[CHUẨN NHẤT] Thành Phần Tình Thái Là Gì? Ví Dụ - Toploigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Thành phần tình thái là gì?
Lời giải:
- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần tình thái rất đa dạng, có nhiều loại và cách sử dụng khác nhau tùy vào cách dùng của người viết.
Ví dụ câu có thành phần tình thái
+ Ví dụ 1: Hình như! Thu đã về
Từ tình thái là Hình như, nó mô tả độ tin cậy thấp trong lời nói.
+ Ví dụ 2: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy vồ vào lòng, sẽ ôm chặt lấy anh.
Từ tình thái là từ chắc, nó dự đoán tình cảm của bé Thu khi gặp ba.
+ Ví dụ 3: Có lẽ, cậu đã quên mất rằng hôm nay tớ đã đứng chờ cậu hai tiếng đồng hồ để đi chơi.
Từ tình thái là có lẽ, nó là tình cảm hờn trách dành cho người bạn mình.
Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Tình thái từ trong câu nhé!
Mục lục nội dung 1. Chức năng của tình thái từ2. Phân loại tình thái từ3. Cách dùng tính thái từ4. Những dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái 5. Bài tập ví dụ thành phần tình thái1. Chức năng của tình thái từ
Tình thái từ có hai chức năng quan trọng:
– Tạo câu theo mục đích nói.
– Biểu thị sắc thái biểu cảm cho câu nói.
+ Thể hiện thái độ hoài nghi, nghi ngờ.
Ví dụ: Nó đi chơi về rồi hả chị?
Nam đi học về rồi phải không?
+ Biểu thị thái độ ngạc nhiên bất ngờ.
Ví dụ: Có thật công ty sẽ phá sản không chị?
+ Biểu thị thái độ cầu mong, trông chờ.
Ví dụ: Em đi học luôn nhé.
Nào ta cùng nhau đi đến trường.
2. Phân loại tình thái từ
Dựa theo chức năng chia làm nhiều loại như:
– Tình thái từ nghi vấn (hoài nghi), thường có các từ ngữ như à, hả, chăng.
– Tình thái từ cầu khiến, thường có từ ngữ như: đi, nào, hãy.
– Tình thái từ cảm thán, có từ ngữ như: ôi, trời ơi, sao.
– Tình thái từ thể hiện các sắc thái biểu cảm: cơ, mà.
3. Cách dùng tính thái từ
Tình thái từ rất thông dụng nhất là các tình huống giao tiếp, căn cứ vào đối tượng giao tiếp mà sử dụng sao cho thật phù hợp. Khi sử dụng tình thái từ cần một số điều chú ý:
– Thể hiện sự lễ phép, lịch sự với người lớn, bề trên nên thêm từ “ạ” phía cuối câu.
Ví dụ: Cháu chào ông ạ.
Em chào thầy ạ.
– Biểu thị sự miễn cưỡng, thường đặt từ “vậy” phía cuối câu.
Ví dụ: Hết giờ chơi game rồi đành phải về nhà vậy.
Đến giờ xe chạy rồi, cháu đành đi vậy.
– Khi cần thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở phần cuối câu.
Ví dụ: Anh đã giúp em rất nhiều rồi mà.
Thầy khuyên em học hành chăm chỉ rồi mà.
4. Những dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái
Nếu trong câu có các yếu tố sau thì đó là thành phần biệt lập tình thái:
a. Yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu. Các từ để nhận biết: chắc chắn, chắn hẳn, chắc vậy rồi
=> Chỉ độ tin cậy cao của người nói.
Các từ như: Có lẽ, có vẻ như, dường như, hình như, hẳn là…
=> Chỉ độ tin cậy thấp.
b. Các yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Có các từ như: Theo tôi, theo ý tôi, theo ý bạn, ý ông là, ý mình là…
c. Các yếu tố tình thái chỉ thái độ/ mối quan hệ của người nói và người nghe.
Có các từ như: à, á, nhé, nhỉ, ạ, hả, hử…
5. Bài tập ví dụ thành phần tình thái
VD1: Xác định các từ là thành phần tình thái và tác dụng trong các câu sau:
a, Chắc chắn, hôm nay trời sẽ nắng.
b, Dường như, cậu béo lên trông xinh hơn ấy.
c, Chắc là, cô ấy cũng thích mình.
Câu trả lời
Câu a: Từ tình thái là: Chắc chắn. Nó là lời khẳng định hôm nay trời sẽ nắng.
Câu b: Từ tình thái là: Dường như. Nó thể hiện mức độ tin cậy thấp, vì người nói chỉ phỏng đoán.
Câu c: Từ tình thái: Chắc là. Nó chỉ mức độ tin cậy trung bình của người nói.
VD 2. Chỉ ra yếu tố tình thái trong câu văn dưới đây. Thử thay thế bằng từ tình thái không giống xem mức độ chắc chắc sự việc refresh thế nào? đánh giá hướng dẫn dùng từ tình thái đó của tác giả?
“Anh quay lại Nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi k khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Trả lời:
– thành phần tình thái trong câu văn trên là từ “có lẽ”.
– có thể thay thế bằng các từ không giống như: dường như, có vẻ như, chắc, chắc hẳn…
– Các từ tình thái trên đều có thể thay thế được từ “có lẽ”, không sử dụng cải thiện nghĩa của câu. ngoài ra từ “dường như”, “có vẻ như” thể hiện cấp độ tin cậy thấp hơn “có lẽ” còn “chắc” và “chắc chắn” lại có độ tin cậy cao hơn “có lẽ”
=> Việc tác giả dùng từ “có lẽ” là phù hợp vì sự việc được nhắc tới trong câu – việc anh Sáu cười biểu hiện ra là nỗi khổ tâm chỉ là phỏng đoán của tác giả, cấp độ tin cậy k thể quá cao nhưng cũng chẳng phải thấp vì trước đó anh Sáu vừa mới bị con mình phớt lờ rất nhiều và anh đã rất buồn.
Từ khóa » Câu Có Thành Phần Biệt Lập Tình Thái
-
Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Các Loại Thành Phần Biệt Lập? Cách Nhận ...
-
Các Thành Phần Biệt Lập Và Ví Dụ
-
Thành Phần Tình Thái Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Thành Phần Tình Thái Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Các Loại Thành ... - Thư Viện Khoa Học
-
Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Đặt Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Thành Phần Tình Thái Là Gì? Nhận Biết, Tác Dụng Và Lấy Ví Dụ?
-
Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Các Loại Thành Phần Biệt Lập Và Ví Dụ
-
Thành Phần Biệt Lập Tình Thái Là Gì - Học Tốt
-
Thành Phần Biệt Lập Tình Thái Là Gì ? Ví Dụ Minh Họa Và Dấu Hiệu ...
-
Top 15 đặt Câu Có Thành Phần Biệt Lập Tình Thái
-
Bài 19. Các Thành Phần Biệt Lập - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 19. Các Thành Phần Biệt Lập - Tài Liệu Text - 123doc
-
Các Thành Phần Biệt Lập