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
- 8.4. Điện Đại Hùng
- 8.5. Chiếc xe bất tử Austin
- 8.6. Đinh Hương Nguyên
- 9. Những lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ
- 9.1. Chú ý trang phục
- 9.2. Chú ý lời nói
- 9.3. Mang theo nước uống
1. Giới thiệu về chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được xem là biểu tượng tôn giáo, tâm linh và du lịch của thành phố Huế. Sở hữu quy mô rộng lớn cùng khung cảnh trữ tĩnh đây cũng chính là ngôi chùa đẹp nhất khu vực đàng trong của cả nước. Nằm ngay bên dòng sông Hương huyền thoại với lối kiến trúc cổ kính, Chùa Thiên Mụ đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên xứ Huế thêm phần dịu dàng và đằm thắm.
Chùa Thiên Mụ Huế được xem là ngôi chùa đẹp nhất xứ đàng trong
Hòa cùng với nét đẹp với núi Ngự, song Hương, cầu Tràng Tiền… Chùa Thiên Mụ đã đi vào tâm thức của biết bao người và trở thành một bộ phận gắn bó, không thể tách rời của những người con xứ Huế. Trải qua biết bao năm tháng soi dáng bên dòng sông Hương, giờ đây ngôi chùa linh thiêng này vẫn là địa điểm du lịch không thể bỏ qua tại thành phố Huế.
Ngôi chùa này đã trở thành biểu tượng tâm linh, văn hóa của xứ Huế
Du khách đến đây sẽ được tận hưởng một dư âm bình yên thật khác biệt. @thuythuy_miranda
2. Chùa Thiên Mụ ở đâu?
Chùa Thiên Mụ còn được gọi với cái tên là chùa Linh Mụ tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, ở bờ bắc của sông Hương. Địa danh này thuộc địa phận của làng An Ninh Thượng, P. Kim Long, cách trung tâm TP. Huế 5km về phía tây. Công trình này được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính cùng vô số những sự tích tâm linh xoay quanh đã khơi gợi biết bao trí tò mò của du khách khi đến đây.
Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố Huế 5km. @taiipeo
3. Đến chùa Thiên Mụ như thế nào?
Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, du khách có thể thuận lợi đến đây chỉ trong vòng 10 phút di chuyển với khoảng cách 5km. Từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi quẹo trái đường Yết Kiêu. Tại đây, bạn đi một đoạn nữa rồi rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Đến xòng xuyến bạn rẽ phải vào đường Kim Long. Sau đó tiếp tục đi them 2km nữa là bạn đã tới chùa Thiên Mụ thả bóng xuống dòng sông Hương bình yên rồi.
Đường đi đến chùa Thiên Mụ Huế khá dễ dàng
4. Lịch sử của chùa Thiên Mụ
Theo dân gian kể lại rằng, ngày xưa ở trên đồi Hà Khê, vào mỗi buổi tối thường có sự xuất hiện của một bà lão hiền hậu. Bà nói rằng: nơi đây sẽ có một vị chúa đi qua và lập nên một ngôi chùa tại đây để tích tụ linh khí, làm nước Ngày ngày một hùng mạnh.
Quả đúng như lời tiên đoán, vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng lúc ấy đang trấn thủ vùng Thuận Hóa, trong một dịp theo vó ngựa dọc hai bên bờ sông Hương để xem xét địa thế. Trong lúc ấy, vị chúa đã phát hiện ra ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông thơ mộng, thế tựa con rồng đang ngoảnh mặt lại nhìn. Quá thích thú trước phong cảnh ngoạn mục đó, ông liền lập tức cho người dựng lên một ngôi chùa nhằm trấn giữ long mạch. Chùa Thiên Mụ Huế cũng ra đời từ đó.
Chùa Thiên Mụ Huế được xây dựng từ năm 1601. @lizziee_teee
Ngôi chùa tồn tại đến thời chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu thì được trùng tu lại hoành tráng. Lịch sử lúc bấy giờ ghi nhận sự phát triển hưng thịnh của nền Phật Giáo, vì vậy các công trình kiến trúc đều được tu bổ lại hoàn thiện và đẹp đẽ. Sau khi được làm lại lộng lẫy và mở rộng quy mô, chùa Thiên Mụ được xem là ngôi chùa đẹp nhất xứ đàng trong. Cho đến tận ngày nay, danh hiệu đó vẫn chưa được công trình nào chiếm lấy.
Ngôi chùa đã có 400 năm tuổi đời hình thành và phát triển. @phung_pink
Sau này, chùa Thiên Mụ còn trải qua nhiều đợt trùng tu ở nhiều thời đại vua. Trải qua 400 lịch sử hình thành và phát triển, đây cũng được xem là ngôi chùa cổ kính nhất của xứ Huế. Chính vì vậy, khi giới thiệu về Huế không thể thiếu ngôi chùa đầy linh thiêng này được.
5. Nên đến chùa Thiên Mụ Huế vào thời gian nào?
Thời gian thuận lợi nhất để đến chùa Thiên Mụ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 trong năm. Thời tiết lúc này vô cùng dễ chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách vi vu khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa linh thiêng.
Thời điểm thích hợp để đến chùa Thiên Mụ là tháng 1 và tháng 2. @vyvy.baby
Đặc biệt, nếu muốn chiêm ngưỡng phong cảnh của chùa Thiên Mụ mùa hoa phượng nở sáng rực cả góc trời thì bạn hãy đến đây vào tháng 5 hoặc tháng 6 nhé.
Khung cảnh thật ngoạn mục tại chùa Ngoạn Mục mùa hoa phượng nở. @ngnheii
6. Giá vé tham quan và giờ mở cửa tại chùa Thiên Mụ
- Giờ mở cửa: cả ngày
- Giá vé: miễn phí
Chùa Thiên Mụ là một địa điểm du lịch miễn phí, bạn có thể đến đây bất cứ thời gian nào trong này. Vào buổi tối, ngôi chùa này cũng trở nên vô cùng lãng mạn với vô số ánh đèn lấp lánh. Một chốn tâm linh nhất định phải đến khi du lịch Huế phải không nào?
Đây là một trong những địa chỉ tham quan miễn phí tại thành phố Huế. @mminnijuu__
7. Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ Huế
7.1. Khung cảnh nên thơ của chùa Thiên Mụ
Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc cổ kính, chùa Thiên Mụ Huế còn quyến luyến biết bao du khách bởi vẻ đẹp bình yên khác biệt. Nhìn từ xa, cả ngôi chùa có hình dáng hệt như con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng tòa tháp cổ, dầu cúi xuống uống nước của dòng sông Hương.
Chùa Thiên Mụ thả dáng yểu điệu bên dòng sông Hương
Đặt chân đến chùa Thiên Mụ, đâu đâu bạn cũng sẽ thấy chất thơ, chất thi vị lan tỏa khắp không gian. Lạc bước vào không gian nơi đây, du khách như đang đi giữa chốn tiên cảnh. Kiến trúc tại chùa hòa quyện với phong cảnh thiên nhiên đã đi vào không biết bao nhiêu trang sách, bản nhạc.
Không gian tràn ngập chất thơ. @mun.trinnie
Bên canh phong cảnh hữu tình, Chùa Thiên Mụ còn nổi tiếng với tiếng chuông thanh cao, mỗi khi được gõ, âm thanh từ đây phát ra ngân nga siêu thoát khiến cho du khách tĩnh tâm giữa không gian của Phật giáo.
Đến đây và cảm nhận sự an yên trong tâm hồn. @im.huong411
7.2. Kiến trúc độc đáo
Đến chùa Thiên Mụ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều quần thể kiến trúc bề thế như: Tháp Phước Duyên, Điện Quan Âm, Điện Đại Hùng, Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. Toàn bộ các công trình này đều nằm trên ngọn đồi hình chữ nhất chạy dọc theo hướng Bắc – Nam. Khuôn viên của chùa được bao bọc bởi các trường thành đá vô cùng vững chãi.
Chùa Thiên Mụ sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo. @ngnheii
Chùa Thiên Mụ với lối kiến trúc cổ kính đã tô điểm cho bức tranh phong cảnh nơi đây thêm phần duyên dáng và linh thiêng.
Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao. @leiwins
8. Chùa Thiên Mụ có gì hấp dẫn
8.1. Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là cổng chính để đi vào chùa với cấu trúc bao gồm 2 tầng áp mái. Có tất cả 3 lối đi và tại mỗi lối thì đều có cửa ván gỗ được bó bằng đinh đồng và đai. Ở hai bên sẽ là nơi đặt các tượng hộ pháp nhằm trấn giữ cho ngôi chùa luôn bình yên.
Cổng Tam Quan là cửa ra vào chính của chùa Thiên Mụ. @sau_nuoc
Du khách check in tại cổng Tam Quan. @nars_nafisa
8.2. Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một công trình nổi bật gắn liền với tiếng tăm lẫy lừng của chùa Thiên Mụ. Tòa tháp này cao 21m, gồm 7 tầng và được xây dựng vào năm 1844. Ngay từ khi bước vào chùa, đây chính là công trình hiện ra ngay trước mắt du khách.
