Chuẩn Mực Của Bậc Làm Cha Mẹ - Tuổi Trẻ Online

pSCezmWS.jpgPhóng to

Nhưng thật sự đây là thời điểm trẻ cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phụ huynh dù trong thâm tâm vẫn muốn tự do.

Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu xem phụ huynh cần phải xử sự như thế nào để được xem là “đúng mực” nhé.

• Thể hiện tình yêu. Khi con cái có những hành động sai trái, chắc chắn chúng ta sẽ tức giận, nhiều khi “giận điên người” là khác. Nhưng tất cả những cảm xúc ấy hoàn toàn khác với việc bạn không thương yêu con mình.

Những trẻ vị thành niên rất cần các bậc phụ huynh - những người luôn ở bên cạnh động viên và chia sẻ, những người là nhịp cầu nối giữa chúng với xã hội rộng lớn bên ngoài, những người sẵn sàng dành thời gian và bày tỏ tình cảm chân thật nhất với những gì chúng tâm sự. Điều này sẽ dạy trẻ biết cách quan tâm, thương yêu người xung quanh về sau.

Theo tư vấn viên Carol Bleifield: “Cha mẹ có thể yêu thương con cái song không nhất thiết phải yêu chiều bất cứ những gì chúng làm - và trẻ cần phải biết rằng điều này là chân lý”.

• Ủng hộ. Trẻ vị thành niên rất cần sự ủng hộ, quan tâm của cha mẹ trước những gì chúng vướng mắc (dù cho có vẻ không quan trọng đối với bản thân phụ huynh hoặc gia đình). Trẻ cần được khen ngợi đúng mức trước những gì đã hoàn thành. Trẻ cần được động viên, khích lệ để phát triển niềm đam mê, quyền lợi và cá tính sau này.

• Đặt ra những giới hạn. Những bậc phụ huynh có khả năng đề ra những giới hạn phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ, và đồng thời luôn giữ vững lập trường ấy là những người mà trẻ vị thành niên cần nhất. Những giới hạn này sẽ giúp trẻ được an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo nhà tâm lý học Diana Baumrind, sẽ có ba dạng phụ huynh: Độc đoán, Thỏa hiệp và Có trách nhiệm.

- Độc đoán: mẫu phụ huynh này luôn nhanh chóng quyết định và truyền đạt xuống cho trẻ những quy tắc cứng nhắc. Dĩ nhiên việc trẻ bắt buộc phải học thuộc lòng câu “Quân lệnh như sơn” là điều không phải bàn cãi!

- Thỏa hiệp: mẫu này có rất ít quy tắc cần đề ra. Thoạt đầu mẫu này có vẻ dân chủ và dễ chịu nhưng về lâu về dài thì chính sự thả lỏng này khiến họ gặp nhiều phiền toái nhất khi các “chú ngựa non” không còn khả năng kiềm chế nữa.

- Có trách nhiệm: đây là mẫu luôn kèm theo lời giải thích rõ ràng mỗi khi đưa ra quy tắc. Mẫu này cũng gợi mở trách nhiệm chung của con cái trước những gì họ đề ra, do vậy họ sẽ loại bỏ được nỗi sợ bị áp đặt từ con cái mà vẫn “có thế” trong mắt chúng.

• Tạo hình mẫu tốt. Không gì tốt hơn trong dạy con cái bằng cách lấy bản thân mình ra làm tấm gương. Khi trẻ bắt đầu khám phá những khả năng có thể phát triển của bản thân, đó sẽ là những gì trẻ thường bắt gặp ở cha mẹ, người thân trong nhà rồi sau đến sẽ là những bạn bè đồng lứa và những nhân cách nổi bật bên ngoài xã hội.

• Dạy cho trẻ tinh thần trách nhiệm. Chúng ta không ai sinh ra đã biết được mình phải hành xử sao cho có trách nhiệm. Ngược lại thói quen này chỉ được hình thành ngày qua ngày, qua những hành động, việc làm từ nhỏ đến lớn. Do vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm rèn luyện khía cạnh này cho trẻ ngay từ khi bắt đầu có nhận thức thay vì “đợi lớn hơn tí đã”. Chúng ta có thể tập cho trẻ qua những việc làm sau:

- Chơi trò phụ mẹ bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn, giúp ba chăm sóc khoảnh vườn, tự sắp xếp phòng riêng.

- Tự giác làm bài tập về nhà mà không đợi nhắc hoặc la rầy.

- Tham gia các hoạt động cộng đồng.

- Quan tâm, giúp đỡ người xung quanh. Qua đó tìm được cách trở thành một cá nhân hữu ích cho cộng đồng về sau.

- Học cách biết chấp nhận cả mặt tốt và xấu của người khác.

• Giúp trẻ có được nhiều trải nghiệm. Tuổi vị thành niên là thời điểm để khám phá, học hỏi những lãnh vực mới lạ, sáng tạo những điều hay chưa có. Vì vậy đừng cấm đoán nếu thấy con mình tham gia một trò thể thao mà mình chưa từng nghe đến chứ đừng nói là đã thử qua khi bằng tuổi, hãy dành cho trẻ niềm vui được khám phá và trải nghiệm ấy.

Ngoài ra, bạn cũng đừng lấy làm lo ngại khi trẻ “nhảy cóc” từ lãnh vực này sang lãnh vực khác chỉ trong một sớm một chiều. Mọi thứ sẽ đâu vào đấy thôi sau giai đoạn bùng nổ này. Tuy nhiên, bằng sự quan tâm đúng mức bạn vẫn có thể nhận ra đâu là điểm mạnh của con mình để hướng chúng chuyên hơn về một lãnh vực phù hợp nhất với bản thân.

• Thể hiện sự tôn trọng. Bạn sẽ dễ dàng gắn mác nổi loạn hay khó dạy cho mọi trẻ thuộc lứa vị thành niên. Nhưng kỳ thực là lứa tuổi này rất nhạy cảm trước mọi ánh mắt, hành động kỳ thị mà người lớn dành cho chúng, đơn giản là chúng đang trong giai đoạn định hình nhân cách. Nên cách tốt nhất vẫn là dành cho trẻ một sự tôn trọng nhất định.

Bạn cần phải thay đổi cách thể hiện tình cảm của mình, vì như vậy tức bạn cũng ngầm thừa nhận trẻ đã lớn - điều không một cô cậu vị thành niên nào không tự hào! Sẽ còn rất nhiều cách khác nữa để thể hiện sự tôn trọng của bạn với con cái, ví dụ như trao đổi, hỏi ý kiến về các vấn đề trong gia đình; cùng thảo luận về các tin tức trên báo đài... Mỗi nhà mỗi vẻ song có một mẫu số chung là tạo cho trẻ sự tự tin, tinh thần trách nhiệm và sự chừng mực trong quan hệ.

Và ghi nhớ sau cùng là mọi việc làm trên cần được các bậc cha mẹ thực hành thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất và lâu dài thay vì ngơi nghỉ mỗi khi “tình hình chiến sự” tạm êm ả!!

Từ khóa » Các Bậc Làm Cha Làm Mẹ