[CHUẨN NHẤT] Đại Từ Là Gì? - Top Lời Giải

Câu hỏi: Đại từ là gì?

Trả lời:

       Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Đại từ nhé!

Mục lục nội dung Phân loại đại từVai trò của Đại từLuyện tập

Phân loại đại từ

Đại từ sẽ chia làm 2 loại:

* Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. 

- Đại từ để trỏ được chia thành 3 nhóm chính là:

+ Đại từ trỏ số lượng: nhiêu, bao nhiêu, bấy nhiêu…

+ Đại từ trỏ người, sự vật: tôi, tao, nó, tụi nó, tụi này, tụi kia…

+ Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: thế, vậy, như vậy, như thế…

[CHUẨN NHẤT] Đại từ là gì?

* Đại từ để hỏi: Loại đại từ này thường dùng trong câu hỏi, để hỏi lý do, nguyên nhân hay kết quả của một sự vật, hiện tượng, hành động nào đó, được chia thành hai loại chính là:

+ Đại từ để hỏi người, sự vật: ai, gì, đâu, sao…

+ Đại từ để hỏi số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu…

 Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ.  Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu…

Vai trò của Đại từ

- Đại từ có thể trở thành thành phần chính của câu. Đại từ có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong câu.

- Đại từ không làm nhiệm vụ định danh, mà phần lớn có chức năng trỏ và mục đích thay thế.

Luyện tập

Câu 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi”

+ Tôi đang chơi nhảy dây thì mẹ gọi về ăn cơm.

+ Người bị cô giáo chê trách trong buổi học hôm nay là tôi.

+ Cả lớp ai cũng quý mến tôi.

+ Bố mẹ tôi luôn chiều chuộng hai anh em tôi hết mực.

+ Trong mắt tôi, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất.

Trả lời:

+ “Tôi” là thành phần chủ ngữ

+ “Tôi” là thành phần vị ngữ

+ “Tôi” là thành phần bổ ngữ

+ “Tôi” là thành phần định ngữ

+ Tôi là thành phần trạng ngữ

Câu 2: Đọc các câu dưới đây chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi:

a) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

(Khánh Hoài)

b) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.

(Võ Quảng)

c) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

(Khánh Hoài)

d)     

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

Câu hỏi:

1. Từ nó ở đoạn văn đầu chỉ ai? Từ nó ở đoạn văn 2 chỉ con vật gì? Nhờ đâu em biết nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn?

2. Từ thế  ở đoạn văn thứ 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này?

Trả lời:

1. Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi. Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà của anh Bốn Linh. Sở dĩ chúng ta biết được nghĩa của hai từ nó trong, hai đoạn văn trên là nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế các câu văn trước.

2. Từ "thế" ở đoạn văn thứ ba trỏ việc phải chia đồ chơi. Sở dĩ chúng hiểu được nghĩa của từ  thế là nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở cả câu đầu.

Câu 3:

Đọc các câu sau :

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

– Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời :

-Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?

( Theo Lép Tôn- xtôi ).

a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.

b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại :

– Đại từ xưng hô điển hình.

– Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô.

Trả lời:

a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.

b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.

– lâm thời, tạm thời : ông, cháu (danh từ làm đại từ ).

Từ khóa » đại Từ Tôi Dùng để Làm Gì