Tháp Phước Duyên là "linh hồn" của chùa Thiên Mụ. @hiepng_085
Trong tháp có hệ thống bậc tháng hình xoắn ốc dẫn thẳng lên tầng cao nhất. Trừ tầng 6 và tầng 7 là du khách phải di chuyển bằng thang bộ được làm từ gỗ. Đây cũng chính là nơi thờ tượng Phật bằng vàng năm xưa.
Tòa tháp gồm 7 tầng và cao 21m. @lin.phannn
Đến với chùa Thiên Mụ, hình ảnh ngọn tháp hùng vĩ ngả bóng trên dòng sông Hương duyên dáng hòa quyện với hương khói ngào ngạt tỏa khắp không gian đã làm say đắm và hấp dẫn không biết bao nhiêu người.
Công trình này đã làm say đắm biết bao du khách. @awmyngan
8.3. Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu
Khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm ở cuối khu vườn trong khuôn viên của chùa. Công trình này được xây dựng nên để tôn thờ hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị sư chủ trù nổi tiếng trong chùa. Cả cuộc đời ông dành hết cho những hoạt động ích đạo giúp đời, giúp người. Không chỉ thế, ông còn là người có công vô cùng to lớn để phát triển nền Phật giáo ở Việt Nam.
Ngôi tháp mộ Hòa thượng Thích Đôn Hậu. @yaytran
Ông là một vị sư hết lòng vì đời, vì người. @ngoc.anh.inu
8.4. Điện Đại Hùng
Điện Đại Hùng chính là chánh điện của chùa Thiên Mụ. Đây là nơi thờ phật Di Lặc có đôi tai rất lớn nhằm lắng nghe những khổ cực của chúng sinh. Phật có chiếc bụng to để khoan dung những lầm lỗi của dân chúng, khuôn miệng cười tươi rất đôn hậu.
Điện Đại Hùng nằm phía mặt trước tháp Phước Duyên
Công trình này đã được trùng tu vào năm 1957. @iml_agnes
Đây là một trong công trình kiến trúc khá nguy nga và đồ sộ. Vào lần trung tu 1957, trừ rui và đòn tay còn lại mọi chi tiết đều được đóng bê tông và phủ sơn giả gỗ ở ngoài. Trong ngôi đình ngoài các tượng phật sáng chói còn có chiếc chuông đồng hình nhật nguyệt vô cùng tinh tế.
8.5. Chiếc xe bất tử Austin
Chiếc xe Austin năm trong khu vườn hoa của chùa Thiên Mụ. Đây là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại sau khi tự thiêu mình trong lửa nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quền Ngô Đình Diệm. Sự kiện này diễn ra vào năm 1963.
Đây là di vật của cố Hoàng Thượng Thích Quảng Đức
Chiếc xe này vẫn được lưu giữ và bảo tồn tại chùa Thiên Mụ
Ngày nay, chiếc xe này vẫn đang được giữ gìn và trưng bày tại chùa Thiên Mụ. Trải qua hàng trăm năm bao tồn, di vật này đã khá cũ, màu sơn trên xe cũng phai nhạt theo năm tháng.
8.6. Đinh Hương Nguyên
Đinh Hương Nguyên là một công trình kiến trúc bằng gỗ vô cùng độc đáo tại chùa Thiên Mụ. Công trình này được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) và nằm ngay phía mặt trước của tháp Phước Duyên. Vào 1904, cơn bão lớn đổ bộ vào thành phố Huế và làm hư hỏng nặng ngôi đình cổ.
Đinh Hương Nguyên được làm từ nguyên liệu chính là gỗ. @brittilyn_
Tuy bị thiên tai phá hoại nhưng ngôi đình đã được dựng lại tại nền điện Di Lặc
Sau đó, người ta dựng lại ngôi đền này tại nền điện Di Lặc thời xưa để cúng thờ Đức Địa Tạng. Cho đến ngày nay, công trình này vẫn đang tồn tại và thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm.
9. Những lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ
9.1. Chú ý trang phục
Chùa Thiên Mụ được mệnh danh là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất xứ Huế. Vì thế, khi đến địa điểm du lịch Huế nổi tiếng này bạn nên lựa chọn những trang phục kín đáo, lịch sự. Tuyệt đối không mặc những trang phục hở hang.
Bạn nên mặc những bộ trang phục kín đáo và lịch sử nhé. @zoonree
9.2. Chú ý lời nói
Chùa Thiên Mụ nổi tiếng với du khách bởi không gian thanh tịnh và bình yên. Nếu được đi vãn cảnh chùa thì bạn không nên nói chuyện lớn, cười đùa ầm ĩ và đặc biệt không được nói tục, chửi bậy. Tất cả đều là những điều cấm kỵ nhằm giữ gìn sự thoát tục cho ngôi chùa.
Không được nói chuyện to tại chùa Thiên Mụ
9.3. Mang theo nước uống
Vì phải tham quan trong khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ và di chuyển khá nhiều nên du khách hãy chuẩn bị trước nước uống để không bị khát suốt hành trình của mình nhé.
Bạn hãy nhớ chuẩn bị nước trước khi đi nhé
Du lịch tới Huế mà không ghé qua chùa Thiên Mụ thì quả là sự thiếu sót vô cùng lớn. Đến đây tham quan, du khách sẽ được chìm đắm vào khung cảnh thiên nhiên trong lành, thả trôi tâm trí bên dòng sông Hương thơ mộng và tận hưởng một cuộc sống thật bình yên.
Thu Mơ
TAGGEDđiểm thăm quan huếChùa Thiên Mụ Huế Comments Có thể bạn quan tâmChùa Linh Sơn Trường Thọ - Vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng
Đã đăng 06/06/2024
Mango Beach Phan Thiết - Điểm đến không thể bỏ qua trong mùa hè này
Đã đăng 04/06/2024
Lâu đài Socola Đà Lạt - Thiên đường ngọt ngào giữa phố núi
Đã đăng 04/06/2024
Chủ đề nổi bật
Địa điểm đi chơi 8/3 ở Đà Nẵng
du lịch Mũi Né từ Hà Nội
Homestay Đà Lạt
làng chài rạch vẹm
Hoa mai anh đào Đà Lạt
Mùa hoa anh đào Nhật Bản
Cơm niêu Vũng Tàu
nhà nghỉ Phú Quốc
Quảng trường Lâm Viên Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt
DU XUÂN ẤT TỴ - Phú Quốc - Biển Đảo Phương Nam
Phương tiệnXe du lịch,Tàu cao tốc
Giá3,390,000đ
3 ngày 3 đêm Tối Mùng 2 ÂL (30/1/2025 ) Xem chi tiết(Tour Hot) Đà Lạt Mộng Mơ - Check in nhiều điểm tham quan
Phương tiệnXe giường nằm
Giá1,990,000đ
3 ngày 3 đêm Thứ 5 hàng tuần Xem chi tiếtTour Nha Trang 3N3Đ - Dốc Lết - Bãi Tranh - Vinpearl Harbour - Buffet Hải Sản
Phương tiệnXe giường nằm
Giá2,390,000đ
3 ngày 3 đêm Thứ 5 hàng tuần Xem chi tiếtPHAN THIẾT – MŨI NÉ CHECK IN NOVA DREAMS
Phương tiệnXe du lịch
Giá1,450,000đ
2 ngày 1 đêm hàng tuần Xem chi tiếtTour Hà Nội - Ninh Bình - Hạ Long - Sapa Bao Gồm Vé Máy Bay
Phương tiệnXe du lịch,Máy bay
Giá9,990,000đ
5 ngày 4 đêm Thứ 4 hàng tuần Xem chi tiết- Trong Nước
- Nước Ngoài
- Tour Hàng tuần
- Team Building
Từ khóa » Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ Huế
-
Top 5 Bài Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Siêu Hay
-
Chùa Thiên Mụ Huế - Ngôi Chùa Thiêng Liêng Bậc Nhất Xứ Huế
-
Chùa Thiên Mụ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ - “Đệ Nhất Cổ Tự” | Saigon Star Travel
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ở Huế - Kiến Thức Việt
-
Tìm Hiểu Chùa Thiên Mụ Huế 400 Năm Tuổi Nổi Tiếng Thiêng Liêng
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Bài Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Ngắn Gọn, Hay Nhất Và Mới ...
-
Chùa Thiên Mụ Là Chốn Linh Thiêng Và đầy Bí ẩn - Vntrip
-
Chùa Thiên Mụ
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ - Huế - Bài Văn Mẫu Lớp 12
-
Sơ Lược Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ | Đền Chùa
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ - Thủ Thuật
-
Chùa Thiên Mụ, Điểm Đến Tâm Linh Nên Thơ Xứ Huế - Klook Blog