[CHUẨN NHẤT] Câu Khiến Là Gì? - TopLoigiai

Câu hỏi: Câu khiến là gì?

Trả lời:

Câu cầu khiến trong tiếng Việt còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có những từ câu khiến như hãy, đừng, chớ,… ở phía trước động từ, những từ đi, thôi, nào,… ở phía sau động từ. Câu cầu khiến được sử dụng với ngữ điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hoặc không làm điều gì.

Trong văn viết, câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) thường được kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ngữ điệu cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !

→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.

Cả lớp hãy mở vở ra.

→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.

– Hãy ăn cơm nhanh đi!

→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.

– Chúng ta cùng đi tiếp nào.

→  đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.

– Đừng chơi game nữa!

→  đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.

[CHUẨN NHẤT] Câu khiến là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về câu cầu khiến nhé:

Mục lục nội dung 1. Đặc điểm câu cầu khiến2. Những chức năng của câu cầu khiến3. Lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến

1. Đặc điểm câu cầu khiến

+ Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.

+ Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.

+ Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…

+ Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.

* Muốn đặt câu cầu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải...vào trước động từ.

VD: Nam hãy đi học đi !

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,...vào cuối câu.

VD:  Các bạn hãy cố gắng lên !

– Ăn nhanh lên nào!

– Hãy đứng lên đi!

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,...vào đầu câu.

VD: Đề nghị các bạn giữ trật tự.

-  Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

2. Những chức năng của câu cầu khiến

Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.

Ví dụ:

– Cả lớp trật tự!

→ đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh

– Hãy uống thuốc đúng giờ.

→  đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ

– Mình đi ăn cơm đi!

→  đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị

Ngoài ra, trong một số trường hợp giao tiếp, câu cầu khiến được tối giản chủ ngữ

– Mở cửa!

– Im lặng!

– Đi nhanh!

3. Lưu ý khi sử dụng câu cầu khiến

Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến cần căn cứ và đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.

Ví dụ 1: Khi bạn Lan cần nhờ sự giúp đỡ của bạn Minh, Lan nên nói:

– Minh ơi, mở giúp mình chai nước này với!

→  câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp. Người nghe vừa hiểu được yêu cầu đồng thời sẽ vui lòng giúp đỡ.

Nhưng nếu bạn Lan đề nghị chỉ với câu nói:

– Minh, mở chai nước!

→  câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ thấy không được tôn trọng vì người nói đang ra lệnh cho mình chứ không phải nhờ giúp đỡ.

Ví dụ 2:

Ai đó từng nói, tuổi thanh xuân là những năm tháng rực rỡ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những tháng ngày miệt mài bên trang sách để học hỏi, chuẩn bị cho những kì thi chuyển cấp cam go. Hay những tình bạn thân thiết, gắn bó cùng ta đi qua bao buồn vui trong cuộc đời. Tình bạn thuở học sinh thật hồn nhiên, trong sáng. Tuổi trẻ cũng là lúc mỗi người xây đắp bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp và phấn đấu hết mình để đạt được điều đó. Thanh xuân ấy chỉ đến một lần trong đời. Đừng để quãng thời gian tươi đẹp đó trôi qua một cách vô ích bạn nhé!

Từ khóa » Khi Nào Ta Cần Sử Dụng Câu Khiến Lớp 4