[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ Tư Duy GDCD 11 Bài 5 - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy GDCD 11 Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức GDCD Bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK GDCD 11
Mục lục nội dung Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoáSơ đồ tư duy mẫu số 1Sơ đồ tư duy mẫu số 2Tóm tắt lý thuyết GDCD Bài 51. Khái niệm cung - cầu2. Mối quan hệ cung - cầu3. Vận dụng quan hệ cung – cầu4. Bài tập quan hệ cung – cầuSơ đồ tư duy GDCD 11 bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
Sơ đồ tư duy mẫu số 1
Sơ đồ tư duy mẫu số 2
Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài học này nhé!
Tóm tắt lý thuyết GDCD Bài 5
1. Khái niệm cung - cầu
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
2. Mối quan hệ cung - cầu
Nội dung của quan hệ cung - cầu
- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu
+ Cung – cầu tác động lẫn nhau.
Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng
Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm
+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Cung > cầu => giá giảm
Cung < cầu => giá tăng
Cung = cầu => giá cả = giá trị
+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.
Giá tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng
Giá giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm
=> Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau
Giá tăng => cầu giảm
Giá giảm => cầu tăng
=> Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.
3. Vận dụng quan hệ cung – cầu
* Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung - cầu trên thị trường.
- Khi cung < cầu do khách quan điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.
- Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ, điều tiết bằng cách: xử lý vi phạm pháp luật, sử dụng lưc lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.
- Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu ( tăng đầu tư, tăng lương…)
* Đối với người sản xuất kinh doanh: Nắm vững các trường hợp cung - cầu để ra quyết định.
- Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị có thể bị thua lỗ.
- Khi cung < cầu, giá cả > giá trị thì chuyển sang sản xuất kinh doanh.
* Đối với người tiêu dùng: Nắm vững các trường hợp cung - cầu để ra quyết định mua hay không mua.
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao.
- Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp.
4. Bài tập quan hệ cung – cầu
Câu 1: Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?
Bài làm:
- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.
- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.
- Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì cầu là gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng. Như vậy, chỉ khi có khả năng thanh toán thì cầu mới xuất hiện.
Câu 2: Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây?
a. Cung = cầu
b. Cung > cầu
c. Cung < cầu.
Bài làm:
Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:
Đáp án: c. Cung < cầu
Vì: Cung < cầu thì giá hàng hóa sẽ tăng lên -> người bán sẽ thu lại được lợi nhuận.
Câu 3: Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Bài làm:
Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau ( hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có người đầu cơ tích trữ hàng hóa, lạm dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lí kịp thời, trừng trị đúng theo pháp luật.
Câu 4: Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào ?
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.
Tại sao em lại chọn phương án đó?
Bài làm:
Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra:
Đáp án: C. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn
Sở dĩ em chọn đáp án đó là vì: Khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta sẽ có thêm thị trường để tung hàng hóa của mình ra bên ngoài để được nhiều nước biết đến hơn đó là lợi thế.
Tuy nhiên, trái ngược lại, chúng ta lại phải chịu sự cạnh tranh rất ác liệt và mạnh mẽ từ các nước khác. Rõ ràng, nước ta đang là nước nông nghiệp, điều kiện vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn nên việc phải chịu áp lực cạnh tranh là điều trở ngại và khó khăn. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Gdcd 11 Bài 3 4 5
-
[CHUẨN NHẤT] Sơ đồ Tư Duy GDCD 11 Bài 3 - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Bài 3 GDCD 11: Quy Luật Giá Trị Trong Sản Xuất Và Lưu Thông ...
-
Em Hãy Vẽ Sơ đồ Tư Duy Bài 3 Và Bài 4 Môn Giáo Dục Công Dân 11
-
Bài 3 GDCD 11 - YouTube
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy GDCD 11 Bài 5 : Cung - Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu ...
-
Gdcd 8 Bài 16 Lý Thuyết - Tìm Văn Bản - MarvelVietnam
-
Sơ đồ Tư Duy Công Nghệ 11 Học Kĩ 1 - Kiến Thức Vô Tận
-
Sơ đồ Tư Duy GDCD 11 Bài 10 - Đại Học Đông Đô Hà Nội
-
Sơ đồ Tư Duy c .pdf Tải Xuống Miễn Phí! - Tìm Văn Bản
-
Sơ đồ Tư Duy GDCD 12.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Sơ đồ Tư Duy Gdcd 11 Bài 5 | TikTok
-
GDCD 11 Bài 3: Quy Luật Giá Trị Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hoá