Chức Năng Xã Hội Của Văn Hoá
Có thể bạn quan tâm
Chức năng xã hội của văn hoá
Chức năng giáo dục:
Chức năng bao trùm nhất của văn hoá là chức năng giáo dục. Nói cách khác; chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người; hướng lí tưởng; đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải; điều khôn; lẽ thiệt”; theo những khuôn mẫu; chuẩn mực mà xã hội quy định.
Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ; mang tính lịch sử và tạo cho văn hoá một bề dày; một chiều sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hoá; tức là cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian. Nó là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hoá dưới dạng ngôn ngữ; phong tục; tập quán; nghi lễ; luật pháp; dư luận…
Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục (giáo dục truyền thống) không chỉ bằng những giá trị ổn định mà còn bằng những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và các giá trị đang hình thành tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó; văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người; trồng người; dưỡng dục nhân cách. Một đứa trẻ được sống với cha mẹ sẽ được giáo dục theo truyền thống văn hoá trong gia đình mình được sinh ra; còn nếu bị rơi vào rừng; đứa trẻ ấy sẽ mang hành vi; tính nết của loài thú.
Không phải ngẫu nhiên mà trong trong các ngôn ngữ phương Tây khác nhau; thuật ngữ “văn hoá” (cultura; culture) đều có chứa một nghĩa chung là chăm sóc; giáo dục; vun trồng… Chức năng giáo dục của văn hoá sẽ đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nếu gien sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con người thì văn hoá được coi là một thứ “ghen” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Do là một hiện tượng xã hội; là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người; văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng thông qua ngôn ngữ. Nếu như ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó. Điều đó đúng với giao tiếp giữa cá nhân trong một dân tộc; lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau và sự giao tiếp giữa các nền văn hoá khác nhau.
Bằng chức năng giáo dục; văn hoá tạo cho lịch sử nhân loại và lịch sử mỗi dân tộc một sự phát triển liên tục. Chức năng tổ chức xã hội và sự phát sinh của chức năng này là văn hoá có chức năng điều chỉnh xã hội; định hướng các chuẩn mực; các cách ứng xử của con người. Gần đây; UNESCO cũng như Đảng; Nhà nước ta cho rằng văn hoá là động lực của phát triển; chính là đề cập đến chức năng này.
Chức năng bảo tồn; bảo quản
Từ khóa » Chức Năng Của Xã Hội Học Văn Hoá
-
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh - Tài Liệu Text
-
Bài Giảng Xã Hội Học Văn Hóa - TaiLieu.VN
-
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ - SlideShare
-
GIÁO Trình XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA - CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG ...
-
Bài 2: Các Chức Năng Cơ Bản Của Xã Hội Học - Hoc247
-
Bài Giảng Xã Hội Học Văn Hóa
-
Văn Hóa Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của Văn Hóa - Chọn Giá đúng
-
Tóm Tắt Của XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA - LMS-DLU
-
Xã Hội Học Là Gì? Đối Tượng, Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ
-
Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền: Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa
-
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA
-
Xã Hội Hóa (xã Hội Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA - Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền