Luyện Từ Và Câu: Câu Khiến - Cách đặt Câu Khiến

I. Câu khiến

1. Khái niệm

Câu khiến (câu cầu khiến) đùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

Ví dụ:

- Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!

2. Dấu hiệu

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)

Ví dụ:

- Hãy mở cửa ra!

II. Các đặt câu khiến

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong số những cách sau đây:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

Ví dụ: Con phải ăn cơm xong mới được đi chơi.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

Ví dụ: Nổi lửa lên!

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

Ví dụ: Xin quý khách giữ trật tự.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Ví dụ: Con nấu cơm cho mẹ nhé!

Bài viết gợi ý:

1. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

2. Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? - Luyện tập về câu kể Ai là gì?

3. Chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; phân biệt s/x; dấu hỏi/dấu ngã

4. Chính tả: Thắng biển; phân biệt l/n; in/inh

5. Chính tả: Khuất phục tên cướp biển; phân biệt r/d/gi; ên/ênh

6. Tập đọc: Con sẻ

7. Tập đọc: Dù sao thì trái đất vẫn quay

Từ khóa » Khi Nào Ta Cần Sử Dụng Câu Khiến Lớp 4