Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Viện kiểm sát nhân dân là gì?
  • Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
  • Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
  • Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố bằng cách nào?

Viện kiểm sát nhân dân là cụm từ không còn quá xa lạ đối với nhiều người hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung tiếp theo dưới đây.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân

Trước khi tìm hiểu về Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì? cần nắm được nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

– Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

– Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân

Theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì chức năng của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Cụ thể như sau:

– Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân

Thực hành quyền công tố là hoạt động của viện kiểm sát nhãn dân trong tố tụng hình sự đế thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đổi với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quả trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

– Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự;

Trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:

+ Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án;

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật;

+ Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật;

Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;

+ Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;

+ Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là gì? Câu trả lời là chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố bằng cách nào?

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

– Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;

– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;

– Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;

– Điều tra một số loại tội phạm;

– Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Từ khóa » Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân