Thực đơn - Trang Thông Tin VKSND
Có thể bạn quan tâm
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Đ/c: Số 03 đường Lê Quí Đôn, Phường 1, Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp
Email: vksnddongthap@gmail.com
SĐT: 02773.874333 or 02773.851026
Cơ cấu tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp có 8 phòng nghiệp vụ và 12 đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện gồm:
Cấp tỉnh:
- Phòng 1
- Phòng 2
- Phòng 7
- Phòng 8
- Phòng 9
- Phòng 15
- Thanh tra - Khiếu tố
- Văn Phòng tổng hợp
Cấp huyện:
1. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Cao Lãnh
2. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Sa Đéc
3. Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồng Ngự
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hồng Ngự
5. Viện kiểm sát nhân dân huyện Cao Lãnh
6. Viện kiểm sát nhân dân huyện Tam Nông
7. Viện kiểm sát nhân dân huyện Thanh Bình
8. Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Hồng
9. Viện kiểm sát nhân dân huyện Tháp Mười
10. Viện kiểm sát nhân dân huyện Lai Vung
11. Viện kiểm sát nhân dân huyện Lấp Vò
12. Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng những công tác sau đây.
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;
4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;
6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tố. Hoạt động thực hành quyền công tố chỉ diễn ra trong hai giai đoạn của tố tụng hình sự là giai đoạn điều tra các vụ án hình sự và giai đoạn xét xử các vụ án hình sự. Hoạt động công tố được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không có tội.
Theo quy định tại Điều 13 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; Yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;
2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật;
5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;
6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;
2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;
3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện thông qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau:
Thứ nhất, công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Thứ hai, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
Thứ ba, kiểm sát việc giải quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, kiểm sát thi hành án, bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định về hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật
Thứ năm kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, bao gồm các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
Thông tin người đứng đầu
Từ khóa » Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Nhân Là Gì ? Chức Năng Công Tố ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh.
-
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn
-
Hoàn Thiện Chức Năng Kiểm Sát Hoạt động Tư Pháp Của Viện Kiểm Sát ...
-
Về Các Công Tác Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của VKSND Theo ...
-
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
-
Giới Thiệu Về VKSND Tối Cao - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi
-
Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Một Số Vấn đề Lý Luận Về Chức Năng Kiểm Sát Hoạt động Tư Pháp Của ...