Chuẩn Mực 18 - Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng
Có thể bạn quan tâm
Chuẩn mực kế toán Việt Nam – Số 18
[CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, TÀI SẢN VÀ NỢ TIỀM TÀNG]
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2006)
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận; xác định giá trị; các khoản bồi hoàn; thay đổi các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.
2. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp để kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, ngoại trừ:
a) Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thông thường, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn;
b) Những khoản mục đã quy định trong các chuẩn mực kế toán khác.
3. Chuẩn mực này không áp dụng cho các công cụ tài chính (bao gồm cả điều khoản bảo lãnh). Các công cụ tài chính áp dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính.
4. Khi có một chuẩn mực kế toán khác đề cập đến một loại dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng cụ thể thì doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực đó. Ví dụ Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh” đề cập đến phương pháp ghi nhận của người mua đối với các khoản nợ tiềm tàng phát sinh khi hợp nhất. Tương tự, cũng có các loại dự phòng được đề cập trong các chuẩn mực khác, như:
– Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”;
– Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”;
– Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”. Trừ trường hợp tài sản thuê hoạt động có rủi ro lớn thì áp dụng chuẩn mực này.
5. Một số khoản được coi là khoản dự phòng liên quan đến nguyên tắc ghi nhận doanh thu (Ví dụ: Khoản phí bảo hành) thì áp dụng nguyên tắc ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
6. Chuẩn mực này áp dụng cho các khoản dự phòng đối với hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp (kể cả trường hợp ngừng hoạt động). Nếu việc tái cơ cấu phù hợp các định nghĩa về ngừng hoạt động thì phải trình bày bổ sung theo quy định của các chuẩn mực kế toán hiện hành.
7. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Một khoản dự phòng: Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Một khoản nợ phải trả: Là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện đã qua và việc thanh toán khoản phải trả này dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Sự kiện có tính chất bắt buộc: Là sự kiện làm nảy sinh một nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới khiến cho doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Nghĩa vụ pháp lý: Là nghĩa vụ phát sinh từ:
a) Một hợp đồng;
b) Một văn bản pháp luật hiện hành.
Nghĩa vụ liên đới: Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể.
Nợ tiềm tàng: Là:
a) Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc
b) Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
(i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc
(ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.
Tài sản tiềm tàng: Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
Hợp đồng có rủi ro lớn: Là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
Tái cơ cấu doanh nghiệp: Là một chương trình do Ban Giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát và có những thay đổi quan trọng về:
a) Phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc
b) Phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
NỘI DUNG CHUẨN MỰC
(*) Click vào icon để có thể xem chi tiết và download
Dịch vụ Kế toánQuảng Cáo
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
- Lập báo cáo tài chính nhanh theo yêu cầu
- Dịch vụ hoàn thiện sổ sách, chứng từ kế toán
STT | Tên | Nội dung | Xem & Download |
1 | Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng | Nội dung chuẩn mực | |
2 | Hướng dẫn | TT 21/2006/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng |
- Quay lại: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Từ khóa » Ví Dụ Nợ Tiềm Tàng
-
#1 Contingent Liabilities Là Gì? - Khái Niệm Về Nợ Tiềm Tàng
-
Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liability) Là Gì? Đặc điểm - VietnamBiz
-
Contingent Liabilities Là Gì? - Khái Niệm & Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng
-
VAS 18 - Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng | KRESTON.VN
-
Các Loại Nợ Tiềm Tàng - Học Tốt
-
Top 14 Các Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng 2022
-
NỢ TIỀM TÀNG Trong Báo Cáo Tài Chính: Khái Niệm & Cách Ghi Nhận?
-
[PDF] IAS 37 – Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng
-
NEW Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liability) Là Gì? Đặc điểm
-
Phân Biệt Các Khoản Dự Phòng Phải Trả Và Nợ Tiềm Tàng
-
Các Khoản Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liabilities) - Góc Học Tập
-
Tài Sản Tiềm Tàng Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Về Tài Sản Tiềm Tàng.
-
[PDF] Chuyển đổi VAS Sang IFRS - Deloitte